TÌM CÁNH CỬA SỔ

Một phần của tài liệu Mạnh hơn cả lời nói (Trang 47 - 49)

KHÔNG, điện thoại đang reo, việc phải nói chuyện vói ai lúc này là điều tôi không muốn làm chút nào. Nhưng điều gì đó bên trong thôi thúc tôi phải nghe điện, và vì tôi rất giỏi lắng nghe linh cảm mách bảo nên tôi đã nhấc máy, tôi đã rất vui vì đã làm điều đó. Đó là em gái tôi. Nó gọi để bảo tôi rằng nó đang trang điểm cho một nghệ sĩ nổi tiếng cũng có con bị tự kỷ (em gái tôi là một nghệ sĩ hóa trang). Nó bảo tôi bà mẹ này sẽ gọi cho tôi bất kể lúc nào để nói và trả lòi bất cứ câu hỏi gì tôi muốn hỏi. Tôi cúp máy, cắn móng tay để chờ bà ấy gọi tói. Cuối cùng thì cũng có một bà mẹ có thể hiểu nỗi đau của tôi. Nếu ai đó cũng nổi tiếng thì người đó m ói có thể hiểu được hạnh phúc giả tạo trong những lúc khó khăn như thế nào.

RENG RENG RENG.

Tôi lao tói nghe điện thoại. Cô ấy kể cho tôi nghe về con trai của cô ấy, và chúng tôi so sánh các câu chuyện về những dấu hiệu bị bỏ quên cũng như nhiều điều khác nữa. Rồi cô ấy nói cho tôi biết một điều mà tôi sẽ biết on mãi mãi. Phần tiếp theo của cuộc nói chuyện này đã trao cho tôi sứ mạng đối vó i quãng đòi m ói của tôi. Cô ấy nói: “Jenny, có một cánh cửa sổ để thoát khỏi bệnh tự kỷ. Và chị cần lôi cháu ra khỏi cảnh cửa sổ đó.”

“Ý chị là sao, cánh cửa sổ ư?” Tôi hỏi.

“Đó là cửa sổ thòi gian mà suốt khoảng thòi gian ấy, nếu chị gắng hết sức chữa trị cho cháu, chị có thể cứu cháu thoát khỏi bệnh tự kỷ.” Ngay lập tức, tôi mường tượng ra chính tôi đang lôi cháu ra khỏi một cánh cửa sổ có thật, khỏi thế giói mà cháu bị lạc vào và trở lại vói thế giói của tôi.

“Điều đó có thật không?” tôi hỏi lại.

“Hoàn toàn chính xác. Nhưng có rất nhiều thứ chị phải làm để lôi cháu ra khỏi đó. Con trai tôi giờ đã học ở một ngôi trường bình thường, nhưng thời gian đầu thực sự rất khó khăn. Phưong pháp chữa bệnh hành vi đã chứng tỏ tác dụng rất lớn trong việc giúp những đứa trẻ mắc bệnh này, và nhiều bà mẹ còn nói về uống thuốc bổ sung và chế độ ăn uống nữa.”

“Uống thuốc bổ sung? Nghĩa là sao ạ?”

cô ấy nói vói tôi.

“Tại sao họ không nói cho tôi biết tất cả những điều này ở phòng khám ?” tôi nói. “Tôi không rõ,” cô ấy trả lòi.

Tôi cảm ơn cô ấy rất nhiều, và chúng tôi chào tạm biệt. Tôi ngồi xuống giường, nhìn chằm chằm vào bức tường trước mặt tôi. Tất cả những gì tôi nghe thấy trong đầu là “Có một cánh cửa sổ, có một cánh cửa sổ, có một cánh cửa sổ thòi gian.” Điều tôi cần làm là tìm cách làm thế nào để lôi cháu ra khỏi đó. Tôi đứng dậy, hít một h oi thật sâu và thấy lạnh cả người. Nếu chỉ có 1% cơ hội cứu con trai tôi thì tôi sẽ tận dụng triệt để cơ hội đó. Đó là

