Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39)

2. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng hay nói cách khác đây là các nhân tố nội tại tồn tại trong ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoat động của ngân hàng nói chung và hoạt động KDNT nói riêng nhƣ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chiến lƣợc kinh doanh, quy trình về thủ tục, quản trị rủi ro. Đây là những nhân tố chủ quan mà ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc.

Nguồn nhân lực

Trong bất kỳ một hoạt động nào con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì con ngƣời tổ chức nên những hoạt động đó đồng thời cũng thực hiện việc quản lý duy trì cho hoạt động tồn tại và phát triển. Trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động KDNT nói riêng yếu tố con ngƣời cũng vậy luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên với hoạt động KDNT nói riêng đòi hỏi con ngƣời hay đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bởi kết quả KDNT trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Không chỉ vậy hoạt động này còn rất phức tạp do đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Tỷ giá trên TTNH luôn biến động từng giờ do đó đòi hỏi cán bộ KDNT phải luôn theo dõi

28

thị trƣờng, đƣa ra những nhận xét phân tích về xu thế của tỷ giá trong trong tƣơng lai thì mới có thể thực hiện KDNT mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với sản phẩm dịch vụ thì công tác chăm sóc phục vụ khách hàng có một vai trò quan trọng. Các ngân hàng muốn đƣa ra đƣợc những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lƣợng cao, cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực đồng thời có tác phong nhanh nhẹn, năng động, có thái độ niềm nở, chu đáo, tận tình phục vụ khách hàng. Đây chính là động lực để lôi kéo khách hàng. Do đó, yếu tố về nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng. Có một nguồn nhân lực tốt là ngân hàng đã có trong tay nhân tố quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh.

Nguồn lực tài chính

Năng lực tài chính của một Ngân hàng thể hiện qua: quy mô vốn, tài sản lƣu động, khả năng chi tiêu tài chính. Khi có năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ có nhiều vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngƣợc lại, một ngân hàng có năng lực tài chính thấp, sẽ không có đủ số vốn để đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

Nguồn lực tài chính của một NHTM còn thể hiện thông qua trạng thái hối đoái của Ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính, có trạng thái hối đoái dồi dào, sẽ đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Cơ sở vật chất, Công nghệ

Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang đầy đủ tiện nghi sẽ tạo đƣợc tâm lý, ấn tƣợng tốt đối với khách hàng, tăng khả năng thu hút khách hàng. Yếu tố công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đến phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống mà đặc biệt là công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh ngân hàng cũng nhƣ trong lĩnh vực KDNT. Do đó đỏi hỏi ngân hàng phải trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiện

29

thành công các giao dịch chẳng hạn nhƣ để thực hiện giao dịch liên ngân hàng cần có hệ thống máy tính nối mạng với các ngân hàng khác hay nhƣ để thực hiện giao dịch từ xa với các khách hàng cần có hệ thống điện thoại… Một nền cơ sở vật chất cùng công nghệ hiện đại sẽ tăng thêm giá trị cho hiệu quả hoạt động KDNT.

Uy tín của ngân hàng

Chất lƣợng dịch vụ luôn là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Đối với hoạt động KDNT cũng vậy, khách hàng luôn mong muốn đƣợc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng tốt, nên khi có nhu cầu, tâm lý khách hàng là thƣờng tìm đến những ngân hàng quen thuộc, có uy tín. Do vậy việc tạo dựng uy tín của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động KDNT.

Hoạt động Marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng thị phần kinh doanh ngoại tệ. Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn . Từ đó khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng , sử dụng các dịch vụ của ngân hàng . Hoạt động marketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng và môi trƣờng nhƣng đảm bả o có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.

Quy trình nghiệp vụ

Một yếu tố hết sức quan trọng khác, là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đó là quy trình nghiệp vụ. Quy trình nghiệp vụ ở đây chính là những quy định của bản thân ngân hàng về họat động KDNT bên cạnh các quy định pháp luật của nhà nƣớc.

