CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công chức tại văn phòng tổng cục thuế việt nam (Trang 25)

1.3.1 Các học thuyết nội dung

Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các cách tiếp cận với các nhu cầu đó. Điều đó giúp cho các nhà quản trị tìm cách đảm bảo cho người lao động luôn ở trong tình trạng được thỏa mãn các nhu cầu nhằm đạt được kết quả làm việc ở mức độ cao nhất.

Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow (1943). Theo Maslow, con

người có năm thứ bậc nhu cầu được chia thành nhóm nhu cầu ở bậc thấp và bậc cao, phát triển theo hình bậc thang. Nhóm nhu cầu bậc thấp bao gồm nhu cầu sinh lí, an toàn và nhu cầu xã hội, còn các nhu cầu bậc cao gồm nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện (sơ đồ 1.4, phụ lục 1)

Nhu cầu sinh lí là nhu cầu thấp nhất, mang tính căn bản giúp con người có thể tồn tại như thức ăn, nước uống, chỗ ở, nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc người lao động cần nhận được tiền lương/tiền công để thỏa mãn những nhu cầu sống của bản thân và nuôi dưỡng thành viên trong gia đình, cần những khoảng thời gian nghỉ giữa ca để thư giãn và phục hồi sức khỏe.

Nhu cầu an toàn là việc con người muốn được đảm bảo an toàn đối với bản thân. Người lao động muốn làm việc trong môi trường an toàn, có người lãnh đạo quan tâm đến an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ họ khỏi những điều bất chắc, muốn có sự ổn định về việc làm, không muốn bị sa thải vì lí do không chính đáng. Như vậy, tổ chức cần cung cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế cho nhân viên của mình.

Nhu cầu xã hội thể hiện ở mong muốn được quan hệ để thể hiện hay chấp nhận tình cảm, sự hợp tác với người xung quanh. Bởi bản chất tự nhiên của con người là sống thành tập thể, họ luôn là thành viên của một nhóm người nào đó và có những mối quan hệ ràng buộc. Hơn nữa, để hoàn thành công việc của cá nhân thì cần có sự hợp tác của các đồng nghiệp. Để hợp tác tốt thì mọi người cần hiểu nhau và chia sẻ thông tin. Việc cùng ăn trưa trong bếp tập thể, cùng thăm quan, giao lưu văn hóa, chơi thể thao sẽ là những hoạt động giúp người lao động có cơ hội tiếp xúc, giao lưu một cách cởi mở để thân thiện với nhau trong cuộc sống và hợp tác trong công việc, phát triển tinh thần làm việc theo nhóm. Bởi vậy, văn phòng Tổng cục Thuế cần khuyến khích sự giao lưu, thành lập các câu lạc bộ ngoài giờ ngay trong tổ chức.

Nhu cầu được tôn trọng là mong muốn có địa vị, được người khác công nhận, tôn trọng cũng như tự tôn trọng bản thân. Tại nơi làm việc, người lao động được thăng tiến, được trao tặng vật có giá trị, có phòng làm việc tiện nghi, phần thưởng xứng đáng cho thành tích có thể đáp ứng được nhu cầu này vì nó thể hiện sự thừa nhận thành tích đối với những đóng góp của họ theo thời gian.

Nhu cầu tự hoàn thiện là cấp độ cao nhất thể hiện qua việc vận dụng và phát triển các khả năng cá nhân trong công việc. Họ muốn được đảm nhận các công việc đòi hỏi sự sáng tạo có tính thách thức, vươn lên để đạt được các thành tích mới nhằm khẳng định bản thân. Do vậy, tổ chức cần tạo môi trường thuận lợi, tăng tính tự quản để người lao động có thể phát huy sáng kiến để đạt được thành tích, kỉ lục mới.

