Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong học phần phương pháp dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương IV Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học, học phần Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông (Trang 27)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong học phần phương pháp dạy

phƣơng pháp dạy học khi dạy về chất và nguyên tố hóa học [2]

Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học là một trật tự tuyến tính bao gồm các giai đoạn, các bước chỉ dẫn quá trình thực hiện hoạt động từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Hệ thống bài tập được xây dựng theo một quy trình để dựa vào đó làm cơ sở xây dựng các bài tập tình huống cụ thể. Trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xác định hệ thống bài tập tình huống

Để có thể xây dựng được một hệ thống bài tập khoa học mà phù hợp thì cần phải xác định và trả lời những vấn đề sau: Hệ thống bài tập có thể hình

20

thành và rèn luyện những kĩ năng dạy học nào để đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm mà cụ thể là sinh viên sư phạm khoa hóa học. Rèn cho sinh viên những năng lực gì trong quá trình dạy học các chất và nguyên tố hóa học? Những loại bài tập tình huống nào có thể sử dụng để hình thành những năng lực dạy học đó?

Bƣớc 1.1: Xác định các loại bài tập tình huống cơ bản tương ứng với năng lực dạy học cơ bản cần hình thành ở sinh viên Sư phạm (khoa Hóa học): Căn cứ theo các nguyên tắc và thực trạng các năng lực dạy học của sinh viên còn yếu kém qua các năm học, có thể chia thành các dạng bài tập tình huống điển hình như sau:

STT Loại bài tập tình huống

1 Bài tập tình huống rèn luyện năng lực xác định mục tiêu bài học. 2 Bài tập tình huống rèn năng lực phân tích, xác định nội dung dạy học. 3 Bài tập tình huống rèn năng lực lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy

học.

4 Bài tập tình huống rèn năng lực lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

5 Bài tập tình huống rèn luyện năng năng lực lựa chọn hình thức tổ chức dạy học.

6 Bài tập tình huống rèn luyện năng lực kiểm tra đánh giá.

Bƣớc 1.2: Phân tích các hành động cấu thành từng năng lực dạy học: mỗi năng lực dạy học gồm nhiều hành động/hành vi, trong đó mỗi hành động được xem như là chỉ báo chuẩn trong việc thực hiện năng lực dạy học tương ứng.

Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống tư liệu để thiết kế bài tập tình huống. Tư liệu nói chung là thứ vật chất con người dùng cho một hoạt động nhất định hoặc văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn đề, trong quá trình dạy học tư liệu được hiểu là những tài liệu chứa đựng nội dung học tập dựa vào đó người dạy, người học có thể nghiên cứu, suy luận để đi đến một tri thức khoa học.

21

Để có nguyên liệu thiết kế bài tập tình huống tư liệu cần được thu thập, chọn lọc và sắp xếp thành hệ thống.

Bƣớc 2.1: Thu thập tư liệu thực tiễn.

Dựa vào mục đích và sự phân loại các năng lực để chúng ta thu thập và lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Để thiết kế được các loại bài tập tình huống đa dạng về phát triển năng lực và mục đích phù hợp với nội dung của học phần Phương pháp dạy học hóa học khi dạy về nguyên tố và chất thì đòi hỏi tư liệu thu thập được cũng phải đa dạng và các hình thức biểu đạt phải khác nhau: - Xác định nguồn thu thập tư liệu.

Nguồn thu thập tư liệu bao gồm có:

Giáo viên dạy bộ môn Hóa học, sinh viên thực tập sư phạm, sinh viên năm thứ tư trong các buổi thực hành tập giảng: thu thập được tư liệu văn bản và tư liệu băng hình.

- Phương pháp thu thập:

* Đối với tư liệu văn bản: Tiến hành dự giờ tiết dạy của giáo viên/sinh viên. Sau tiết dạy thu và photo bài soạn của sinh viên.Tiến hành phân loại giáo án theo từng khối, từng bài.

