2. Kết cấu của luận văn
2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
Các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thống kê
Việc điều tra và thu thập số liệu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng BIDV thông qua trang web của ngân hàng www.bidv.com.vn. Các số liệu đƣợc chọn lọc tổng hợp từ: Các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo thƣờng niên, bản báo hạch, báo cáo hợp nhất đã đƣợc kiểm toán hàng năm của ngân hàng.
Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp tác giả vận dụng một số phƣơng pháp phân tích, thu thập số liệu, thống kê nhằm thấy rõ sự thay đổi qua các năm về doanh số giao dịch ngoại tệ; doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ; Tỷ trọng doanh số mua, bán ngoại tệ của Hội sở chính so với tổng doanh số mua, bán ngoại tệ của toàn hệ thống; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2010 – 2014… Từ đó phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
37
Từ thực trạng hoạt động KDNT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, và qua tham khảo thêm một số tài liệu, sách báo có liên quan đến hoạt động KDNT, tác giả có đề xuất những giải pháp và đƣa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh ngoại tệ. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau để biết đƣợc mức biến động của các đối tƣợng nghiên cứu. Các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trƣờng của chỉ tiêu tài chính.
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh doanh số mua, doanh số bán các loại ngoại tệ để thấy rõ xu hƣớng thay đổi tình hình mua bán ngoại tệ của ngân hàng qua các năm 2010- 2014, đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
- So sánh tỷ trọng doanh số mua, bán ngoại tệ của Hội sở chính so với tổng doanh số mua, bán ngoại tệ của toàn hệ thống để thấy đƣợc tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ của tất cả các loại tiền có xu hƣớng tăng lên hay giảm đi.
- So sánh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng qua các năm để thấy đƣợc tình hình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
- So sánh doanh số thanh toán XNK qua các năm để thấy đƣợc tình hình thanh toán quốc tế của ngân hàng.
- So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thƣờng dùng số liệu từ năm 2010-2014 đƣợc đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dự đoán tình hình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trong tƣơng lai.
Khi tiến hành so sánh phải giải quyết đƣợc các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh.
38
Điều kiện so sánh đƣợc: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phƣơng pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.
2.2.3. Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phƣơng pháp đồ thị để tiếp tục phân tích. Thông qua các biểu đồ, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài chính để đƣa ra các kết luận về hiệu quả KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đồng thời qua phƣơng pháp này cũng giúp cho ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng nhƣ sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.
Phƣơng pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phƣơng pháp là đƣa ra những dự báo khách quan về tƣơng lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia.
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trƣờng hợp sau đây:
Khi đối tƣợng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chƣa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.
Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tƣợng dự báo.
39
Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tƣợng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hƣớng biến thiên về phạm vi cũng nhƣ quy mô và cơ cấu.
Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tƣợng dự báo chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lƣợng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cƣ...) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tƣợng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự trở nên vô nghĩa.
Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc áp dụng để đƣa ra các dự báo kịp thời.
Quá trình áp dụng phƣơng pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Lựa chọn chuyên gia
- Trƣng cầu ý kiến chuyên gia
- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo
Chuyên gia giỏi là ngƣời thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hƣớng về tƣơng lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ƣu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn và ngoại tệ của ngân hàng.
40
Tóm lại, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Đầu tiên tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu, tổng hợp thống kê. Tiếp đó phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp biểu đồ, đồ thị đƣợc tiến hành nhằm phát hiện ra những vấn đề cần quan tâm. Cuối cùng, một nghiên cứu định tính hỏi ý kiến chuyên gia đƣợc thiết kế để tìm hiểu sâu hơn về đặc tính, tính chất, bản chất của các đối tƣợng nghiên cứu.
41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
Hoạt động KDNT tại BIDV đƣợc đánh giá dựa trên số liệu từ năm 2010 đến năm 2014. Đây là giai đoạn thị trƣờng ngoại hối Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thƣờng xuyên biến động. BIDV đã không ngừng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời liên tục đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động KDNT để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Nhờ đó, trong giai đoạn 2010- 2014, hoạt động KDNT đã có những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc về cả doanh số và thu nhập.
3.1. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam, có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng qua các thời kỳ nhƣ sau:
Thời kỳ từ 1957- 1980
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - đƣợc thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ trực thuộc Bộ Tài Chính với quy mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Thời kỳ 1981- 1989
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản
42
lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nƣớc.