Maslow cho rằng mỗi người có nhu cầu khác nhau và cần được thỏa mãn bằng các cách khác nhau. Nhu cầu ở bậc thấp được thỏa mãn thì một nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ trở thành lực thúc đẩy con người thực hiện những

việc nào đó để thỏa mãn chúng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, thứ bậc nhu cầu không chỉ khác nhau theo cá nhân mà còn khác nhau theo một số khía cạnh khác. Nhóm nhu cầu ở bậc cao lại quan trọng hơn nhóm nhu cầu ở bậc thấp do cá nhân phấn đấu để đạt được địa vị trên nấc thang quản lí. Nhu cầu cá nhân còn khác nhau theo các giai đoạn nghề nghiệp, quy mô tổ chức, khu vực địa lí của tổ chức, văn hóa của mỗi nước. Ở các nước đang phát triển thì nhu cầu bậc thấp chiếm đa số thời gian làm việc của họ. Nhưng ở những nước phát triển, có thu nhập cao thì yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn công việc của họ. Theo Maslow, khi xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, cần phải tìm hiểu rõ người lao động đang có nhu cầu gì để hướng vào thỏa mãn các nhu cầu đó nhằm thúc đẩy người lao động làm việc hết khả năng của mình.

1.3.2 Các học thuyết quá trình

Khác với các học thuyết nội dung, các học thuyết quá trình đi vào tìm hiểu lí do tại sao mỗi cá nhân thể hiện hành động cụ thể trong công việc.

Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner (1953). Theo học

thuyết này có những hành vi của cá nhân nên được thúc đẩy, có hành vi nên bị hạn chế bằng các công cụ là phần thưởng, hình phạt hoặc làm lơ.

Những hành vi được thưởng có xu hướng được nhắc lại, không được thưởng (làm lơ) hoặc bị phạt có xu hướng bị loại bỏ dần. Phần thưởng có thể là những lời khen ngợi, quyết định thăng tiến hay khoản tiền nhất định. Hình phạt có thể là những lời quở trách, hay cắt giảm quyền lợi. Làm lơ, coi như không biết đến việc làm sai của nhân viên, cách này chỉ phù hợp khi người quản lí nghĩ rằng hành vi sai lầm đó chỉ tạm thời hay không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt. Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm tiến hành thưởng/ phạt càng ngắn thì càng có tác dụng làm thay đổi hành vi. Hình phạt có tác dụng hạn chế các hành vi mang lại kết quả

không kì vọng, nhưng có thể gây ra phản kháng từ phía người lao động. Để giảm những biến cố này cần gắn hành vi phạt đi liền với hành vi thưởng cho thành tích tốt hay “khen trước - chê sau”

Để quản lí có hiệu quả, các nhà quản lí cần phải xác định một số hành vi cụ thể mà họ muốn người lao động thể hiện trong công việc. Việc thực hiện thưởng hay phạt cần chú ý đến thời điểm gần với khi xảy ra hành vi để nâng cao tác dụng trong quản lí và đảm bảo công bằng với mọi nhân viên. Tuy nhiên, không nên quá nhấn mạnh các hành vi phạt mà cần gắn với các hành vi được thưởng để hạn chế sự phản kháng từ phía người lao động.

Học thuyết công bằng của Stacy Adams (1965). Học thuyết này

đưa ra quan niệm, con người muốn được “đối xử công bằng”. Mọi người thường mong muốn nhận được những quyền lợi (tiền lương, phúc lợi, sự ổn định và an toàn trong công viêc, sự thăng tiến) tương xứng với những đóng góp hay công sức (thời gian, nỗ lực, giáo dục, kinh nghiệm) mà họ bỏ ra. Nếu một cá nhân nhận thấy tổ chức trả cho họ dưới mức họ đáng được hưởng thì ngay lập tức sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống để xác lập “sự công bằng” mới. Ngược lại, nếu thấy được trả cao thì sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Để nhìn nhận về sự đối xử, người lao động thường có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi mà họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của người khác.

Các quyền lợi cá nhân Các quyền lợi của người khác Đóng góp của cá nhân Đóng góp của người khác

Nếu người lao động nhận thấy tỉ số trên của cá nhân lớn hơn hay nhỏ hơn của những người khác thì đều có thể tác động tới hành vi lao động của cá nhân để xác định lại sự cân bằng như: thay đổi đầu vào cho công việc như giảm nỗ lực làm việc; thay đổi phần thưởng nhận được như đòi tăng lương

thưởng; rời bỏ tình trạng hiện tại như bỏ việc; tác động tới thay đổi đầu vào hoặc đầu ra của người họ so sánh với như đòi tăng thêm nhiệm vụ cho đồng nghiệp. Sự công bằng được thiết lập khi cá nhân cảm thấy tỉ số giữa quyền lợi/đóng góp của họ ngang bằng với tỉ số đó của người khác.