* Đối với tư liệu băng hình: Tiến hành ghi hình các tiết giảng của giáo viên và sinh viên, sưu tầm các clip giảng có nội dung liên quan. Sau đó tiến hành phân loại theo phương tiện, nội dung và phương pháp dạy học. Lưu trữ lại để tiện thao tác.

Bƣớc 2.2: Chọn lọc tư liệu.

Trước khi đưa vào sử dụng ta cần tiến hành chọn lọc tư liệu. Tư liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu đặt ra về hình thức và nội dung.

- Tư liệu văn bản: Giáo án sau khi thu thập được của giáo viên và sinh viên cần sắp xếp và chọn lọc. Quan tâm đến các cách thức trình bày về: Mục tiêu bài học, xác định nội dung trọng tâm, phương pháp dạy học, hình thức giáo viên tổ chức cho học sinh bằng các hoạt động, các phương tiện mà giáo viên sử dụng trong bài…chú ý giáo án của giáo sinh còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Chọn lọc ưu nhược điểm đánh dấu và sắp xếp lại cho hợp lí.

22

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn của tư liệu dùng để thiết kế bài tập tình huống

chương IV: “Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học”, học phần “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”

Tư liệu Tiêu chuẩn Tư liệu

văn bản

Giáo án có hình thức và bố cục hợp lí, thể hiện đầy đủ các nội dung, nêu rõ tiến trình hoạt động của GV- SV, giáo án có phần phát triển các năng lực dạy học.

Xác định mục tiêu bài học - mục tiêu thể hiện được sự phát triển năng lực của sinh viên. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy. Nội dung bài dạy: chính xác khoa học, logic, nội dung đáp ứng mục tiêu bài học, rõ trọng tâm phù hợp với khả năng của SV. Tư liệu băng hình - Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh phải trung thực, rõ ràng, đủ ánh sáng, góc quay làm nổi bật các đối tượng theo tiến trình bài giảng.

- Âm thanh: Nổi bật, rõ ràng, hạn chế tối đa tạp âm, có thể nghe rõ lời nói của giáo viên và học sinh.

- Tiêu chuẩn về tổ chức hoạt động dạy học: Phương pháp dạy học đa dạng, hệ thống câu hỏi có tính phân hóa, chú trọng khả năng vận dụng và kích thích tư duy của SV, GV sử dụng phương tiện/đồ dùng dạy học hợp lí, hiệu quả, trình bày bảng rõ ràng, khoa học, đảm bảo thời lượng tiết dạy và phân bố thời lượng cho các hoạt động hợp lí.

Yêu cầu khác

- Không chọn tình huống từ tư liệu quá đơn giản hoặc ngược lại. - Không chọn tình huống nảy sinh trong tiết học mà nội dung chương trình không quy định hoặc đã giảm tải…

- Tư liệu băng hình: có 2 cách xử lí khác nhau:

+ Cách 1: Giữ nguyên đoạn băng hình, hình ảnh bằng cách: Tùy vào nội dung của băng và mục tiêu cần thiết, khi thấy xuất hiện những tình huống tốt có thể trích dẫn những đoạn ngắn hay dài. Có thể chỉnh sửa thêm như dừng

23

hình để xem một chi tiết, tắt phần âm thanh, có thể lồng ghép cho đoạn băng để tránh tạp âm…Nhưng chỉnh sửa không được tự ý thay đổi nội dung trong băng hình.

+ Cách 2: Chuyển ngôn ngữ điện ảnh thành ngôn ngữ văn bản, trần thuật tình huống diễn ra trên đoạn băng hình.

Bƣớc 2.3: Sắp xếp tư liệu thành hệ thống.

Tư liệu được sắp xếp thành hệ thống thuận tiện cho việc biên soạn nội dung của bài tập tình huống.

Giai đoạn 3: Xây dựng bài tập tình huống.

Bƣớc 3.1: Thiết lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập.

