thí nghiệm
Để thấy được ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme trong phòng bệnh đường tiêu hóa đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa, trong thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm và thu được kết quả sau:
Bảng 4.3: Tình hình mắc bệnh của lợn con thí nghiệm
STT Diễn
giải
ĐVT Lô TN Lô
ĐC
1 Số lợn con theo dõi con 7
2
7 2 2 Số lợn con mắc bệnh tiêu
chảy
giai đoạn 35-60 ngày tuổi
con 1 0 1 5 3 Tỷ lệ % 13,89 20,83 4 Số lợn con mắc bệnh giai đoạn 61-90 ngày tuổi con 8 1 3 5 Tỷ lệ % 11,11 18,06 6 Số lợn con mắc bệnh giai đoạn 91-120 ngày con 5 9 7 Tỷ lệ % 6,94 12,50
Qua Bảng 4.3 cho thấy ở các giai đoạn thí nghiệm, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy có xu hướng giảm dần theo tuổi từ giai đoạn 35 đến 120 ngày tuổi và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lô thí nghiệm đều thấp hơn so với lô đối chứng.
Giai đoạn từ 35-60 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lô thí nghiệm là
Giai đoạn từ 61 - 90 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lô thí nghiệm là 11,11%, trong khi đó ở lô đối chứng là 18,06%. Tương ứng thấp hơn 6,95%. Đến giai đoạn từ 91 - 120 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lô thí nghiệm chỉ là 6,94%, trong khi đó ở lô đối chứng là 12,50%.
Đối với lợn bị mắc bệnh tiêu chảy chúng em đã sử dụng Chlorocid liều 2 - 3 viên/con/lần, ngày uống 2 lần điều trị trong 3 - 4 ngày thì thấy khỏi bệnh.
Từ kết quả trên cho thấy enzyme tiêu hóa có tác dụng kháng bệnh tiêu chảy rất tốt. Qua việc bổ sung enzyme tiêu hóa đã có tác dụng nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn con, hạn chế thức ăn ôi thiu do không tiêu hóa được, ngăn ngừa ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Salmonella và các loại vi khuẩn lên men thối khác, hỗ trợ hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột của gia súc. Chính những tác động này đã tạo sự cân bằng về hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con, góp phần phòng bệnh đường tiêu hóa một cách hữu hiệu. Kết quả của chúng tôi đồng nhất với kết quả của tác giả Phạm Thế Sơn và cs, (2008) [8].