Quan niệm về hiệu quả

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35)

2. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Quan niệm về hiệu quả

Trƣớc khi bàn về hiệu quả hoạt động KDNT ta cùng nhau xem xét quan niệm hiệu quả. Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào.

Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Nhƣ vậy, hiệu quả đƣợc đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.

Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tƣơng đối giữa kết quả và chi phí để đạt đƣợc kết quả đó. Ƣu điểm của quan điểm này là phản ánh đƣợc mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chƣa biểu hiện đƣợc tƣơng quan về lƣợng và chất giữa kết quả và chƣa phản ánh đƣợc hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.

Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...) để đạt đƣợc mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đƣợc đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào.

Đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, mục tiêu chủ yếu là gia tăng lợi nhuận. Với xu thế phát triển của nền Ngân hàng hiện đại, hoạt động KDNT là một trong số những hoạt động kinh doanh không thể thiếu ở mỗi ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động KDNT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (doanh thu, lợi nhuận, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ) để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại

24

lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Ở đây đa dạng hóa hoạt động KDNT bao gồm sự đa dạng các loại hình sản phẩm nghiệp vụ hàng hóa phái sinh, đa dạng về đối tƣợng khách hàng, mở rộng thị trƣờng, gia tăng thị phần.

Để hiểu một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động KDNT, chúng ta cần phân tích dựa trên hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng và định tính để đánh giá.

1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Để đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của các NHTM ngƣời ta thƣờng căn cứ vào năm tiêu chí là: doanh số thực hiện, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng, quy mô hoạt động kinh doanh và việc mở rộng mạng lƣới khách hàng và đối tác.

1.3.2.1. Doanh số thực hiện

Một trong những tiêu chí đầu tiên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp hay một NHTM phải kể đến doanh số thực hiện của hoạt động kinh doanh đó. Hoạt động KDNT cũng không phải là một hoạt động kinh doanh ngoại lệ. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một NHTM, điều đầu tiên chúng ta có thể xem xét đó là doanh số mua và bán ngoại tệ của NHTM. Thông thƣờng khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trƣởng so với những năm trƣớc đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã ngày một phát triển, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Đƣơng nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán ngoại tệ cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động KDNT bởi đôi khi những yếu tố này phụ thuộc vào tình hình chung của thị trƣờng tiền tệ, đồng thời cũng gián tiếp chịu tác động từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy nếu hiểu theo một cách đơn giản, khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt động này cũng tăng do ngân hàng có thể thu đƣợc phí từ khách hàng khi thực hiện hoạt động KDNT. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã đạt hiệu quả nhất định.

1.3.2.2. Lợi nhuận

Tiêu chí thứ hai có thể dùng để đánh giá hiệu quả KDNT đó là lợi nhuận. Tất cả các doanh nghiệp khi kinh doanh đều coi lợi nhuận là một trong rất nhiều tiêu chí

25

đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Trong hoạt động KDNT cũng không ngoại trừ điều này bởi một trong những mục tiêu của các ngân hàng khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đó là thu lại đƣợc lợi nhuận. Lợi nhuận mà các ngân hàng thu đƣợc từ hoạt động KDNT có thể đến từ việc: chênh lệch tỷ giá, thu phí dịch vụ từ khách hàng...

1.3.2.3. Sự hài lòng của khách hàng

KDNT thực chất cũng là một hoạt động dịch vụ để đảm bảo chắc chắn việc thực hiện thanh toán các hợp đồng ngoại thƣơng cho các khách hàng của ngân hàng một cách trôi chảy, thỏa mãn tối đa các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bất kỳ khách hàng nào khi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch cũng đều kỳ vọng sẽ đƣợc ngân hàng đáp ứng đƣợc yêu cầu của mình. Các yêu cầu của khách hàng là rất đa dạng và khác nhau. Nhu cầu đó bao gồm việc gửi vốn, vay trả nợ thuận tiện, việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các thông tin mà ngân hàng đó mang lại... Nhƣ vậy, một khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ với ngân hàng không phải chỉ vì giá ngoại tệ ở đó rẻ hơn ngân hàng khác, mà còn xem ngân hàng đó có thỏa mãn đƣợc mọi nhu cầu hợp lý của mình hay không. Nhƣ vậy, ở điểm này, hiệu quả của hoạt động KDNT đƣợc xem xét khi ngân hàng có khả năng cung cấp đầy đủ lƣợng ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lý và khả năng mua hết số ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu bán.