Quyền lợi được cảm nhận là công bằng có tác dụng thúc đẩy sự thỏa mãn và làm tăng kết quả thực hiện công việc và ngược lại. Tuy nhiên, cũng rất khó xác lập được sự nhìn nhận công bằng giữa mọi người trong tập thể lao động do một số người có xu hướng “cường điệu hóa” thành tích của bản thân. Điều khó khăn đối với người quản lí là phải kiểm soát được tình hình, loại bỏ hoặc hạn chế tối đa sự bất công xảy ra khi phân chia quyền lợi trong nhóm lao động.

Để tạo động lực người lao động cần phải tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức thông qua lưu ý một số vấn đề sau: phải biết rằng mọi cá nhân sẽ so sánh sự công bằng bất cứ khi nào những quyền lợi mà họ thấy rõ (tiền lương, phúc lợi, sự thăng tiến) được phân chia; phải loại bỏ sự bất công thông qua trả lương thưởng dựa trên đóng góp; tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những người có năng lực và thành tích ngang nhau; cần loại bỏ sự phân biệt đối xử về tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo; cần thông báo cho người lao động rõ về cách đánh giá thành tích và cách nhìn nhận về quyền lợi hợp lí để họ xác lập đúng điểm so sánh, tránh hiểu sai hoặc có suy nghĩ “cường điệu hóa” đóng góp của bản thân.

Các học thuyết về quá trình nhận thức có những tiếp cận khác nhau về các khía cạnh cá nhân và tình huống công việc khi xem xét các yếu tố tạo nên động lực. Học thuyết của Skinner nhấn mạnh việc củng cố hành vi tốt bằng công cụ thưởng. Học thuyết của Adams cho rằng cá nhân có động lực phụ thuộc vào việc so sánh tình trạng về sự đối xử của tổ chức với họ với tình trạng đó của người khác. Học thuyết của Vroom lại mang tính xu hướng cá

nhân nhiều hơn khi so sánh chính nhận thức của họ với quyền lợi thực tế nhận được từ tổ chức. Cả ba học thuyết này đều nhấn mạnh đến vai trò của phần thưởng trong tương lai với động lực và hành vi làm việc.

Mỗi học thuyết được đề cập đều có những ý nghĩa vận dụng nhất định trong tạo động lực cho người lao động tuy nhiên chúng chỉ nhìn nhận một khía cạnh nhất định. Trên thực tế, khía cạnh tạo động lực lại rất đa dạng do tổ chức được cấu thành bởi những người khác nhau, có những nhu cầu và mong đợi khác nhau từ sự đối xử của tổ chức với những cống hiến của họ. Bởi vậy, xu hướng chung trong tạo động lực là sự ưa chuộng mô hình tổng thể trong tạo động lực được đưa ra bởi Lyman W.Porter và Edward E. Lawler.

Mô hình tổng thể trong tạo động lực

Nguồn: Business Edge (2004), Tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thể bằng tiền, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh.

Theo mô hình của Porter và Lawler, có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động: đặc tính cá nhân chính là khả năng thực hiện công việc, nỗ lực làm việc tạo ra sự sẵn lòng thực hiện công việc, ủng hộ của tổ chức và sự ủy quyền tạo cơ hội để thực hiện công việc. Nếu một trong ba yếu tố trên không được đảm bảo thì kết quả thực hiện công việc của cá nhân không đạt được mong đợi. Hơn nữa, cá nhân có động lực thì sẽ tạo ra nỗ lực làm việc và sự nhìn nhận về phần thưởng cho kết quả làm việc chính

Động lực Đặc tính cá nhân Nỗ lực làm việc Ủng hộ của tổ chức và ủy quyền Kết quả thực hiện công việc

Phần thưởng bên ngoài Phần thưởng bên trong So sánh tính công bằng Thỏa mãn

là cơ sở tạo ra sự thỏa mãn trong lao động giúp người lao động có động lực làm việc. Do đó, các yếu tố thuộc mô hình tổng thể chính là các yếu tố cần được xem xét để vận dụng trong tạo động lực cho công chức trong văn phòng Tổng cục Thuế hiện nay trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và văn hóa của người Việt Nam, mục tiêu và văn hóa tổ chức của văn phòng Tổng cục Thuế.

