Thứ nhất, về tuyển dụng
Tuyển dụng chủ yếu từ bên ngoài ngành thuế và được thực hiện theo chu kì 5 năm. Các kì tuyển dụng đều được thông báo rộng rãi. Tổng số cán bộ được tuyển dụng sẽ do Bộ Tài chính quyết định dựa trên cơ sở kết hợp giữa nhu cầu và cơ cấu tổ chức hiện trạng so với tổ chức đã được phê duyệt. Nội dung kiểm tra nhìn chung liên quan đến quản lí nhà nước nói chung mà không kiểm tra kiến thức cụ thể về ngành thuế nói riêng.
Việc sắp xếp cán bộ mới vào Tổng cục Thuế thường là vào vị trí thấp, việc này là phù hợp đối với các cơ quan nhà nước địa phương. Tuy nhiên, đối với văn phòng Tổng cục Thuế là một cơ quan hoạch định chính sách cấp trung ương, các quyết sách và biện pháp điều hành có ảnh huởng đến hệ thống
những người có nhiều kinh nghiệm về tài chính, kế toán, pháp luật thuế quốc tế từ trong và ngoài ngành vào những vị trí chuyên gia.
Thứ hai, về bố trí cán bộ
Bố trí cán bộ là quá trình bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí còn thiếu. Tại Tổng cục Thuế, không có mối quan hệ có tính hệ thống giữa quy trình sắp xếp cán bộ và kĩ năng cần thiết của công việc. Quyết định chọn cán bộ nào vào vị trí còn thiếu chủ yếu dựa vào ý kiến cá nhân của những người có thẩm quyền và không mấy tập trung vào việc người được chọn có thể thực hiện công việc đó tốt hay không. Ban Tổ chức cán bộ đảm nhận vai trò chính trong việc bố trí cán bộ, ý kiến của người lãnh đạo bộ phận tiếp nhận cán bộ thường không được chú trọng. Quy trình bố trí cán bộ như trên vẫn diễn ra ở hầu hết các cơ quan quản lí nhà nước ở Việt Nam.
Thứ ba, về đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là quy trình định kì xem xét việc thực hiện công việc của cán bộ theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được thiết lập trước nhằm duy trì và tăng cường sự đóng góp của cán bộ vào việc thực hiện mục tiêu của cơ quan, tổ chức.
Tại tổng cục Thuế, công tác đánh giá thực hiện công việc được cho là công tác đánh giá cán bộ theo định kì mỗi quý và hàng năm. Trong đó, đánh giá quý để làm cơ sở phân chia mức tiền thưởng của quý đó, đồng thời là căn cứ để xếp loại cả năm cho từng công chức.
Có duy nhất mẫu chung áp dụng cho tất cả cán bộ của Tổng cục Thuế.
(bảng 2.1, phụ lục 2)
STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa
1 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 60
2 Chấp hành tốt kỷ cương kỉ luật, thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí
10
3 Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 10
4 Sáng kiến cải tiến 10
5 Chủ động, tích cực tham gia các phong trào 10
Tổng điểm 100
Bảng 2.3 Danh hiệu thi đua quý
STT Xếp loại công chức Điểm
1 Xuất sắc >=91
2 Tiên tiến 81=<; <91
3 Hoàn thành nhiệm vụ 71=<; <81 4 Không hoàn thành nhiệm vụ >71
Câu hỏi đặt ra “Liệu đánh giá xếp loại xuất sắc thì có phải thực hiện công việc cũng xuất sắc không?”. Câu trả lời là không. Hệ thống đánh giá này không đánh giá việc thực hiện công việc hiệu quả của cán bộ mà chủ yếu tập trung vào ý thức chấp hành nội quy và kỉ luật lao động. Nội dung đánh giá như trên chỉ để xét phân chia tiền thưởng và khẳng định không thể kỉ luật cán bộ đó.
Hiện tại, việc phân loại công việc và phân chia chức danh công chức tại văn phòng Tổng cục Thuế gồm 2 loại ngạch công chức là ngạch thanh tra thuế và ngạch hành chính.