Thời kỳ 1990 – nay
Từ năm 1990 đến 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và nhà nƣớc, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV đƣợc thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nƣớc; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tƣ phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tƣ phát triển.
Từ năm 1995 đến 1996: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Đƣợc phép kinh doanh đa năng tổng hợp nhƣ một ngân hàng thƣơng mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tƣ phát triển của đất nƣớc.
Từ năm 1996 đến nay: Đây là thời kỳ đƣợc ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nƣớc”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý: Huân chƣơng Độc lập hạng I, Huân chƣơng Lao động hạng I, Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chƣơng Hồ Chí Minh…
43
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức hệ thống
44
3.1.2.1. Giới thiệu về bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại BIDV
Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập từ rất sớm, tuy nhiên đến năm 1996 BIDV mới đƣợc NHNN cấp phép hoạt động kinh doanh đa năng với tƣ cách là một NHTM, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối. Bộ phận KDNT tại BIDV thuộc ban Vốn và Kinh doanh vốn (gồm 4 phòng). Trong đó, có 3 nhóm thuộc 3 phòng khác nhau thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ, bao gồm:
- Nhóm kinh doanh ngoại tệ (thuộc phòng phục vụ khách hàng): gồm 7 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng của toàn hệ thống thông qua việc mua bán ngoại tệ với các chi nhánh và qua thị trƣờng liên ngân hàng. Nhóm kinh doanh ngoại tệ chủ yếu chỉ thực hiện kinh doanh ngoại tệ giao ngay.
- Nhóm phái sinh tài chính: gồm 4 cán bộ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phái sinh để hƣớng dẫn, đào tạo các chi nhánh. Đồng thời giới thiệu và marketing khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Đối với các khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ phái sinh, nhóm phái sinh tài chính sẽ hỗ trợ một chi nhánh đầu mối thực hiện hợp đồng với khách hàng, đồng thời giữa chi nhánh đó và hội sở chính sẽ ký một hợp đồng phái sinh đối ứng.
- Nhóm kinh doanh ngoại tệ tự doanh: gồm 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận của BIDV.
3.1.2.2. Giới thiệu về Ban Định chế tài chính Chức năng của Ban Định chế tài chính:
Phát triển và quản lý quan hệ với khách hàng định chế tài chính và các tổ chức tài chính công; xây dựng và phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch; tạo lập doanh thu trong phạm vi rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho khách hàng.
45
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triển mạng lƣới quan hệ với khách hàng định chế tài chính và tổ chức tài chính công; tạo lập doanh thu trong phạm vi rủi ro cho phép.
- Thiết lập, quản lý và phát triển hệ thống ngân hàng đại lý của BIDV phục vụ cho hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
- Phối hợp với Khối Quản lý Rủi ro thu thập thông tin của các Định chế tài chính. Đánh giá quan hệ giao dịch với đối tác và tổng hợp nhu cầu giao dịch từ các đơn vị kinh doanh làm cơ sở đề xuất hạn mức cho mục đích cấp mới, điều chỉnh hoặc gia hạn các hạn mức. Chuyển đề xuất cho các đơn vị liên quan thực hiện phân tích thẩm định theo đúng quy định nội bộ của BIDV.
- Là đầu mối liên hệ của các đơn vị nghiệp vụ trong việc khai thác và sử dụng hạn mức của các Định chế tài chính hiệu quả; Phối hợp với Trung tâm Thị trƣờng Tài chính; Trung tâm Tài trợ Thƣơng mại và Trung tâm Thanh toán để bán các sản phẩm dịch vụ của BIDV đến các nhóm khách hàng do Ban Định chế Tài chính quản lý.
- Xây dựng, phát triển và bán các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng giao dịch nhƣ: quản lý dòng tiền, tài trợ thƣơng mại, dịch vụ chứng khoán…cho khách hàng định chế tài chính và tổ chức tài chính công.
46
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Hội Sở Chính
47
3.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV
Hoạt động của BIDV có đầy đủ chức năng của một ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc. BIDV đặc biệt cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đầu tƣ các dự án trọng yếu của Nhà nƣớc. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV cụ thể bao gồm:
Sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân, tổ chức
Sản phẩm tín dụng bao gồm cho vay cá nhân (cho vay lƣơng đối với cán bộ tcông nhân viên, vay thấu chi, cho vay tiêu dùng…); cho vay các tổ chức kinh tế