Quy hoạch Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu luận văn: quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 63)

3. NỘI DUNG QUY HOẠCH ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG

3.4. Quy hoạch Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin

3.4.1. Đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, quản lý Nhà nước

Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng, khai thác, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đƣa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành động lực, công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn Thành phố.

Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn Thành phố, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin.

Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và khai thác các hệ thống thông tin tác nghiệp, các công cụ giao dịch trực tuyến, nghiệp vụ giao dịch thƣơng mại điện tử cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách.

chuyên sâu, nhằm đáp ứng tốt quá trình triển khai ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin. Định hƣớng cho đào tạo đội ngũ lãnh đạo công nghệ thông tin – CIO.

Nội dung thực hiện:

Tăng cƣờng tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ công chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lƣợc của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc tuyên truyền đƣợc thực hiện thông qua mọi kênh: các kênh thông tin đại chúng, các chƣơng trình hội thảo về công nghệ thông tin, tổ chức rộng rãi các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn và kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin cho tất cả cán bộ, viên chức thuộc mọi cơ quan và doanh nghiệp.

Tổ chức các chƣơng trình đào tạo thiết thực, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin cho 100% cán bộ công chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên trách khác nhau: Chƣơng trình phổ cập tin học văn phòng và khai thác Internet; Chƣơng trình kỹ thuật viên quản trị mạng; Chƣơng trình kỹ thuật viên lập trình và quản trị website; Chƣơng trình thiết kế, quản trị và bảo mật các hệ thống cơ sở dữ liệu đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO).

Đến 2025, 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp Thành phố, huyện/thị; trên 90% cán bộ công chức ở các xã/phƣờng đƣợc đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung cho ứng dụng công nghệ thông tin. Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Thành phố có cán bộ lãnh đạo đƣợc đào tạo chuyên về quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin, 100% cơ quan đơn vị có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ cần chú ý việc gửi cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lƣợng kỹ sƣ công nghệ thông tin trẻ đã đƣợc đào tạo chính quy, biên chế vào các vị trí chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan đơn vị.

* Đào tạo sử dụng công nghệ thông tin:

Tổ chức đào tạo cho tất cả cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu công việc, trong đó chú trọng đến kỹ thuật khai thác và sử dụng Internet, tham gia vận hành các hệ thống thông tin tin học hoá đang và sẽ triển khai và đặc biệt là các tác nghiệp riêng của phòng ban trong cơ quan.

Đối tƣợng đào tạo: Tất cả các cán bộ công chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc kể cả các lực lƣợng vũ trang.

* Đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin:

Đào tạo kỹ sƣ về công nghệ thông tin và tuyển thêm cán bộ có trình độ về công nghệ thông tin khi cơ quan có chỉ tiêu thêm ngƣời mà nguồn nhân lực về công nghệ thông tin còn thiếu, đảm bảo đến 2025 mỗi cơ quan Nhà nƣớc có từ 1-2 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Đối tƣợng đào tạo: cán bộ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan.

* Đào tạo nâng cao về công nghệ thông tin:

Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, các nội dung bao gồm: quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế trang Web, phân tích thiết kế hệ thống, các ngôn ngữ lập trình.

Đối tƣợng đào tạo: các cán bộ công chức, viên chức trong bộ phận kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nƣớc.

* Tập huấn về quản lý thông tin và công nghệ thông tin

Đào tạo cho các nhà lãnh đạo và quản lý của các cơ quan nắm chắc cách thức quản lý thông tin và công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin.

* Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin

Thống kê kết quả đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật công nghệ thông tin, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin Hải Phòng trong tƣơng lai. Từ đó lập kế hoạch mở rộng quy mô và chất lƣợng đào tạo lực lƣợng này cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

Xây dựng và thực hiện các phƣơng án triển khai đào tạo công nghệ thông tin. Phối hợp với các cơ sở giáo dục mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo, xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin.

Khuyến khích các trƣờng đại học và cao đẳng chƣa đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin sẽ mở thêm chuyên ngành về công nghệ thông tin nhằm đào tạo và phát triển thêm nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho Thành phố và đất nƣớc.

Xây dựng và thực hiện các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao.

Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin.

Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao về công nghệ thông tin từ nƣớc ngoài, trong nƣớc về Thành phố làm việc.

3.4.2. Đào tạo công nghệ thông tin cho các đối tượng xã hội

Mục tiêu:

Đẩy mạnh tin học hoá xã hội, nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống văn hoá, kinh tế xã hội, tăng đáng kể tỷ lệ ngƣời biết sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong toàn dân.

Đa số ngƣời dân đều có thể tiếp cận với máy tính, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Đặc biệt những ngƣời nông dân có thể khai thác các thông tin trên Internet để bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho công việc chăn nuôi, canh tác của mình.

Nội dung thực hiện:

Tổ chức các lớp tin học đào tạo tại các xí nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp cho công nhân.

Tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣời dân cách sử dụng máy tính và Internet thông qua công tác tuyên truyền sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mà các cơ quan, ban ngành đã cung cấp trên mạng.

Thực hiện hƣớng dẫn trực tiếp cho ngƣời nông dân sử dụng máy tính, khai thác các thông tin trên Internet ở các điểm bƣu điện văn hóa xã có kết nối Internet.

Phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông

thôn.

Khuyến khích và đẩy mạnh sử dụng dịch vụ truy cập Internet công cộng trên địa bàn Thành phố để tra cứu tìm kiếm thông tin, trao đổi email, học tập, nghiên cứu.

3.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, phát triển bền vững, tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, định hƣớng vào xuất khẩu. Phát triển mạnh công nghiệp phần cứng, phấn đấu Hải Phòng cùng với Hà Nội trở thành đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nƣớc.

Theo Kế hoạch phát triển CN CNTT Việt Nam đến 2020 (QĐ 75/2007/TTg), Đề án đƣa VN sớm trở thành nƣớc phát triển về CNTT (QĐ 1755/2010/TTg) thì Công nghiệp công nghệ thông tin Hải Phòng cần có tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 35- 40%/năm. Đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin chiếm 8,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, chiếm 12% thị phần trong nƣớc và sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin Hải Phòng có mặt tại nhiều nƣớc phát triển trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

Mục tiêu cụ thể

Công nghiệp phần cứng: thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hỗ trợ quỹ đất, đảm bảo đến 2016 Hải Phòng có 1 khu công nghiệp phần cứng tập trung và có khả năng tự sản xuất linh kiện điện tử chứa hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ điện tử gia dụng, điện tử viễn thông, điện tử văn phòng, đặc biệt là các linh kiện phụ trợ máy vi tính. Nguồn nhân lực trong công nghiệp phần cứng đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ cao, và liên tục, bao gồm nhân lực quản lý, thiết kế, lập trình vi mạch và nhân viên lắp ráp... Đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp phần cứng Hải Phòng có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu ra nhiểu nƣớc phát triển trên thế giới.

Công nghiệp phần mềm và nội dung số: góp phần từng bƣớc phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thành một trung tâm mạnh về sản xuất phần mềm ở khu vực Đông Nam Á. Tăng cƣờng hợp tác với các đối tác tiềm năng nhƣ Nhật Bản và thị trƣờng Châu Âu. Hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động công nghiệp phần mềm; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung. Tăng cƣờng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ phần mềm và nội dung số; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở.

3.5.1. Công nghiệp phần cứng

Giai đoạn đến 2020:

Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và sử dụng nguồn vốn Trung ƣơng hỗ trợ, vốn sự nghiệp để xây dựng mới khu công nghiệp phần cứng tập trung. Giải phóng mặt bằng với quy mô diện tích là 20 ha đất cho xây dựng khu công nghiệp phần cứng tập trung trên địa bàn huyện Thủy Nguyên sản xuất các linh kiện phụ trợ máy tính, linh kiện điện tử gia dụng, điện tử viễn thông, điện tử văn phòng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho phát triển công nghệ thông tin thành phố với quy mô diện tích sử dụng đất của mỗi doanh nghiệp từ 2-3 ha.

