7. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung
Với chủ trương của Tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch:
+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang có 207 điểm phục vụ bưu điện (49 bưu cục, 93 bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu điện), bán kính phục vụ bình quân đạt 1,954km/điểm; số dân phục vụ bình quân đạt 85,207 người/điểm; mật độ thuê bao điện thoại bình quân đạt 11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet bình quân đạt 0,64 thuê bao/100 dân.
+ Ngân hàng: Các ngân hàng được thành lập nhiều và đang hoạt động hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang như: ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân
35
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng Đông Á (DongAbank),… Ngoài một số tiện ích và dịch vụ cơ bản của ngân hàng về huy động vốn cũng như cho vay đầu tư thì các ngân hàng còn có các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại,… Chính sự phát triển không ngừng của ngân hàng một mặt tạo tính thanh khoản cao cho đồng tiền, một mặt khách có thể an tâm và thoải mái khi đi du lịch.
+ Bảo hiểm: Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Tiền Giang như bảo hiểm Manulife, bảo hiểm AIA, chi nhánh công ty cổ phần bảo hiểm AAA, chi nhánh công ty bảo hiểm PJICO, công ty Bảo Minh,... Trong chương trình du lịch, việc các công ty kinh doanh du lịch mua bảo hiểm cho chuyến đi là yêu cầu cần thiết đối với khách du lịch, để bảo đảm các quyền lợi cho du khách khi gặp trường hợp bất khả kháng.
+ Bệnh viện: Toàn Tỉnh có 12 bệnh viện gồm 1 bệnh viện đa khoa trung tâm, 2 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 bệnh viện chuyên khoa, 9 trung tâm chuyên khoa và 9 trung tâm y tế huyện. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang có 650 giường bệnh và có hơn 600 cán bộ công nhân viên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các y, bác sỹ giỏi thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Ba bệnh viện khu vực (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của Tỉnh. Chín trung tâm y tế tham mưu cho sở y tế thực hiện chức năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có 169 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong Tỉnh.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên không chỉ phục vụ cho người dân trong Tỉnh mà còn góp phần phục vụ ngày càng tốt những nhu cầu từ việc tiếp cận điểm đến tới những nhu cầu thiết yếu của du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật được Tỉnh đầu tư trọng tâm vào các khu du lịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Các điểm tham quan du lịch hiện nay
36
tập trung chủ yếu ở 4 khu du lịch: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 4 điểm tham quan là Thới Sơn 1, 3, 4 và 5; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch Cái Bè và khu dịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách, Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè chắn sóng phục vụ du lịch ở khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch cù lao Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Với tổng kinh phí đầu tư là 36,50 tỷ đồng đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang ngày càng đông.
Do đặc thù phát triển du lịch sông nước, miệt vườn nên các doanh nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy như đò du lịch lớn, ca-nô và đò chèo đủ sức phục vụ số lượng lớn du khách mỗi ngày. Các phương tiện đường bộ do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách đi du lịch ngoài Tỉnh. Nhìn chung chất lượng đảm bảo theo quy định của ngành giao thông và tạo cảm giác thích thú cho nhiều du khách khi di chuyển.
Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như:
+ Liên kết nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở Tân Thạch, An Khánh, cù lao Phụng và cù lao Quy thuộc tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cái Bè đã nối tuyến chợ nổi, làng nghề truyền thống, nhà cổ tại Cái Bè với các điểm tham quan du lịch ở cù lao Bình Hòa Phước và khu du lịch Trường An thuộc tỉnh Vĩnh Long.
+ Ngoài các tuyến đã khai thác ở cù lao Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân Thành,… các đơn vị này đã thiết kế chương trình đưa du khách đến tham quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Ngũ Hiệp, Tân Phong, chương trình tham
37
gia tát mương bắt cá ở cù lao Thới Sơn và chương trình về quê ăn tết cổ truyền ở xã Tân Mỹ Chánh,…