Bảng 2.4 Ngạch công chức tại văn phòng Tổng cục Thuế Ngạch thanh tra thuế Ngạch hành chính
Thanh tra viên thuế Cán sự
Thanh tra viên chính thuế Chuyên viên
Thanh tra viên cao cấp thuế Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp
Mỗi chức danh trong bảng tương ứng với một mức lương (bảng 2.5,
phụ lục 1). Mỗi mức lương có các hệ số bậc lương. Lương của một vị trí
được tính bằng cách nhân hệ số chức danh với lương cơ bản. Các cán bộ được đánh giá tốt trong bảng đánh giá hàng năm sẽ được xem xét tăng lương lên bậc tiếp theo trong mức, nếu không sẽ được lên lương định kì theo quy định chung của nhà nước đối với công chức, viên chức. Để được chuyển lên bậc chức danh cao hơn trong ngạch thì phải hội đủ một số điều kiện về bằng cấp, thâm niên công tác và phải trải qua một kì thi nâng ngạch theo quy định chung của nhà nước với công chức ngành hành chính công.
Các mức lương này sau đó được “nâng lên” trong Tổng cục Thuế vì vậy chúng cao hơn mức lương tiêu chuẩn của Chính phủ khoảng 1,8 lần. Việc này được thực hiện như là một biện pháp khuyến khích làm việc và giảm nguy cơ nhận hối lộ, tham nhũng theo cách được tư vấn bởi các tổ chức quốc tế.
viên chức do nhà nước quy định (0,8 lần, gọi là hệ số khoán chi) được phân bổ như sau:
Hàng tháng, căn cứ vào mức độ hoàn thành các công việc được giao
và số lượng công văn tồn đọng để chi trả lương:
- Đối với các Ban, đơn vị, cá nhân hoàn thành công việc được giao, không để tồn đọng công văn được hưởng theo hệ số lương khoán chi 1,6.
- Ban, đơn vị không hoàn thành công việc của tháng, có công văn tồn đọng nhưng xác định được trách nhiệm cá nhân thì cá nhân đó hưởng lương theo hệ số 1,0; các cá nhân khác hoàn thành công việc, không để tồn đọng công văn được hưởng theo hệ số lương khoán chi 1,.
- Đối với công chức lãnh đạo Ban không hoàn thành công việc được giao, để tồn đọng văn bản bị Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục yêu cầu kiểm điểm thì hưởng hệ số lương 1,0.
Định kì vào cuối mỗi quý, tổ chức đánh giá phân loại công chức để làm
căn cứ chi tiền thưởng theo quy tắc sau:
Bảng 2.6 Mức thƣởng theo xếp loại công chức hàng quý STT Xếp loại công chức Mức thƣởng 1 quý
1 Xuất sắc 0,2* lương * 3 tháng
2 Tiên tiến 0,15* lương * 3 tháng
3 Hoàn thành nhiệm vụ 0,1* lương * 3 tháng 4 Không hoàn thành nhiệm vụ Không thưởng
Quy hoạch là quá trình xác định nguồn cán bộ có khả năng đảm nhận vị trí chủ chốt trong tương lai. Người kế thừa có thể lấy từ trong hoặc ngoài ngành Thuế. Việc lập quy hoạch cán bộ như hiện tại không liên quan rõ ràng đến khả năng của cá nhân để đáp ứng các yêu cầu của một công việc cụ thể. Thủ tục lựa chọn công chức vào diện quy hoạch được thực hiện khá hình thức, tuy có bỏ phiếu lấy ý kiến tập thể nhưng đều có định hướng của cấp trên trước khi bỏ phiếu mà không có tiêu thức rõ ràng, công khai để lựa chọn ứng viên.
Người được bổ nhiệm từ trong ngành vào vị trí lãnh đạo bắt buộc phải là người trong diện quy hoạch. Khi có vị trí công việc trống, Ban Tổ chức cán bộ sẽ xác định các thí sinh tiềm năng và đánh giá sự phù hợp của các ứng viên với vị trí còn trống, khi chọn lựa được thì sẽ ban hành đề nghị thăng cấp hoặc luân chuyển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ sáu, về đào tạo
Tổng cục Thuế đã thành lập trung tâm đào tạo thuế tại Tổng cục Thuế từ năm 2002 (nay là Trường nghiệp vụ thuế). Trường nghiệp vụ thuế tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn và hội thảo cho các cán bộ Thuế ở tất cả các cấp. Trường nghiệp vụ thuế chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoặc phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các khoá đào tạo chuyên về kế hoạch đào tạo đã được Tổng cục phê duyệt.
Hầu hết các cán bộ của Tổng cục đều đã tham gia ít nhất một khoá đào tạo ngắn hạn - về các kĩ năng chuyên môn, công nghệ thông tin hay ngoại ngữ. Hầu hết các khoá đào tạo chuyên môn đều liên quan đến các kĩ năng và kiến thức chuyên ngành cần thiết về cải cách quản lí thuế của Tổng cục. Tuy nhiên mới chủ yếu tập trung và đào tạo cán bộ để đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng trong công việc hiện tại của họ.