Khi đã có tư liệu thì bước này là gia công tư liệu thành bài tập đối tượng hành động của sinh viên, tức là ta phải thiết lập được mối quan hệ hợp lí của hai yếu tố cấu trúc trong bài tập là những cái đã biết (ẩn chứa trong tư liệu) và điều cần tìm (mục tiêu của bài tập tình huống), có nhiều cách để thiết lập bài tập dựa trên nguồn tư liệu:

Cách 1: Cái đã biết là những tình huống mẫu tốt thì điều cần tìm là yêu cầu đòi hỏi sinh viên bình luận được phương án giải quyết trong tình huống, phải tìm được cách thức hoạt động để có được kết quả tốt đó.

Cách 2: Cái đã biết là những tình huống mẫu chưa tốt thì điều cần tìm là yêu cầu đòi hỏi sinh viên phê phán được phương án giải quyết trong tình huống, đề xuất được phương án giải quyết mới.

Cách 3: Cái đã biết là hai hoặc nhiều phương án giải quyết vấn đề của GV, điều cần tìm là phê phán, so sánh các phương án giải quyết, lựa chọn hoặc đề xuất phương án giải quyết tốt hơn.

Để thiết lập được các bài tập tình huống theo các cách trên thì cần phải mã hóa tư liệu:

- Phân tích nội dung tư liệu theo khả năng có thể tạo ra các tình huống dạy học khác nhau. Việc phân tích này làm bộc lộ khả năng thiết kế các bài tập, mã hóa được nội dung cần tổ chức cho sinh viên tìm tòi tức là tìm ra điểm “mấu chốt” là mâu thuẫn cần giải quyết của bài tập.

24

Bảng 2.2: Hệ thống tư liệu thực tiễn dùng trong xây dựng bài tập tình

huống học phần phương pháp dạy học hóa học khi dạy các bài về chất và nguyên tố.

Loại tư

liệu Tư liệu Loại bài tập tình huống

Tư liệu văn bản và tư liệu kĩ thuật số

Giáo án môn Hóa học (nguyên tố và chất hóa học) của GV phổ thông, giáo sinh thực tập.

Rèn năng lực xác định mục tiêu bài học

Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, đề kiểm tra.

Rèn năng lực xác định nội dung bài học.

Rèn năng lực thiết kế hoạt động học tập.

Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch dạy học, băng ghi hình.

Rèn năng lực lựa chọn, thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học

Rèn năng lực lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

Từ khả năng mã hóa nội dung đó, căn cứ vào bài giảng để chọn các tình huống thiết kế bài tập sao cho kết quả khi giải bài tập đó sinh viên góp phần phát triển thêm các năng lực dạy học.

Bƣớc 3.2: Soạn bài tập: Bài tập phải được gọt giũa bằng các thuật ngữ khoa học. Sử dụng đúng ngôn ngữ theo mục tiêu của của dạng bài tập tình huống. Ngôn ngữ thể hiện đơn giản, trong sáng. Bài tập có nội dung dài vừa phải trong đó cần phải tường minh yêu cầu nào sinh viên phải thực hiện. Giai đoạn 4: Đánh giá bài tập tình huống.

Bƣớc 4.1: Đánh giá sơ bộ bài tập tình huống. BTTH nhằm mục đích phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm khoa hóa học nên phải đảm bảo các yêu cầu: Chính xác, cơ bản, hệ thống, sư phạm, có tính xác thực, khách quan, tường minh mối quan hệ hài hòa giữa thông tin đã biết và yêu cầu tìm,

25

đảm bảo tính thiết thực giá trị sử dụng để tổ chức dạy học học phần phương pháp dạy học hóa học khi dạy về nguyên tố và chất hóa học, phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm theo chuẩn đầu ra.

Bƣớc 4.2: Đánh giá BTTH sau khi sử dụng. Sau khi đánh giá sơ bộ bài tập sẽ được chỉnh sửa và bước vào giai đoạn đánh giá chính thức thông qua ý kiến thăm dò của sinh viên về bài tập, đánh giá năng lực của sinh viên thông qua tác động của bài tập. Cuối cùng xem xét và chỉnh sửa lại lần cuối để hoàn thiện hệ thống BTTH cho học phần phương pháp dạy học hóa học khi dạy về chất và nguyên tố.

