Nâng cao nhận thức về vai trò công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu luận văn: quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 75)

1. GIẢI PHÁP

1.1 Nâng cao nhận thức về vai trò công nghệ thông tin

Để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi mặt trƣớc hết cần phải có một nhận thức đẩy đủ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cũng chính là thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao nhận thức trƣớc hết phải đƣợc tiến hành với các đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo. Việc giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo bao gồm việc đào tổ chức các lớp đào tạo, phổ cập các kiến thức về công nghệ thông tin, hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm trong công việc (MS Office, Email,…), dần hình thành môi trƣờng làm việc có ứng dụng công nghệ thông tin qua đó có thể thấy đƣợc lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin một cách rõ ràng hơn.

Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở các cấp, các ngành tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nƣớc, nhất là trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới; là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính của các cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để từ đó động viên, khuyến khích mọi ngƣời tham gia khai thác, ứng dụng và đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin... Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải có quyết tâm cao, đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin để điều hành, quản lý, chỉ đạo công việc, thông qua đó, tạo môi trƣờng và điều kiện để đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành, trong cơ quan đơn vị cùng tham gia sử dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức quy mô tuyên truyền, thông tin, phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin và xã hội thông tin thông qua truyền hình và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác kết hợp với các chƣơng trình hội thảo, các chƣơng trình đào tạo phổ cập, bồi dƣỡng về công nghệ thông tin.

1.2. Cơ chế chính sách và quản lý Nhà nƣớc về công nghệ thông tin

Quy đinh chặt chẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo ra nề nếp làm việc và thói quen sử dụng máy tính trong công việc của cán bộ công chức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội phải đƣợc thể hiện trong mọi hoạt động. Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ thành phố đến các ngành, địa phƣơng trong thành phố; số lƣợng các văn bản đƣợc lƣu chuyển trên mạng ngày càng nhiều; đa số cán bộ công chức Nhà nƣớc có điều kiện sử dụng thƣ điện tử và khai thác thông tin trên mạng; ngƣời dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Đối với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Có chính sách khuyến khích các đơn vị sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch với cơ quan Nhà nƣớc, sử dụng các dịch vụ hành chính công đƣợc cung cấp trên cổng thông tin điện tử của thành phố. Có chính sách giảm lệ phí khi các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động trên.

Thành phố có chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp khi xây dựng sàn giao dịch điện tử B2B và B2C cung cấp các dịch vụ mua bán, thanh toán, quảng bá thƣơng hiệu,

tự động hoá quy trình sản xuất, khai báo thuế, báo cáo thống kê....trên môi trƣờng mạng. Khuyến khích các cán bộ đơn vị cơ quan Nhà nƣớc tham gia vào hoạt động của các sàn này.

Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin tại Hải Phòng nhƣ chính sách về tài chính, ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ, đối tác và mở rộng thị trƣờng; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có chính sách đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ thông tin, chính sách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nƣớc trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố và Chính phủ.

Khẩn trƣơng xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng tích cực cho việc triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng thể chế, cơ chế quản lý và điều hành ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

1.3. Phát triển khoa học công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông đóng vai trò tƣ vấn cho thành phố đƣa ra lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ xây dựng các ứng dụng; đánh giá, định giá công nghệ; hƣớng dẫn chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ; xu hƣớng phát triển công nghệ và cải tiến công nghệ. Ngoài ra Sở còn tƣ vấn cho thành phố ban hành các tiêu chuẩn, quy định xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống lƣu trữ dữ liệu, phần mềm ứng dụng dùng chung.

Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tƣ vấn cho thành phố giải pháp xây dựng đƣờng truyền phù hợp đảm bảo về tốc độ, sự tiện lợi, chi phí lắp đặt cũng nhƣ khả năng bảo trì, quản lý.

Gíải pháp tự đầu tƣ đƣờng truyền: Thành phố tự đầu tƣ tại các khu vực có khả năng trong phạm vi nội thành bằng các hình thức nhƣ treo đƣờng cáp và chôn đƣờng cáp, hoặc lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ chung với doanh nghiệp viễn thông. Ƣu điểm của giải pháp này là Thành phố chủ động đƣợc đƣờng truyền tốc độ cao. chủ động về mặt hạ tầng nhƣng gặp khó khăn về mặt thi công và vận hành.

Giải pháp thuê toàn bộ đƣờng truyền hoặc vừa thuê vừa tự đầu tƣ: Ƣu điểm: tốc độ kết nối đƣợc đảm bảo tối đa, chất lƣợng đƣờng truyền ổn định, linh hoạt trong sử dụng, độ bảo mật cao, nhƣợc điểm: về chi phí cao.

Sở Khoa học công nghệ sẽ đề xuất các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Ƣu tiên đầu tƣ cho các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ về phần mềm; đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở; đầu tƣ nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố. Gắn nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố.

1.4. Thu hút vốn đầu tƣ, hỗ trợ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin

Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ

thông tin cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA), vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI), hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua việc xã hội hoá để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố.

