7. Cấu trúc của luận văn
3.2.8. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch
Lượng khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang ngày càng tăng, nhất là khách quốc tế. Xu hướng hiện nay là khách thích đi lẻ, đi theo từng nhóm, điều này làm cho việc quản lý khách du lịch càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch để tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho du khách là vấn đề mà ngành du lịch Tỉnh phải hết sức quan tâm và cần phải phối hợp với ngành công an và sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các địa phương. Những việc quan trọng cần thực hiện là:
- Phát triển du lịch phải gắn với bảo đảm an ninh, vì vậy ngành công an và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hai chiều. Hai ngành cần phải chủ động xây dựng, ban hành quy chế phối hợp để bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt đông du lịch và triển khai thực hiện không chỉ trong phạm vi hai ngành mà cho cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để tham gia thực hiện.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt từ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên cho đến lực lượng bảo vệ chuyên trách cần phải được huấn luyện về những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo lập ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp với các ngành công an để bảo vệ an toàn các khu, điểm du lịch; giữ gìn thuần phong mỹ tục và
96
văn hóa truyền thống địa phương; bảo vệ nội bộ, bí mật nhà nước, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản du lịch,… tạo tâm lý an toàn và để lại hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Chủ động phòng ngừa, kịp thời đấu tranh có hiệu quả các hoạt động thông qua du lịch để gây hại cho an ninh quốc gia.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Giải quyết một cách triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách gây mất trật tự, mất văn minh làm cho khách du lịch khó chịu. Đây cũng là biện pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn cho khách du lịch .
Tóm lại, việc đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch sẽ nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Tiền Giang nói riêng, góp
phần thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang. 3.2.9. Hợp tác, liên kết phát triển
Hợp tác, liên kết phát triển là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương trong vùng nhằm tạo được sức cạnh tranh chung về du lịch của tỉnh Tiền Giang so với các địa phương khác. Vì vậy, nội dung hợp tác cơ bản cần thực hiện là:
- Xây dựng các chương trình du lịch chung cho cả Vùng.
- Quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Liên kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang không thể tách rời sự phát triển du chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như của du lịch cả nước. Chính vì vậy, việc phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là chiến lược vô cùng quan trọng, khi mà các sản phẩm du lịch của các tỉnh thường trùng lắp với nhau thì việc tăng cường hợp tác, liên kết sẽ thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững.
97 3.3. Kiến nghị
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển toàn diện, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang cần có sự lãnh đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và Ban chỉ đạo phát triển du lịch của Tỉnh cùng với sự nỗ lực của ngành, rất cần sự phối hợp của các ngành chức năng của Tỉnh. Bên cạnh đó, để việc khai thác thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” mang tính khả thi và có hiệu quả cao, những kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang như sau:
3.3.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn đầu từ chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch và tôn đạo, bảo tồn phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Xác định vị trí quan trọng của du lịch tỉnh Tiền Giang trong Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, có kế hoạch hỗ trợ nguồn vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật cũng như hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Bên cạnh đó, cần ghiên cứu một số loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang để hỗ trợ phát triển, khai thác phục vụ khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và mua sắm.
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Tỉnh
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch. Hàng năm dành một phần ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, các vườn cây ăn trái đặc sắc, các làng nghề truyền thống của Tỉnh để phục vụ khách du lịch.
98
Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để tôn tạo, bảo tồn và phát triển giá trị của cá di tích lịch sử - văn hóa và các di tích cách mạng đã xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Hỗ trợ nguồn kinh phí phát triển các loại hình thể dục thể thao thành tích cao mà tỉnh Tiền Giang đủ điều kiện phát triển, góp phần phục vụ thu hút khách du lịch. Đồng thời tăng cường hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Tiền Giang.
Chỉ đạo các ngành,các cấp, chính huyền huyện, thị, thành phố quản lý chặt chẽ lãnh thổ đã được quy hoạch phát triển du lịch. Không xây dựng những công trình mới hoặc cải tạo không đúng theo quy hoạch trên phạm vi lãnh thổ đã được xác định theo quy hoạch phát triển du lịch.