nghĩa vụ, trách nhiệm của tôi. Tôi đã quyết tâm. Không còn những câu chết tiệt như “Ôi khổ tôi quá” nữa. Tôi nhặt lấy chìa khóa xe và lao tói hiệu sách gần nhất. Tôi sục sạo tìm kiếm khắp giá sách những cuốn viết về bệnh tự kỷ. Tôi nhớ là đã không thể tìm thấy nó và quá sự hãi đến nỗi không dám hỏi ai vì sợ bị phát hiện. Sau 20 phút tìm kiếm liên tục, tôi quyết định dẹp thứ bản ngã vớ vẩn của tôi lại để hỏi nhân viên. Trong vòng vài giây, tôi được dẫn tói một giá sách mà tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ phải đọc. Tôi vơ lấy chục quyển rồi vứt tõm xuống sàn. Khi tôi đọc, tôi bắt đầu cảm thấy yên tâm hơn. Không phải bởi vì tôi đang đọc những câu chuyện ấm áp và mơ hồ về bệnh tự kỷ mà bởi tôi đang tự giáo dục mình về mọi mặt của căn bệnh. Tôi cảm thấy như tôi sắp là người cầm lái. Từ 20 phút kéo dài thành ba giờ đồng hồ, và cửa hàng phải đóng cửa. Tôi mang ba cuốn về nhà và nằm trên giường đọc xong một cuốn. Tôi thực sự mong sẽ tìm thấy một cuốn viết rằng: “Tôi đã chữa khỏi bệnh tự kỷ,” nhưng tôi không thấy. Tôi nhớ tôi đã nghĩ là: “0, có lẽ đó sẽ là cuốn sách mà tôi sẽ phải viết một ngày nào đó.”

Trước khi tắt đèn, tôi lướt qua một số điểm quan trọng trong cuốn sách. Trong cuốn sách đó, có bà mẹ đã nói cách chị ta không thỏa hiệp với con mình. Nếu con chị muốn một thứ đồ chơi, chị ấy khiến cháu phải nói được tên thứ đồ chơi đó, dù chị biết rõ thứ đồ chơi mà cháu muốn. Giờ, hãy để tôi giải thích thật ngắn gọn điều này. Là một người mẹ, chúng ta có thể đọc được suy nghĩ của trẻ rất nhanh đến nỗi khi trẻ nhìn chúng ta thôi, chúng ta cũng biết trẻ đang rất khát, đói hay mệt, nên chúng ta thường hành động mà không bắt trẻ phải nói nhiều. Ngay cả khi chúng còn là trẻ sơ sinh, chúng ta đã biết nhu cầu của trẻ qua những tiếng khóc khác nhau. Đây chính là điểm mà phần lớn các bà mẹ có con bị tự kỷ mắc phải. Chúng ta hiểu con mình quá rõ đến nỗi chúng thậm chí không cần phải chỉ tay hay nói chúng muốn gì; chúng ta đã tự động làm điều đó cho chúng. Cuốn sách của bà mẹ này mách bảo tôi phải dừng ngay điều đó lại để khiến Evan gắng nói điều cháu muốn thành lò i và rồi hãy thưởng cho cháu bằng đồ chơi hay chiếc bánh, dù điều cháu nói chỉ nghe như “Xì-xì...” .

Tôi gấp sách lại, bước vào phòng Evan, nhìn cháu đang ngủ. Tôi cúi xuống tai cháu thủ thỉ: “Mẹ sẽ thật mạnh mẽ và làm mọi thứ mẹ học được từ quan điểm này để có thể giúp con thoát khỏi cánh cửa sổ đó, con yêu ạ. Mẹ cần con mạnh mẽ cùng mẹ, Evan. Đây sẽ là con đường rất vất vả vói cả hai mẹ con ta, nhưng mẹ đã quyết tâm và mẹ hứa sẽ mang con trở về.” Nói vậy rồi tôi kiểm tra xem người cháu có nổi nốt phát ban chết người nào hay không, và vỗ vào màn hình máy đo tim cứ như thể nói rằng “Mày đã rất cừ khi để mắt đến con tao.” Tôi hôn con tôi lên trán với niềm tin sâu thẳm rằng tôi đang đi đúng đường. Tôi rất tin!

I I

Một phần của tài liệu Mạnh hơn cả lời nói (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)