7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Chuẩn bị thực nghiệm
- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm: SV khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội 2
Lớp thực nghiệm (TN): 20 SV mã lớp: HH502.K37Hoa.1_LT.1_TH Lớp đối chứng (ĐC): 20 SV mã lớp: HH502.K37Hoa.2_LT.2_TH Do ThS. Kiều Phương Hảo trực tiếp hướng dẫn giảng dạy.
- Đề kiểm tra và thang chuẩn đánh giá.
- Tổ chức bồi dưỡng cách xử lí BTTH cho SV lớp thực nghiệm. * Xây dựng chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm
a. Chuẩn đánh giá thực nghiệm
- Khả năng lĩnh hội kiến thức, các năng lực dạy học. - Năng lực giải quyết BTTH của sinh viên.
36
Ngay sau khi thực nghiệm yêu cầu sinh viên làm bài kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra chúng tôi sẽ đánh giá về mặt định tính và định lượng.
* Đánh giá năng lực dạy học của sinh viên: nêu đúng, đầy đủ kiến thức, có phân tích, lý giải, lấy được ví dụ minh họa, biết vận dụng kiến thức trong học phần phương pháp dạy học hóa học để thực hiện các năng lực dạy học, biết rút ra kết luận sư phạm. Trên cơ sở đó chia thành các mức sau:
Mức 1: Không biết
Không nêu được các ý cơ bản.
Đánh giá: Kém (0 - 3 điểm) Mức 2: Biết
Nêu được một số ý cơ bản nhưng chưa phân tích và lí giải được Đánh giá: Yếu (3,1 - 4,9 điểm) Mức 3: Thấu hiểu
Nêu được đầy đủ các ý cơ bản và biết phân tích, lí giải.
Đánh giá: Trung bình (5 - 6,4 điểm) Mức 4: Vận dụng ở mức độ đơn giản
Nêu đầy đủ các ý cơ bản, biết phân tích, lí giải và lấy được ví dụ hoặc xác định được một số năng lực dạy học cần thiết.
Đánh giá: Khá (6,5 - 7,9 điểm) Mức 5: Vận dụng ở mức độ phức tạp
Nêu đầy đủ các ý cơ bản, biết phân tích, lý giải, lấy được ví dụ hoặc xác định được đầy đủ các năng lực dạy học cần thiết và rút ra được kết luận sư phạm.
Đánh giá: Giỏi (8 - 10 điểm)