Có chính sách khuyến khích ưu đãi về tín dụng, thuế cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước, đồng thời cũng quan tâm kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với những công trình có qui mô lớn, quan trọng, đặc biệt không đầu tư dàn trãi manh mún.
Chỉ đạo chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về du lịch, tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, có thái độ thân thiện mến khách, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
99
KẾT LUẬN
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh là một việc làm cần thiết và quan trọng, giúp điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang xác định được vị trí, năng lực của mình để thực hiện những hướng đi mới phù hợp và đạt hiệu quả cao trong xu hướng phát triển đa dạng của nhiều điểm đến khác.
Qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh cho thấy du lịch tỉnh Tiền Giang đang trên đà phát triển, thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Thế mạnh về tài nguyên du lịch đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu tham quan và nghiên cứu của khách du lịch. Tuy nhiên, du lịch tỉnh Tiền Giang vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách; trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ còn hạn chế; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; marketing kém hiệu quả; thiếu các khu vui chơi, giải trí và mua sắm chất lượng cao;…
Do vậy, để du lịch Tỉnh phát triển hiệu quả và lâu dài theo hướng bền vững, ngành du lịch Tỉnh cần hoàn thiện những yếu kém bằng những giải pháp cơ bản sau:
- Đa dạng hóa sản phẩm
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách tham quan du lịch.
- Phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp ngoại ngữ thuần thục và khả năng giao tiếp khôn khéo với các đối tượng khách khác nhau.
- Duy trì thị trường khách hiện tại và thu hút những thị trường khách tiềm năng.
Tóm lại, việc xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đã được tác giả thực hiện bằng nhiều phương pháp dựa trên cơ sở lý
100
thuyết và tình hình thực tế, nhưng do năng lực của bản thân và thời gian có hạn nên chưa làm rõ hết mọi yếu tố về thế mạnh và những điểm còn thiếu sót. Tuy nhiên, kết quả của luận văn sẽ là tiền đề cơ bản cho những nghiên cứu khoa học chi tiết hơn về du lịch tỉnh Tiền Giang ở tương lai, đặc biệt là về năng lực cạnh tranh.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. hính phủ (2009), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg.
2. guyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và Chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. rần Thị Minh Hòa (2011), Bài giảng Marketing điểm đến du lịch, Trường ĐH KH XH & NV Hà Nội (tài liệu lưu hành nội bộ).
4. guyễn Đình Hòe (2001) – Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
5. guyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. guyễn Văn Mạnh - Nguyễn Đình Hòa (2009), Marketing du lịch, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân.
7. ổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình (chủ biên) (2000), Kinh tế du lịch & Du lịch học, Nxb Trẻ.
8. ichael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ. 9. ichael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ.
10. uốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nxb Tổng hợp,
TP. HCM.
11. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Tiền Giang, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
12. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb
102
13. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, (luận án tiến sĩ kinh tế chính trị).
15. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội. 16. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2010), Phê duyệt Đề án phát triển Du
lịch Tiền Giang đến năm 2020, Quyết định số 3211/QĐ-UBND.
17. Vụ Lữ hành - Tổng cục du lịch Việt Nam (2007), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
18. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục.
Tiếng Anh
19. Dwyer and Kim (2003), Destination Competitiveness: Determinants and Indicators.
20. Fang meng (2006), An examination of destination competitiveness from the tourists. Perspective: The relationship between quality of tourism experience and perceived destination competitiveness.
21. J.John Lennon, Hugh Smith, Nancy Cockerell and Jill Trew (2006),
Benchmarking National Tourism Organisations and Agencies
Unterstanding Best Practice, Destination Marketing Organisations. 22. Michael J. Enright & James Newton (2005), Determinants of tourism
destination competitiveness in asia pacific: Comprehensiveness and universality.