Khu công nghiệp phần cứng tập trung đảm bảo có khu nghiên cứu - phát triển và đào tạo, vƣờn ƣơm công nghệ cao, khu sản xuất công nghệ cao, khu chung cƣ và biệt thự dành cho các chuyên gia, khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, ngoài ra còn phải chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng, xây dựng khu vực dành cho cây xanh cảnh quan. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông điện nƣớc trên địa bàn thành phố phải gắn với phƣơng hƣớng tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Liên kết đào tạo và thu hút 600-700 lao động công nghệ thông tin chất lƣợng cao tại vƣờn ƣơm công nghệ cao của Khu công nghiệp phần cứng tập trung và tại các cơ sở đào tạo chất lƣợng quốc tế trên địa bàn thành phố và cả nƣớc. Ngoài ra cần có chƣơng trình đào tạo ngắn hạn từ 6-12 tháng cho 1800-2000 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính: đào tạo kiến thức cơ bản về cấu trúc sản phẩm và các linh kiện liên quan, quy trình hoạt động và cách lắp ráp.

Đến năm 2020, xây dựng xong các khu công nghiệp phần cứng tập trung, số doanh nghiệp tham gia đầu tƣ và đăng ký hoạt động trong các khu công nghiệp phần cứng đạt từ 5-10 doanh nghiệp và sản xuất đƣợc các linh kiện mang thƣơng hiệu của thành phố nhƣ: các linh kiện, phụ kiện cho tổng đài, một số thiết bị công nghệ thông tin và bƣu chính viễn thông (Anten, bộ ghép kênh, cầu nối mạng không dây, điện thoại bàn…), boards, các module nguồn và thiết bị nguồn, module điều khiển từ xa, truyền dữ liệu không dây và các linh kiện máy tính khác.

Hải Phòng phấn đấu tham gia vào quá trình sản xuất các linh kiện điện tử, các vi mạch phức tạp có yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ cao. Đến năm 2020 hàm lƣợng nội địa hóa chiếm 20% trong các sản phẩm trên.

Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2020 sản phẩm phần cứng của Hải Phòng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và khu vực Đông Nam Á.

Giai đoạn 2020-2025:

Tiếp tục phát triển công nghiệp phần cứng theo chiều sâu, mở rộng thị trƣờng ra nhiều nƣớc trên Thế giới.

Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Đến năm 2025 thu hút đƣợc 10-20 doanh nghiệp lớn tham gia đăng ký hoạt động, sản xuất đƣợc các thiết bị công nghệ thông tin chứa hàm lƣợng công nghệ cao. Hợp tác, nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất thiết bị, hệ thống nhúng, các hệ thống vi xử lý. Các sản phẩm liên doanh của Hải Phòng có thể xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài và hấp dẫn đƣợc các đối tác, nhà đầu tƣ tiềm năng, tốc độ tăng trƣởng trung bình mỗi năm đạt từ 30-40%/năm. Tiếp tục phát triển hệ thống dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính, nâng cao trình độ đội ngũ lao động chuyên nghiệp, gia tăng năng suất lao động, tăng hàm lƣợng nội địa trong các sản phẩm phần cứng đạt 35% mang lại ngày càng nhiều giá trị gia tăng cho công nghiệp công nghệ thông tin thành phố.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lƣờng, tự động.

3.5.2. Công nghiệp phần mềm và nội dung số

Giai đoạn đến 2020:

phần mềm tập trung của thành phố. Thu hút đƣợc trên 20 doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động, cung cấp giải pháp phần mềm.

Xây dựng chƣơng trình hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ, ƣu đãi, thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp công nghệ thông tin, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, quảng bá thƣơng hiệu.

Thành phố cần có các chính sách phù hợp với xu thế thị trƣờng, thu hút đầu tƣ của các công ty đa quốc gia, xác định chiến lƣợc kinh doanh, chính xác cho các doanh ngiệp. Đồng thời phải có cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hợp tác kinh doanh.

Liên kết đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lƣợng cao, đặc biệt là các chuyên gia phân tích hệ thống và quản lý dự án vào khu công nghiệp phần mềm tập trung. Ngoài kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin cần chú trọng đào tạo ngôn ngữ, và trang bị kiến thức về văn hóa, thể chế của đất nƣớc các đối tác tiềm năng, tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút hợp tác, đầu tƣ các dự án

Một phần của tài liệu luận văn: quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)