Huy động nguồn lực xã hội

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân thị trấn cái tàu hạ thuộc huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong việc đóng góp kinh phí, mặt bằng, để tranh thủ với cấp trên đầu tư phát triển ở một số tuyến kết nối trong quy hoạch;

tiếp tục đẩy mạnh việc huy động thực hiện các tuyến đường đã được triển khai; lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng kết hợp làm cột cờ ở các tuyến đường có điều kiện. Vận động các mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn ủng hộ kinh phí xây dựng trụ sở Ban nhân dân các khóm, nhà làm việc của Ban chỉ huy quân sự, các Hội – Đoàn thể; Vận động xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo.

Bảo đảm cân đối nguồn kinh phí từ Ngân sách, thu đúng, thu đúng các các nguồn thu trên địa bàn theo dự toán được giao, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động để chi cho đầu tư phát triển, trong đó tập trung cho những công trình, phần việc trọng tâm, bức xúc của nhân dân; công khai, dân chủ, công bằng, minh bạch các khoản đóng góp, ủng hộ của nhân dân và mạnh thường quân, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp tham ô, tham nhũng, tạo uy tín và niềm tin đối với nhân dân. 3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ

Trong thời gian qua công tác kiểm tra, giám sát các ngành, các khóm của Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ thực hiện có nhiều tiến bộ góp phần làm giảm những tiêu cực xảy ra, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ đã đi vào nề nếp đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật. Tuy nhiên qua thời gian hoạt động của mình Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ cũng có những hạn chế định, trong thời gian tới hoạt động kiểm tra giám sát của Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ cần làm tốt một số công việc như sau:

Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thưởng xuyên và kiểm tra đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các khóm trong thị trấn.

Sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, có uy tín để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Xử lý kịp thời đối với các vụ việc xảy ra đảm bảo sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ.

Qua công tác kiểm tra, giám sát cần rút ra kinh nghiệm, bổ sung kiến thức cho việc chỉ đạo quản lý điều hành ở địa phương mình.

Chủ động tham mưu đề xuất với Đảng ủy những Chủ trương, giải pháp trong công tác vận động, đặc biệt là công tác tuyên truyền; phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền có trọng tâm, lộ trình thời gian, đồng thời xây dựng những cán bộ, công chức nồng cốt, gương mẩu tiêu biểu trong các phong trào vận động.

Chú trọng tuyên truyền trực tiếp và chiều sâu; tạo khí thế và phong trào thi đua sôi nổi trong từng ngành, từng đoàn thể, từng địa bàn dân cư; tạo sự đồng thuận cao trong toàn cộng đồng.

Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực, chú ý khen thưởng gương điển hình tiêu biểu trong nhân dân để nhân rộng.

3.4 Những đề xuất nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã

Qua quá trình tìm hiểu những quy định của pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước, giải quyết những yêu cầu, thắc mắc, bức xúc của người dân. Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân.

Như vậy, họ cũng là cấp phải phản ánh một cách trung thực những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân nói chung và của những người dân nói riêng. Do vậy, người viết có đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Thứ nhất, điều động phân bổ cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với từng vùng miền ở từng địa phương

Ở mỗi địa phương đều có những nhu cầu, điều kiện khác nhau, nên cần phải được tổ chức quản lý khác nhau, điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà nước ở mỗi nơi cũng cần có những đặc thù nhất định. Chẳng hạn, ở những vùng nông nghiệp nông thôn thì trong Ủy ban nhân dân cấp xã cần có một cán bộ, công chức chuyên trách về nông nghiệp, ở những vùng mà cư dân chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản thì Ủy ban nhân dân cấp xã nên có một cán bộ chuyên phụ trách về ngư nghiệp.

Như vậy, mỗi địa phương khác nhau có thể tổ chức bộ máy quản lý ở địa phương mình khác nhau, phù hợp với những đặc thù của địa phương, nhưng vẫn bảo đảm những nguyên tắc chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của một Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ hai, Tăng cường thêm nhiệm vụ và quyền hạn cho cán bộ, công chức cấp

Thời gian vừa qua một số công việc tuy thuộc quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên nhưng lại không có khả năng giải quyết tốt, còn các cơ quan Nhà nước cấp xã là cấp sâu sát nhất, nhiều thông tin nhất nhưng không có quyền giải quyết. Vì thế, vừa qua đã có tình trạng các cơ quan, đơn vị cấp trên thường phải nhờ đến sự uỷ quyền cho cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện hộ một phần những chức năng nhiệm vụ mà họ không có điều kiện thực hiện tốt. Chẳng hạn, như giao cho cấp xã thu một số loại thuế hay giao cho cấp xã tổ chức thi hành một số vụ án liên quan đến tài sản có giá trị không lớn. Trên thực tế chúng ta cũng đã thấy, nếu giao cho cấp cơ sở thu thuế thì các tổ chức và cá nhân khó có thể trốn thuế.

Để giảm bớt hiện tượng quá tải trong giải quyết công việc Nhà nước thì phương pháp tốt nhất là phải phân cấp quản lý nhiều hơn nữa, tăng cường thêm nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền cấp xã (chủ yếu là những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật) để các cơ quan chính quyền cấp xã có thể tự giải quyết được hầu hết các công việc liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân.

