Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

Một phần của tài liệu Sử dụng enzym tiêu hóa trong chăn nuôi lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa (Trang 39 - 42)

Nhằm nâng cao trình độ và tay nghề với mỗi sinh viên trong quá trình học tập tại giảng đường, sinh viên cần vận dụng các kiến thức đã học, không ngừng học hỏi, chăm chỉ thực hành tại nơi thực tập. Em đã tiến hành tham gia các công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt, lợn đực và lợn nái của cơ sở. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại như sau:

Trong quá trình làm việc hàng ngày, luôn tuân thủ đúng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn tại trại, bao gồm: Sáng sớm kiểm tra đàn lợn, kiểm tra tình hình bệnh tật, sức khỏe của đàn lợn, sau đó tiến hành chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.

* Chăn nuôi ln nái sinh sn

- Đối với lợn nái hậu bị: Tổng số là 6 con

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái hậu bị phải đúng kỹ thuật, đảm bảo lợn không được quá béo hoặc quá gầy. Vì quá béo sẽ gây nên hiện tượng nân sổi, còn quá gầy sẽ không động dục hay chậm động dục hoặc động dục không đều đặn, giảm khả năng sinh sản, hay tốc độ sinh trưởng chậm không đủ tiêu chuẩn phối giống (mặc dầu đã đến tuổi phối giống). Cho nên việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hậu bị rất quan trọng.

Việc kiểm tra lợn động dục thường được tiến hành vào buổi sáng và chiều tối. Về nuôi dưỡng chăm sóc: Chế độ ăn của lợn hậu bị: Thức ăn tinh

0,5-0,6kg/con, đậm đặc 0,05 – 0,06/con, rau xanh từ 1-1,5kg/con. - Nuôi dưỡng chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con: 12 con

Chăn nuôi lợn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là khâu cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định chất lượng lợn con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi lợn nái. Vì vậy trong chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt; Cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số con và trọng lượng cai sữa cao; Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao; Lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa.

Thức ăn cho lợn nái nuôi con không được thối mốc, biến chất hư hỏng, thức ăn được nấu chín sau đó hòa cùng cây chuối, rau xanh đã thái nhỏ cho ăn. Khối lượng thức ăn được tính tùy theo khối lượng lợn mẹ và số lượng con sinh ra. Lợn nái đẻ từ 4 – 5 con, khối lượng lợn từ 40 kg – 50 kg cho ăn 0,6 kg chất tinh + 0,06 kg đậm đặc + 1,5 - 2,0 kg thô xanh. Khối lượng lợn mẹ 51 -70 kg cho ăn 0,8 kg chất tinh + 0,08 đậm đặc + 2 - 2,5 kg thô xanh.

Lợn nái có khối lượng cơ thể từ 40 -50 kg, đẻ 6 – 8 con cho ăn 0,8 kg thức ăn tinh, 0,08 kg đậm đặc, 2-2,5 kg thô xanh. Lợn nái khối lượng 51

– 70kg cho ăn kg 1,0kg chất tinh, 0,1kg đậm đặc, 2 – 3 kg thô xanh.

Đối với những lợn nái tiết sữa kém thì cho ăn thêm đu đủ nấu chín trong khoảng 3-5 ngày để kích thích tiết sữa.

* Chăn nuôi ln đực ging

Lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ sở nhân giống. Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống góp phần nâng cao sức sống của lợn đực, chất lượng tinh dịch và năng lực phối giống. Yêu cầu thức ăn cho lợn đực không thối mốc, biến chất hư hỏng. Thức ăn được nấu chín sau đó trộn với cây chuối, cây ngô non thái nhỏ cho ăn. Lượng thức ăn cung cấp đảm bảo đủ để duy trì và tùy theo thời điểm phối giống. Thời kỳ cho phối giống thì tăng lượng thức ăn tinh đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 1-2 quả

trứng gà. Thực hiện chế độ phối giống hợp lý, mỗi đực giống cho phối giống tối đa 2 ngày/1 lần để đảm bảo chất lượng tinh dịch. Hàng ngày vào lúc sáng sớm thả đực giống ra bãi chăn thả từ 30-60 phút rồi sau đó lại lùa vào chuồng.

* Chăn nuôi ln con sau cai sa

Lợn con theo mẹ được 34 - 35 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa.

Ngày đầu tiên cai sữa cho lợn ăn 10-15 gam thức ăn tinh/ bữa, 4 bữa/ ngày, cứ 1 tuần tăng thức ăn một lần, mỗi lần tăng 3-5 gam tùy thuộc vào thể trạng của đàn lợn. Ở giai đoạn này do bộ máy tiêu hóa của lợn con đang phát triển vì thế thức ăn xanh chủ yếu là những loại dễ tiêu hóa như: cây ngô non, cây chuối non… Hàng ngày cho lợn ăn rau xanh 2 bữa sáng và chiều.

Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, riêng vào mùa đông cần thiết kế thêm ô úm và bóng hồng ngoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp lợn sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình thực tập em đã chăm sóc 144 lợn con sau cai sữa đạt kết quả khá tốt.

* Chăn nuôi ln tht

Những con lợn trong quá trình nuôi dưỡng có ngoại hình chưa đủ tiêu chuẩn làm giống thì chuyển sang nuôi thịt, lợn thịt được thả tự do trong sân chơi, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có mái che để trú mưa trú nắng, có máng ăn máng uống đầy đủ. Tẩy giun sán, ký sinh trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn thịt.

Khi lợn còn nhỏ, mỗi ngày cho lợn ăn 4 bữa (sáng, trưa, chiều và tối). Lợn lớn hơn giảm số bữa ăn, lợn trưởng thành cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn được ăn theo khẩu phần như sau: 0,4-0,5 kg thức ăn tinh; 0,04-0,05 kg đậm đặc; 0,5 – 1 kg rau xanh/con/ngày. Đối với lợn từ 8 tháng tuổi trở lên cho ăn 0,6-0,7kg thức ăn tinh, 0,06-0,07kg đậm đặc/con/ngày. Khẩu phần ăn

thường tăng thêm các loại rau, cỏ tươi, thân chuối thái mỏng… để hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn và cung cấp thêm sinh tố cho lợn, đồng thời giảm chi phí.

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia chăm sóc được 5 đàn lợn thịt các loại với tổng số lợn là 135 con.

Một phần của tài liệu Sử dụng enzym tiêu hóa trong chăn nuôi lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w