1.3.2.4. Quy mô thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Quy mô thực hiện hoạt động KDNT mà tác giả để cập ở đây đó là trên phƣơng diện nguồn nhân lực đƣợc huy động để thực hiện việc KDNT, số lƣợng đối tác thực hiện giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ, số lƣợng ngoại tệ thực hiện trong hoạt động KDNT.

Khi đề cập đến số lƣợng nguồn nhân lực sử dụng trong hoạt động KDNT, không hẳn có nghĩa là một NHTM cứ có nhiều ngƣời tham gia vào hoạt động này thì hiệu quả hoạt động này cao. Trong vấn đề này, chúng ta có thể hiểu đƣợc rằng, khi việc thực hiện hoạt động KDNT đem lại kết quả tốt, khả quan cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng nhận thức đƣợc hiệu quả do hoạt động này mang lại thì quy

26

mô nguồn nhân lực sử dụng vào hoạt động này cũng sẽ đƣợc chú trọng tập trung tăng cƣờng nhiều hơn để đáp ứng đƣợc với sự phát triển của hoạt động này.

Bên cạnh đó việc mở rộng thêm các đối tác thực hiện hoạt động KDNT cũng phần nào đó thể hiện hiệu quả của hoạt động này bởi lẽ khi có thêm nhiều đối tác nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham khảo giá để xác định mức giá tốt nhất để thực hiện. Không những thế, việc mở rộng các đối tác cũng sẽ đồng nghĩa với tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ, giúp cho hoạt động này hiệu quả hơn.

Cuối cùng quy mô thực hiện hoạt động KDNT còn bao gồm số lƣợng ngoại tệ mà ngân hàng đó thực hiện. Càng nhiều loại ngoại tệ đƣợc thực hiện càng giảm tỷ lệ rủi ro trong việc thay đổi tỷ giá của các loại tiền tệ. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quá quan trọng vì trên thực tế, trong hoạt động thanh toán quốc tế, phần lớn các giao dịch đƣợc diễn ra thông qua các loại ngoại tệ mạnh, do vậy phần lớn nhu cầu ngoại tệ đều tập trung chủ yếu vào các loại ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, JPY…

1.3.2.5. Mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác

Khi các nhu cầu của khách hàng đƣợc ngân hàng đáp ứng thì lƣợng khách hàng đến ngân hàng sẽ ngày càng tăng lên, mạng lƣới khách hàng càng đƣợc mở rộng. Thực hiện tốt các nghiệp vụ KDNT là một trong những chính sách của bất kỳ một ngân hàng nào nhằm tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng. Thêm vào đó, khi một ngân hàng thực hiện hoạt động KDNT với các đối tác khác, điều này đồng nghĩa với việc nếu thực sự các giao dịch này có hiệu quả thì đây sẽ là tiền đề cho việc hợp tác sau này giữa hai ngân hàng ở trên các lĩnh vực khác nhau. Nhƣ vậy có thể thấy rằng một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của các ngân hàng đó chính là việc nhờ có hoạt động này mà ngân hàng đó có điều kiện mở mang quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với các ngân hàng trên toàn thế giới để có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tiếp cận thị trƣờng mới cũng nhƣ tranh thủ đƣợc công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia có nền kinh tế phát

27

triển, dành cho nhau những ƣu đãi trong tín dụng, trong mức phí dịch vụ ngân hàng, trong đào tạo nguồn nhân lực...