Thứ ba, Tăng cường biên chế và tổ chức cán bộ, công chức cho cấp xã

Thực hiện việc giảm biên chế một cách cương quyết và mạnh mẽ hơn đối với các cơ quan chính quyền trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các cấp tương đương, tăng cường biên chế và tổ chức cán bộ, công chức cho cấp xã. Số cán bộ, công chức bị giảm của các cơ quan này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan cấp xã. Thời gian qua, ngành công an nước ta đã cử xuống mỗi xã một công an huyện để giải quyết những công việc liên quan đến ngành công an mà không cần phải chuyển vụ việc lên cấp huyện. Việc làm này thực sự có hiệu quả tốt. Rất nhiều vụ việc đã được giải quyết kịp thời, không để căng thẳng kéo dài, giảm bớt những tốn kém, những phiền hà cho nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc làm này còn tránh được hiện tượng quan liêu, xa dân của cán bộ, công chức. Thiết nghĩ, việc làm của ngành

công an vừa qua cần được các ngành khác nghiên cứu, tham khảo vận dụng cho phù hợp với ngành và lĩnh vực của mình.

Trung ương cần tăng thêm số lượng mỗi xã 02 biên chế công chức dự bị để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và công tác tăng cường cán bộ về cơ sở để rèn luyện thực tiễn.

Trung ương nghiên cứu có cơ chế tăng thêm 01 Phó Bí thư; 01 Phó Chủ tịch cấp xã so với quy định chung hiện nay đối với những xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những xã có địa bàn rộng, có đông dân tộc để thực hiện kế hoạch rèn luyện và phục vụ công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ theo quy hoạch.

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp cơ sở đa chức năng hơn cho phù hợp với hiện nay

Nếu như cán bộ, công chức cấp trên cần phải chuyên sâu, thì cán bộ, công chức cấp cơ sở lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, gặp việc gì cũng có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết để hướng dẫn cho người dân thực hiện. Cần đào tạo cán bộ, công chức cấp xã với nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng hơn. Đặc biệt là các kiến thức về pháp luật, về quản lý Nhà nước, khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước cần đổi mới các cơ sở đào tạo, cần thiết kế chương trình đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở đa chức năng hơn cho phù hợp. Nhà nước nên có chiến lược đào tạo và phát triển cán bộ, công chức cấp xã cho các vùng núi, vùng sâu, vùng xa để tạo ra sự phát triển đồng bộ.

Trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý Nhà nước cần phải khoa học hơn, nên cán bộ, công chức cấp xã bây giờ cũng cần phải có trình độ, Nhà nước nên có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã. Chẳng hạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Công an, công chức địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp hộ tịch, phải tốt nghiệp đại học. Muốn cho số sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc tương đương làm việc ở các cơ quan hành chính cấp xã thì Nhà nước cần phải có giải pháp nâng cao tiền lương, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã.

Trung ương nghiên cứu ban hành chính sách đầu ra cho các đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã được nghỉ công tác trước tuổi, nhằm từng bước trẻ hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên đà đổi mới, phát triển, đang dần hội nhập với khu vực và quốc tế. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đang đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung và bộ máy quản lý Nhà nước nói riêng trong đó có Ủy ban nhân dân thị trấn nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý, đủ năng lực, hoạt động thật sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính quốc gia, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

Ủy ban nhân dân thị trấn với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở cơ sở, có chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của nhân dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Qua lý luận và thực tiễn Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là đơn vị hành chính cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng, đó chính là nơi diễn ra các hoạt động của xã hội. Trong suốt quá trình hoạt động và triển khai thực hiện chủ trương chính sách pháp luật của Đảng ủy cùng cấp và của cơ quan cấp trên, Ủy ban nhân dân thị trấn đã đạt được nhiều thành tích đáng kể như: Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn được duy trì ổn định, sản xuất hàng hóa đa dạng, phong phú; công tác thu - chi Ngân sách Nhà nước được thực hiện đúng theo quy định. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đều đạt 100%, không có học sinh bỏ học. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, công tác chăm lo cho gia đình chính sách và hộ nghèo được quan tâm thực hiện; thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tình hình chính trị - trật tự an toàn xã hội được tăng cường và duy trì ổn định; công tác Quốc phòng – An ninh được thực hiện tốt. Bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh, giải quyết kịp thời các khiếu nại – tố cáo của công dân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân thị trấn vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động như việc quán triệt cụ thể hóa các chủ trương chính sách của cấp trên còn chậm, lúng túng thiếu đồng bộ, trình độ năng lực đội

ngũ cán bộ, công chức chưa đồng điều, lực lượng Công an viên Khóm và lực lượng Ban bảo vệ dân phố hoạt còn yếu, công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân thị trấn còn dàn trãi, chưa có trọng tâm, trọng điểm; lề lối hoạt động làm việc của cán bộ công chức thị trấn và Ban nhân dân các Khóm đổi mới chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại.

Trong thời gian tìm hiểu về hoạt động của Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ người viết nhận thấy để đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân thị trấn trong giai đoạn cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước như hiện nay đang đặc ra yêu cầu đổi mới cần có sự nổ lực chung của các cấp lãnh đạo, sự đoàn kết của nội bộ ban chấp hành, sự nhiệt tình hợp tác của nhân dân và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên để bắt kịp sự phát triển của đất nước và tránh sự lạc hậu, Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ cần tích cực hơn nữa trong công cuộc cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, đó là cơ hội và thách thức để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát huy những thành tựu đã đạt được.

Tóm lại đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và Ủy ban nhân dân thị trấn Cái Tàu Hạ nói riêng là hết sức cần thiết. Vì Ủy ban nhân dân không chỉ là cơ quan hành chính Nhà nước địa phương mà còn là cơ quan đại diện cho quyền lợi của người dân trong xóm, khóm. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu và cấp thiết nhất để thực hiện việc đổi mới đạt kết quả tốt, đảm bảo cho Ủy ban nhân dân phát huy được vai trò, khả năng của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp Việt Nam qua các năm 1946, 1959, 1980 và 1992 sửa đổi bổ sung năm

2001 – Nxb. thành phố Hồ Chí Minh.

2. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983. 3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994. 4. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 5. Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân thị trấn cái tàu hạ thuộc huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 59)