Các quy định do chính ngân hàng quy định về hoạt động KDNT giúp hoạt động này đƣợc thực hiện và có thể phát triển. Quy định cần phải thông thoáng và phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và từng giai đoạn của thị trƣờng ngoại hối. Nếu quy trình thủ tục ngân hàng đƣa ra là quá phát triển chỉ phù hợp với các ngân hàng

30

hiện đại trên thế giới mà không phù hợp với thị trƣờng Việt Nam thì hoạt động KDNT của ngân hàng đó sẽ không thể có hiệu quả đƣợc còn nếu quy định quá cứng nhắc không phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối thì hoạt động KDNT của ngân hàng cũng không thể hiệu quả đƣợc. Hay trên thị trƣờng ngoại hối có những cơ hội kinh doanh kiếm lời mà ngân hàng lại không quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh đó do nó có nhiều rủi ro thì làm sao cán bộ kinh doanh ngoại tệ có thể thực hiện hoạt động đó, trong khi có thể cả thị trƣờng ngƣời ta đã thực hiện hoạt động đó. Nhƣ vậy thì ngân hàng hoạt động KDNT cũng sẽ không hiệu quả.

Quy trình nghiệp vụ trong bất kỳ một hoạt động nào cũng nhƣ hoạt động KDNT cần quy định rõ ràng và phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng ngoại tệ thì hoạt động KDNT của ngân hàng mới có thể hiệu quả.

Quản trị rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngƣời ta phải đƣa ra các quyết định kinh doanh và trong mỗi quyết định luôn tiềm ẩn rủi ro. Trong đó, rủi ro tỷ giá là rủi ro lớn nhất và luôn rình rập xung quanh các quyết định kinh doanh ngoại tệ từ phía ngân hàng. Để thành công, ngƣời ta không phải chỉ tìm cách tránh né những rủi ro mà còn phải làm sao để kiểm soát đƣợc chúng. Hơn nữa khi rủi ro xảy ra, cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức để hạn chế đến mức thấp nhất của tổn thất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho việc quản lý rủi ro trong hoạt động KDNT là phải thận trọng khi đƣa ra các quyết định cũng nhƣ giải pháp xử lý tùy thuộc vào từng trƣờng hợp.

Thông thƣờng để quản lý rủi ro thì một phòng KDNT thƣờng đƣợc tổ chức thành 3 bộ phận chính sau:

 Bộ phận trực tiếp kinh doanh (Front Office – FO): Bộ phận này bao gồm 2 vị trí cơ bản. Nhân viên kinh doanh chính chịu trách nhiệm kinh doanh trực tiếp với khách hàng của mình và họ sẽ thực hiện việc niêm yết tỷ giá hàng ngày. Ngoài ra họ còn chịu trách nhiệm thực hiện cả việc marketing tức là đôi khi họ sẽ thực hiện hỗ trợ và tƣ vấn cho khách hàng về biến động của một đồng tiền nào đó.

31

Ngoài ra còn có những ngƣời chịu trách nhiệm chính trạng thái ngoại tệ của ngân hàng và họ cũng là những ngƣời chịu trách nhiệm về kinh doanh đầu cơ. Trong các ngân hàng lớn thì mỗi một đồng tiền sẽ có một cán bộ phụ trách.

- Bộ phận kế toán điều vốn (Back Office – BO)

Bộ phận này sau khi nhận đƣợc xác nhận về các giao dịch của bộ phận front office thì sẽ thực hiện việc kế toán và thanh toán cho các giao dịch.

- Bộ phận trung gian (Middle Office – MO)

Trong cấu trúc của một ngân hàng hiện đại thì nghiệp vụ mua bán tiền tệ ngoại trừ hai bộ phận trên còn có một bộ phận trung gian ở giữa thực hiện việc phối hợp với hai bộ phận trên để kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro trong KDNT.

Điều quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro không chỉ là ở chỗ tổ chức thành công một cơ cấu tổ chức nhƣ trên mà phải có sự liên kết và giúp đỡ giữa các bộ phận. Giữa các bộ phận cần có sự gắn kết và giúp đỡ nhau trong hoạt động quản lý rủi ro thì mới có thể thực hiện kinh doanh một cách hiệu quả, thúc đẩy phát triển hoạt động KDNT.

1.4.2. Nhân tố khách quan

Bên cạnh những nhân tố chủ quan, luôn tồn tại những nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các nhân tố khách quan ở đây chính là các nhân tố mà bản thân ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc cũng nhƣ không thể tác động đến các nhân tố này mà chỉ có thể phòng ngừa hay hạn chế tổn thất khi các nhân tố này tác động xấu đến hoạt động KDNT của ngân hàng.

Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia

Nhƣ chúng ta đã biết ngân hàng là một kênh huy động vốn gián tiếp cung cấp cho các hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ ngân hàng cung cấp rất nhiều hoạt động dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng chịu sự quản lý của nhà nƣớc mà cơ quản trực tiếp quản lý là ngân hàng nhà nƣớc.