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng là một nhân tố có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động kinh doanh của một ngân hàng có ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong số những hoạt động kinh doanh quan trọng của một ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy cần xác định rõ những nhân tố tác động đến kinh doanh ngoại tệ, để có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có thể chia ra làm 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.4.1. Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng hay nói cách khác đây là các nhân tố nội tại tồn tại trong ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoat động của ngân hàng nói chung và hoạt động KDNT nói riêng nhƣ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chiến lƣợc kinh doanh, quy trình về thủ tục, quản trị rủi ro. Đây là những nhân tố chủ quan mà ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc.

Nguồn nhân lực

Trong bất kỳ một hoạt động nào con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì con ngƣời tổ chức nên những hoạt động đó đồng thời cũng thực hiện việc quản lý duy trì cho hoạt động tồn tại và phát triển. Trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động KDNT nói riêng yếu tố con ngƣời cũng vậy luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên với hoạt động KDNT nói riêng đòi hỏi con ngƣời hay đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bởi kết quả KDNT trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Không chỉ vậy hoạt động này còn rất phức tạp do đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Tỷ giá trên TTNH luôn biến động từng giờ do đó đòi hỏi cán bộ KDNT phải luôn theo dõi

28

thị trƣờng, đƣa ra những nhận xét phân tích về xu thế của tỷ giá trong trong tƣơng lai thì mới có thể thực hiện KDNT mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với sản phẩm dịch vụ thì công tác chăm sóc phục vụ khách hàng có một vai trò quan trọng. Các ngân hàng muốn đƣa ra đƣợc những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lƣợng cao, cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực đồng thời có tác phong nhanh nhẹn, năng động, có thái độ niềm nở, chu đáo, tận tình phục vụ khách hàng. Đây chính là động lực để lôi kéo khách hàng. Do đó, yếu tố về nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng. Có một nguồn nhân lực tốt là ngân hàng đã có trong tay nhân tố quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh.

Nguồn lực tài chính

Năng lực tài chính của một Ngân hàng thể hiện qua: quy mô vốn, tài sản lƣu động, khả năng chi tiêu tài chính. Khi có năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ có nhiều vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngƣợc lại, một ngân hàng có năng lực tài chính thấp, sẽ không có đủ số vốn để đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

Nguồn lực tài chính của một NHTM còn thể hiện thông qua trạng thái hối đoái của Ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính, có trạng thái hối đoái dồi dào, sẽ đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Cơ sở vật chất, Công nghệ

Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang đầy đủ tiện nghi sẽ tạo đƣợc tâm lý, ấn tƣợng tốt đối với khách hàng, tăng khả năng thu hút khách hàng. Yếu tố công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đến phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống mà đặc biệt là công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh ngân hàng cũng nhƣ trong lĩnh vực KDNT. Do đó đỏi hỏi ngân hàng phải trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiện

29

thành công các giao dịch chẳng hạn nhƣ để thực hiện giao dịch liên ngân hàng cần có hệ thống máy tính nối mạng với các ngân hàng khác hay nhƣ để thực hiện giao dịch từ xa với các khách hàng cần có hệ thống điện thoại… Một nền cơ sở vật chất cùng công nghệ hiện đại sẽ tăng thêm giá trị cho hiệu quả hoạt động KDNT.

Uy tín của ngân hàng

Chất lƣợng dịch vụ luôn là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Đối với hoạt động KDNT cũng vậy, khách hàng luôn mong muốn đƣợc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng tốt, nên khi có nhu cầu, tâm lý khách hàng là thƣờng tìm đến những ngân hàng quen thuộc, có uy tín. Do vậy việc tạo dựng uy tín của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động KDNT.

Hoạt động Marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng thị phần kinh doanh ngoại tệ. Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn . Từ đó khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng , sử dụng các dịch vụ của ngân hàng . Hoạt động marketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng và môi trƣờng nhƣng đảm bả o có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.

Quy trình nghiệp vụ

Một yếu tố hết sức quan trọng khác, là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đó là quy trình nghiệp vụ. Quy trình nghiệp vụ ở đây chính là những quy định của bản thân ngân hàng về họat động KDNT bên cạnh các quy định pháp luật của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35)