trong xu hướng chọn nghề
Để tìm hiểu thực trạng về biểu hiện thông qua thái độ của học sinh khối 12 chuyên Toán trong xu hướng chọn nghề, đề tài sử dụng câu hỏi số 4 (Mẫu KS 01). Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.3: Thái độ của học sinh khối lớp 12 chuyên Toán khi tham gia
các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%)
A 32 71,11
B 13 28,89
C 0 0
Chú thích nội dung:
B. Thỉng thoảng có nghỉ
C. Rất ít khi tham gia hoặc không tham gia.
Bảng 3.3 đã cho thấy rõ ràng về thái độ của học sinh chuyên Toán khi tham gia các giờ học (sinh hoạt) hướng nghiệp: có tới 71,11% học sinh rất thường xuyên tham gia và không nghỉ buổi nào; 28,89% học sinh thỉ ng thoảng mới nghỉ và không có học sinh nào không tham gia. Điều này cho thấy, thái độ học tập của học sinh trong hoạt động này rất chuyên cần. Tuy nhiên, nó chưa phản ánh được bản chất trong xu hướng chọn nghề của các em. Mà nó còn được phản ánh trong biểu hiện hành vi của các em trong các giờ học đó.
Bảng 3.4: Hành vi của học sinh khối lớp 12 chuyên Toán khi tham gia các
hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%)
A 19 42,22
B 18 40
C 8 17,78
Chú thích nội dung:
A. Chăm chú lắng nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hướng của bản thân.
B. Ngồi yên lặng và mở sách học các môn khoa học khác. C. Trao đổi nhỏ với bạn bè, không để giáo viên nghe thấy
Thông qua bảng số liệu 3.4 trên, chúng ta nhận thấy: chỉ có tới 42,22 % học sinh chăm chú lắng nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hướng của bản thân; nhưng đã có tới 40 % học sinh ngồi yên lặng và mở sách học các môn khoa học khác và 17,78% học sinh có trao đổi nhỏ với bạn bè.
Như vậy, ở đây có một mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi của học khối 12 chuyên Toán: các em có thái độ rất tốt trong việc đi học đúng giờ và ngồi
học có giữ trật tự trong lớp, tuy nhiên hành vi của các em biểu hiện không hợp tác với môn học này lại chiếm tỷ lệ trên 50%. Sự thật của mâu thuẫn này là: các em tập trung quá nhiều thời gian cho môn học chuyên, các môn tốt nghiệp sắp tới của mình. Mặt khác, qua trao đổi với giáo viên và học sinh thì được biết: nhà trường quản lý học sinh rất chặt, không cho học sinh bỏ học hay nghỉ học không có lý do chính đáng, và điều này còn liên quan đến việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ số luôn được duy trì khá đầy đủ; nhưng học sinh tham gia không được tự nguyện và hứng thú như các môn học khác.
Điều này chứng tỏ rằng học sinh có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp nhưng chỉ mang tính hình thức chứ chưa hiểu rõ bản chất của nó. Vì vậy học sinh tham gia đa số mang tính hình thức chống chế, bắt buộc. Mà đáng lẽ ra hoạt động này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình học sinh lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp. Chính điều này là hệ quả của đại đa số học sinh vẫn lựa chọn cho mình một xu hướng lựa chọn nghề nghiệp một cách chủ quan, tự phát.