2.2.3. Phân loại và giới thiệu một số BTTH trong dạy chƣơng IV: “Phƣơng pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học”, học phần PPDH ở trƣờng phổ thông

2.2.3.1. Phân loại BTTH

Phân loại các BTTH dựa trên các thành tố của kế hoạch dạy học nhằm phát triển năng lực dạy học cho SV:

Phân loại BTTH Phát triển năng lực

BTTH xác định mục tiêu bài học (BTTH 1) Xác định mục tiêu bài học. BTTH phân tích, xác định nội dung bài học

(BTTH 2)

Xác định nội dung bài học. BTTH lựa chọn phương pháp dạy học

(BTTH 3)

Lựa chọn phương pháp dạy học. BTTH lựa chọn phương tiện dạy học

(BTTH 4)

Lựa chọn phương tiện dạy học. BTTH lựa chọn hình thức tổ chức dạy học

(BTTH 5)

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học. BTTH rèn luyện kĩ năng kiểm tra – đánh giá

(BTTH 6)

Rèn luyện kĩ năng kiểm tra – đánh giá.

2.2.3.2. Một số BTTH trong dạy chƣơng IV: “Phƣơng pháp dạy học các

26

Bài tập tình huống 1: Bài tập tình huống rèn năng lực xác định mục tiêu bài học.

Bài tập tình huống rèn luyện năng lực xác định mục tiêu bài học được xây dựng dựa trên tư liệu giáo án bài giảng của SV bài 30: Clo (SGK HH 10 NC) (BTTH 1.1)

Một sinh viên khi soạn bài 30: Clo (SGK HH 10 NC) đã xác mục tiêu dạy học như sau:

Kiến thức:

- HS nêu tính chất vật lí, ứng dụng trạng thái tự nhiên, nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thức lắp dụng cụ thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm.

- HS giải thích được tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh và tính khử trong một số phản ứng.

Kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS ý thức, tính cẩn thận, kiên trì khi làm thí nghiệm, đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.

- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của clo và giải bài tập định lượng về clo.

Thái độ:

- HS đam mê nghiên cứu khoa học, rèn luyện được các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Câu hỏi:

- Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu dạy như trên đã đúng chưa? Vì sao? - Thông qua bài này sẽ phát triển năng lực nào cho HS? Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên như thế nào?

- Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà anh (chị) sẽ sử dụng trong bài soạn?

27

- Cách xác định mục tiêu như trên là chưa đúng vì: Trong phần kiến thức “ Cách thức lắp dụng cụ…” là mục tiêu về kĩ năng. Trong phần kĩ năng có “ Rèn luyện cho HS ý thức, tính cẩn thận, kiên trì khi làm thí nghiệm, đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.” là của phần thái độ. Trong phần thái độ “, rèn luyện được các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp” của phần kĩ năng. Cần xác định mục tiêu định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Thông qua bài 30: Clo phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề và tính toán hóa học, năng lực hợp tác và làm việc độc lập, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Thiết kế lại:

Kiến thức: + HS giải thích được tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh và tính khử trong một số phản ứng.

+ HS nêu được tính chất vật lí, ứng dụng trạng thái tự nhiên, nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Kĩ năng: Cách thức lắp dụng cụ thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Rèn luyện được các kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp. Rèn luyện kĩ năng viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của clo và giải bài tập định lượng về clo.

Thái độ: HS đam mê nghiên cứu khoa học, tin vào khoa học. Rèn luyện cho HS ý thức, tính cẩn thận, kiên trì khi làm thí nghiệm, đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm. Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và tính toán hóa học.

+ Năng lực hợp tác và làm việc độc lập: Khi tổ chức cho HS thảo luận

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương IV Phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học, học phần Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)