Các bƣớc cơ bản khi tiến hành công việc

Ý thức, năng lực làm việc tốt phải kết hợp với có một phương pháp làm việc khoa học mới mong đạt kết quả tốt. Để có động lực cao nhờ được đánh giá cao về kết quả lao động, người công chức nên tham khảo các bước thực hiện công việc theo sơ đồ phía dưới (sơ đồ 3.2)

Sơ đồ 3.2 Các bƣớc cơ bản khi tiến hành công việc

Kim chỉ nam trong hoạt động của cá nhân trong cơ quan quản lí nhà Kế hoạch (PLAN) Thực hiện (DO) Kiểm tra (CHECK) Xử lí (ACTION)

- Lãm rõ mục đích, mục tiêu của công việc. - Đưa ra phương pháp, trình tự để đạt mục tiêu - Thực hiện từng bước đúng kế hoạch.

- Liên hệ, điều chỉnh với các bộ phận có liên quan, chú ý thời hạn hoàn thành công việc.

- Kiểm tra xem có thực hiện đúng kế hoạch không - Đánh giá kết quả

- Sửa đổi khi vượt ngoài kế hoạch, q.định, tiêu chuẩn. - Trường hợp công việc tiến triển không tốt, tìm nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa tái phát - Xem xét lại để cải tiến cơ chế, phương pháp làm việc cho tốt hơn, ứng dụng vào các kế hoạch tiếp theo

nước nói chung và công chức trong văn phòng Tổng cục Thuế nói riêng chính là “chị thị” của cấp trên. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến 1 người công chức không làm đúng theo kì vọng của cấp trên là do cấp dưới không tiếp nhận đúng mệnh lệnh của cấp trên. Do đó, nguyên tắc vàng khi nhận chỉ thị là ghi chép lại chỉ thị theo 6 nội dung “5W1H”

5W1H là gì?

Giải tỏa sự căng thẳng trong công việc

Công việc của người công chức là quá trình lao động trí óc cao, bởi vậy sự căng thẳng trong công việc luôn là vấn đề thường trực hàng ngày nếu người công chức không biết cách giải tỏa nó. Khi sự căng thẳng tăng cũng đồng nghĩa với động lực làm việc giảm. Bởi vậy để giải tỏa sự căng thẳng người công chức có thể quan tâm tới một số khía cạnh sau.

Xác định rõ nguyên nhân của sự căng thẳng. Người công chức bắt đầu bằng việc xác định vấn đề hiện tại gây ra sự căng thẳng cho họ nằm ở đâu. Căng thẳng của họ gây ra là do thời gian, do tình hình, do xung đột trong quá trình làm việc hay do các kì vọng đặt ra chưa phù hợp. Từ đó xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng theo bốn nhóm sau.

Căng thẳng về thời gian

- quá nhiều việc

- kế hoạch chưa rõ ràng

- thiếu sự kiểm soát theo tiến trình

Căng thẳng do tình hình

- điều kiện không đảm bảo - thay đổi quá nhanh chóng

Căng thẳng do xung đột Căng thẳng về các kì vọng đặt ra

1. Tới bao giờ (Thời gian hoàn thành: Mấy giờ, ngày nào)...When 2. Ở đâu (Địa điểm: Nơi tiến hành công việc)...Where 3. Ai làm (Người làm: Một mình hay có người hợp tác)...Who 4. Làm gì (Việc: Làm rõ nội dung và đối tượng công việc)...What 5. Tại sao (Lí do: Làm rõ mục đích và lí do công việc)...Whi 6. Như thế nào (Phương thức làm: Phương pháp, trình tự làm)...How

- vai trò đảm nhận - vấn đề cụ thể - hành vi thực hiện

- không hài lòng với kì vọng - sợ hãi không đạt được

Lựa chọn biện pháp phù hợp để giải tỏa sự căng thẳng. Khi biết được sự căng thẳng phát sinh từ đâu người công chức có thể lựa chọn cho mình một giải pháp tương ứng để giải tỏa những khúc mắc của bản thân nhằm lấy lại

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công chức tại văn phòng tổng cục thuế việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)