Huy động nguồn vốn trong nước

Vốn từ ngân sách:

Vốn từ ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng chủ yếu đầu tƣ cho phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố. Hàng năm thành phố sẽ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp và vốn hỗ trợ của Trung Ƣơng đầu tƣ cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

Vốn ngân sách sẽ phụ thuộc vào năng lực triển khai của thành phố. Nếu năng lực triển khai và tiếp nhận công nghệ tốt thì trên cơ sở dự án tổng thể về công nghệ thông tin, Internet viễn thông, chính phủ điện tử, cải cách hành chính, thuế, hải quan, ngân hàng sẽ thu hút đƣợc nhiều. công nghệ thông tin là động lực phát triển kinh tế nên có thể sẽ thu hút đƣợc nguồn vốn ngân sách từ trung ƣơng. Để làm đƣợc điều đó, ngân sách địa phƣơng cần đầu tƣ nhiều cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực thực hiện để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ do vậy việc thực hiện các nội dung quy hoạch sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin tại Hải Phòng.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp:

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mạnh mẽ cho ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng; có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Ƣu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố tham gia các dự án công nghệ thông tin của thành phố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ, nâng cao trình độ, mở rộng quy mô và đi tắt đón đầu công nghệ.

Huy động vốn trong dân:

Đây là nguồn vốn rất lớn, cần có biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn vốn này. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc về huy động vốn nhàn rỗi của dân.

Khuyến khích tƣ nhân trong và ngoài thành phố, Việt kiều ở nƣớc ngoài đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tƣ trực tiếp để phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố. Ngoài ra có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trong dân.

Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tƣ để thu hút các dự án đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nƣớc giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ Thông tin và Truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tƣ. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tƣ của thành phố phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ƣu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của Nhà nƣớc, đồng thời thể hiện một số ƣu đãi riêng của thành phố, chú trọng các hình thức đầu tƣ mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tƣ.

1.5. Phát triển nhân lực công nghệ thông tin

Để đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, Hải Phòng phải coi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhƣ là một trong những lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Cần quy hoạch, nâng cấp các trƣờng, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hƣớng tới hợp tác đào tạo chuyên gia.

Đào tạo cán bộ công chức: thực hiện đào tạo tại chỗ, gắn với triển khai ứng dụng. Đào tạo CIO: Đào tạo năng lực quản lý và triển khai, xử lý tác nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.

Đối với đội ngũ lãnh đạo chính quyền các cấp phải chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) để giúp thành phố thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển chính quyền điện tử và các dự án công nghệ thông tin.

Tăng cƣờng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Xã hội hoá việc đào tạo nguồn lực công nghệ thông tin, nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố trực tiếp đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lƣợng cao ở trong và ngoài nƣớc về tham gia phát triển công nghệ thông tin thành phố.

1.6. Các giải pháp khác

Phát triển thị trƣờng công nghệ thông tin

Cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng, tăng cƣờng tính năng sản phẩm phần cứng để đạt đƣợc giá trị gia tăng cao. Tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, có chất lƣợng và giá cả cạnh tranh. Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nƣớc để có thông tin, thị trƣờng, đối tác.

Ƣu đãi sử dụng các sản phẩm công nghệ cao nhƣ sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, điện tử, viễn thông và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin phục vụ cho tiếp thị, quản bá sản phẩm công nghệ thông tin của thành phố.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng giải pháp phần mềm vào các quy trình tác nghiệp, dây chuyền sản xuất của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Tăng cƣờng quản lý thị trƣờng để đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, chống vi phạm sở hữu trí tuệ.

Tăng cƣờng hợp tác liên kết trong nƣớc và quốc tế

Hợp tác, liên kết đào tạo là con đƣờng giúp mở ra cơ hội đi tắt đón đầu, bắt kịp tốc độ phát triển khoa học và công nghệ trong khi nội lực phát triển của thành phố còn nhiều hạn chế.

Các trƣờng đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo có tiềm năng cần đƣợc khuyến khích và chủ động liên kết, hợp tác mở ra các chƣơng trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin với các trƣờng đại học lớn, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc để tranh thủ thu hút trí tuệ và nguồn lực vào thành phố một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó cần chú ý đến thị trƣờng xuất khẩu công nghệ thông tin mà chủ yếu là phần cứng và phần mềm. Tranh thủ sự đầu tƣ vào các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, máy tính từ các hãng lớn trên thế giới. Khai thác thị trƣờng xuất khẩu phầm mềm theo hƣớng gia công phần mềm.

Giải pháp, phƣơng án tổ chức không gian

Tổ chức quy hoạch xây dựng các trung tâm, cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, liên kết đào tạo giữa các trung tâm.

Tổ chức mạng lƣới không gian phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo các trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị trung tâm, hệ thống đô thị ngoại vi, mở rộng không gian nội thành và hình thành các khu đô thị mới có hạ tầng nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh. Từ hạt nhân nội thành vƣơn ra các quận huyện lân cận nhƣ huyện Thủy Nguyên, quận Hải An phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Rà soát, đề xuất địa điểm xây dựng các khu, cụm công nghiệp công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn theo mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Triển khai khảo sát địa điểm, hỗ trợ quỹ đất thành lập các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin trong khối các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc, các đơn vị giáo dục, y tế phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong nội bộ các đơn vị và cho sự

Một phần của tài liệu luận văn: quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)