Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn lô thí nghiệm và lô đối chứng được trình bày tại Bảng 4.4.
Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của lợn ở cả hai lô khá cao (từ 86,11 -91,67%) và có sự khác biệt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng, trong đó lô thí nghiệm có xu hướng cao hơn lô đối chứng, cụ thể:
Tỷ lệ nuôi sống của lợn lúc 60 ngày tuổi ở lô thí nghiệm là 95,83 còn ở lô đối chứng là 93,06, thấp hơn lô thí nghiệm 2,77%.
Tỷ lệ nuôi sống của lợn lúc 90 ngày tuổi ở lô thí nghiệm là 91,67 còn ở lô đối chứng là 87,50%, thấp hơn lô thí nghiệm 4,17%.
Tỷ lệ nuôi sống của lợn lúc 120 ngày tuổi ở lô thí nghiệm là 91,67 còn ở lô đối chứng là 86,11%, thấp hơn lô thí nghiệm 5,56%.
Từ kết quả trên chúng ta có thể thấy được sự tỷ lệ nuôi sống của lợn lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng trong tất cả các giai đoạn thí nghiệm. Đặc biệt ở giai đoạn 90 ngày tuổi thì tỷ lệ nuôi sống ở hai lô có sự khác biệt cao hơn (4,17%). Điều này theo chúng tôi là do việc bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn có tác động tích cực làm tăng tỷ lệ tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của các mầm bệnh trong đường tiêu hóa dẫn đến làm tăng tỷ lệ nuôi sống của lợn lô thí nghiệm.
Noài ra những lợn chết trong quá trình thí nghiệm chủ yếu do hiện tượng rối loạn tiêu hóa và nằm trong giai đoạn đầu của quá trình thí nghiệm. Đây là một điểm cần chú ý trong chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai, cần có các biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao.
Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn
STT Diễn
giải
ĐVT Lô TN Lô ĐC
1 Sô lợn con theo dõi Con 7
2
7 2
2 Số con sống đến 60 ngày tuổi Con 6
9
6 7 3 Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày tuổi % 95,83 93,06
4 Số con sống đến 90 ngày tuổi Con 6
6
6 3 5 Tỷ lệ nuôi sống đến 90 ngày tuổi % 91,67 87,50
6 Số con sống đến 120 ngày tuổi Con 6
6
6 2 7 Tỷ lệ nuôi sống đến 120 ngày tuổi % 91,67 86,11