32

Nếu nhƣ quy trình thủ tục là những quy định trực tiếp của ngân hàng về hoạt động KDNT thì cơ sở pháp lý – chính sách quản lý ngoại hối quốc gia là những quy định của nhà nƣớc về hoạt động KDNT đối với các ngân hàng. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc và ngƣợc lại. Đồng thời chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát sự lƣu thông và sử dụng ngoại hối trong phạm vi mỗi quốc gia. Chính sách quản lý ngoại hối có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngoại thƣơng, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mỗi quốc gia có chính sách quản lý ngoại hối riêng. Hiện nay có ba loại hình quản lý ngoại hối cơ bản:

- Chính sách quản lý ngoại hối độc quyền ngoại thƣơng. Với chính sách này nhà nƣớc quản lý độc quyền về ngoại hối, toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại do nhà nƣớc độc quyền nắm giữ. Chính phủ áp dụng những biện pháp hành chính áp đặt tập trung tất cả ngoại hối vào tay mình. Theo đó chính phủ quy định tỷ giá, tất cả các giao dịch ngoại hối đều tuân theo mức tỷ giá này. Cơ chế quản lý này phù hợp với nền kinh tế vận hành theo mô hình kế hoạch hoá tập trung.

- Chính sách quản lý ngoại hối thả nổi. Theo chính sách này thì ngoại hối đƣợc tƣ do lƣu thông trên thị trƣờng, thị trƣờng quyết định tỷ giá, cân bằng ngoại hối mà không cần có sự can thiệp của chính phủ. Với cơ chế này hoạt động KDNT của các ngân hàng thƣơng mại có cơ hội để phát triển, mở rộng cả về quy mô, số lƣợng, loại hình. Song do sự đa dạng và bình đẳng của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng hối đoái làm gia tăng tính cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng.

- Chính sách quản lý ngoại hối có điều tiết của Chính phủ: Nhà nƣớc tiến hành điều tiết gắn chặt với nền kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc tiến hành kiểm soát ở một mức độ nhất định để phát huy tính tích cực của thị trƣờng, giúp thị trƣờng ngoại hối phát triển bền vững.

Chính sách quản lý ngoại hối có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Một chính sách quản

33

lý ngoại hối đúng đắn phù hợp trong từng thời kỳ sẽ có vai trò đòn bẩy kích thích sự phát triển của ngoại thƣơng, hợp tác kinh tế. Đồng thời những quy định này cần phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng ngân hàng thì hoạt động KDNT của các ngân hàng mới có hiệu quả. Ngƣợc lại nếu chính sách quản lý ngoại hối quá cứng nhắc, không phù hợp và không theo kịp sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối, thì sẽ kìm hãm hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cũng nhƣ sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối.

Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái

Cũng nhƣ chính sách quản lý ngoại hối quốc gia, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Trong nền kinh tế mở, chính phủ của mỗi quốc gia phải quyết định việc lựa chọn chế độ tỷ giá nhƣ thế nào: cố định, thả nổi, hay thả nổi có điều tiết. Mỗi chế độ tỷ giá đòi hỏi những chính sách kinh tế phù hợp để đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nƣớc. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, có sự điều tiết của nhà nƣớc. Tỷ giá hối đoái và những biến số vĩ mô khác trong nền kinh tế (lạm phát, lãi suất, cân bằng cán cân thanh toán...) có mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Tỷ giá hối đoái đƣợc hình thành trên cơ sở cung-cầu về ngoại tệ, mỗi biến động của tỷ giá có ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động của nền kinh tế. Tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá tƣơng đối so với ngoại tệ, tăng tính cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế, thu hút đầu tƣ, làm giảm uy tín cũng nhƣ giá trị của đồng nội tệ, do đó nhà nƣớc có biện pháp can thiệp nhằm nâng giá đồng nội tệ lên. Tỷ giá ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động KDNT của ngân hàng vì các giao dịch ngoại tệ đều phải thông qua tỷ giá để thực hiện trao đổi. Nhƣng tỷ giá lại biến động hằng ngày và phụ thuộc vào chính sách quản lý của từng quốc gia mà chính sách tỷ giá lại khác nhau, do đó ảnh hƣởng cũng khác nhau tới hoạt động KDNT của ngân hàng.

Sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối

Sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối cũng là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Sự phát triển chung của thị trƣờng hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi nƣớc. Mỗi nƣớc có một thị trƣờng ngoại hối phát triển khác nhau nên hoạt động KDNT của ngân hàng cũng sẽ phát triển khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển chung của thị trƣờng ngoại hối.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39)