23. WTO (2007), A practical guide to tourism destination management. Websites
24. www.mekonglife.vn
25. www.tiengiang-etrade.com.vn 26. www.tiengiang.gov.vn
103 PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng hỏi tiếng Việt
PHIẾU KHẢO SÁT
Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Kính thưa quý khách!
Tôi là học viên cao học ngành Du lịch, thuộc khoa Du lịch học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tôi đang tiến hành chương trình khảo sát phục vụ cho đề tài “Nghiên cứu năng lực canh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền
Giang”. Tôi rất mong quý vị dành chút ít thời gian thảo luận cùng tôi về những vấn
đề liên quan đến đề tài nêu trên. Mọi ý kiến của quý vị đều có ý nghĩa quan trọng
đối với tôi, sẽ giúp tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và giúp tìm ra giải
pháp phù hợp để du lịch Tiền Giang ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách và cạnh tranh tốt hơn với nhiều điểm đến du lịch khác trong vùng. Với những ý nghĩa trên tôi rất mong được sự cộng tác chân thành của quý vị. Trân trọng cám ơn và chúc quý vị có một chuyến đi thú vị!
Xin quý vị vui lòng đánh dấu (X) vào những phương án lựa chọn. A. Phần thông tin chung:
1. Ông/bà đến từ:
a. Việt Nam c. Châu Mỹ b. Châu Á, Châu Âu d. Khác 2. Giới tính của ông/bà:
a. Nam b. Nữ
3. Độ tuổi của ông/bà:
a. Dưới 20 tuổi c. Từ 41 đến 60 tuổi b. Từ 21 đến 40 tuổi d. Trên 60 tuổi 4. Thu nhập trung bình của ông/bà:
a. Dưới 5 triệu đồng/tháng c. Từ 10 - dưới 15 triệu đồng/tháng b. Từ 5 - dưới 10 triệu đồng/tháng d. Trên 15 triệu đồng/tháng
104
B. Phần nội dung khảo sát:
Câu 1: Đây là lần thứ mấy ông/bà đi du lịch đến Tiền Giang?
a. Lần thứ 1 c. Lần thứ 4 - 5 b. Lần thứ 2 - 3 d. Nhiều hơn 5 lần
Câu 2: Mục đích chuyến đi du lịch của ông/bà đến Tiền Giang lần này là? (có thể
chọn nhiều đáp án) Tham quan du lịch
Nghỉ dưỡng
Kinh doanh, công tác
Tìm kiếm cơ hội đầu tư
Thăm người thân
Khác (Xin nêu cụ thể)
Câu 3: Cảm nhận chung của ông/bà về du lịch Tiền Giang:
Rất không hài lòng Không hài lòng Khá hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 4: Đánh giá mức độ hài lòng của ông/bà về chất lượng các dịch vụ tại Tiền
Giang:
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Khá hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng
Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lưu trú Dịch vụ tham quan
Dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí Dịch vụ ăn uống
105
Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Dịch vụ mua sắm
Dịch vụ thông tin và hướng dẫn du lịch
Câu 5: Đánh giá mức độ hài lòng của ông/bà về chất lượng đội ngũ nhân viên phục
vụ du lịch tại Tiền Giang:
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Khá hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng
Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 Hướng dẫn viên du lịch
Nhân viên phục vụ lưu trú Nhân viên phục vụ ăn uống Nhân viên phục vụ mua sắm
Nhân viên phục vụ vui chơi, giải trí Nhân viên phục vụ vận chuyển
Ông/bà vui lòng đóng góp ý kiến của mình về những hoạt động du lịch của Tiền Giang để du lịch Tiền Giang phát triển tốt hơn:
Câu 6: Những sản phẩm/dịch vụ chưa có ở Tiền Giang và nên bổ sung:
………...……… ………...…………
Câu 7: Những loại hình dịch vụ có thể thu hút khách du lịch nhưng cần cải tiến:
………...……… ………...………
Câu 8: Những hạn chế cần khắc phục của du lịch Tiền Giang:
………...……… ………...………
106