Tính mạch lạc ngầm ẩn

Một phần của tài liệu tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của nguyễn bính (Trang 41 - 45)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2.5.Tính mạch lạc ngầm ẩn

Tác giả Chim Văn Bé khái niệm mạch lạc của văn bản là “sự liên thông trôi chảy về nghĩa của các cấp độ đơn vị ngôn từ bậc dưới văn bản, tạo nên tính liên tục về nghĩa của văn bản. Sự liên thông trôi chảy về nghĩa trong văn bản có thể hiển hiện trên bề mặt ngôn từ qua những phương tiện thể hiện cụ thể, hay mang tính chất ngầm ẩn. Mạch lạc của văn bản có thể thể hiện qua hai cấp độ: mạch lạc trong tổ

40

chức nội tại của câu, cú và mạch lạc xuyên qua biên giới câu. Trong văn bản thơ trữ tình, do yêu cầu của việc hiệp vần và hòa phối về nhịp để tạo tiết tấu, nên từ công cụ ít được sử dụng, trật tự các thành tố cú pháp trong câu, cú có thể bị đảo lộn, dấu câu không được dùng hay dùng thiếu chính xác. Do đó ranh giới câu, cú không rõ ràng, mạch lạc bên trong câu, cú hay mạch lạc xuyên qua biên giới câu cũng thường mang tính ngầm ẩn. Vì thế, làm sáng tỏ mạch lạc của văn bản thơ trữ tình là điều có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tiếp cận và thuyết giải ngôn từ thơ ca”. [1, tr.122]

Bàn về mạch lạc trong tổ chức nội tại của câu, Chim Văn Bé nhận định về mặt cú pháp, câu trong văn bản thơ trữ tình thường có hình thức thể hiện không rõ ràng xác định. Vì thế, để có sơ sở xem xét mạch lạc trong tổ chức nội tại câu, cần phải xác lập tương quan câu ngữ pháp với dòng thơ. Tác giả đưa ra mối tương quan giữa câu ngữ pháp với dòng thơ:

(1) Mỗi dòng thơ tương đương với một câu đơn có hiện dạng đầy đủ hai thành phần đề - thuyết hay chỉ có phần thuyết, phần đề bị ẩn hay tỉnh lược.

(2) Mỗi dòng thơ tương đương với một câu ghép, có thể thuộc nhiều tiểu loại: ghép đề, ghép thuyết, ghép cú.

(3) Mỗi dòng thơ tương đương với một câu phức, bao gồm các tiểu loại, phức đề, phức thuyết, phức đề và phức thuyết.

(4) Mỗi dòng thơ tương đương với nhiều câu, thường là câu đơn. (5) Nhiều dòng thơ hợp lại tương đương với một câu

(6) Mỗi dòng thơ tương đương với một câu và một, hai thành phần chức năng của câu khác mà các thành phần chức năng của câu còn lại được triển khai trong dòng thơ trước hay sẽ được triển khai trong dòng thơ tiếp theo. Đây là trường hợp ít xuất hiện nhất trong văn bản thơ.

Tiếp theo, để nắm bắt chính xác mạch lạc trong tổ chức nội tại của câu, Chim Văn Bé cho rằng cần phải xem xét cấu trúc của sự tình câu biểu đạt.

Theo tác giả, về đại thể, mỗi sự tình được câu biểu đạt gồm lõi (core) và các

tham thể (participants). Lõi sự tình là hành động, quá trình, tính chất, trạng thái hay quan hệ, được biểu đạt bằng vị từ trung tâm trong khung ngữ vị từ. Tham thể là tất cả các thực thể tham gia vào sự tình với vai nghĩa hay vai diễn khác nhau. Mối

41

quan hệ ngữ nghĩa giữa các vai diễn với lõi sự tình có thể được đánh dấu và biểu thị trực tiếp bằng kết từ, hay chỉ được phản ánh qua trật tự tuyến tính. Chính khả năng thứ hai này gây khó khăn cho việc nhận diện và xác định vai nghĩa của các thực thể tham gia vào sự tình.

Dựa vào tầm quan trọng của tham thể trong cấu trúc sự tình, Chim Văn Bé chia tham thể thành hai loại: diễn thể (Actants) và chu thể (Circumstants). Diễn thể là những vai diễn bắt buộc phải có mặt, ngoại trừ trường hợp tỉnh lược dựa vào ngôn cảnh hay tình huống. Chu thể là những vai diễn tự do, không bắt buộc phải có mặt. Khả năng kết hợp tiềm tàng của vị từ quy định diễn thể và chu thể. Tuy nhiên, tác giả lưu ý: “để xác định chính xác vai nghĩa nào đó là diễn thể hay chu thể, cần phải xem xét vai nghĩa trong khung ngữ vị từ cụt thể. Lõi sự tình và các vai nghĩa bắt buộc tạo thành đặc trưng khung ngữ vị từ (frame features).” [1, tr.127]

Sau đây là các vai diễn thường xuất hiện trong cấu trúc tham thể của khung ngữ vị từ mà tác giả đã khái quát hóa và hệ thống hóa trên cơ sở ngôn từ thơ ca tiếng Việt: hành thể, nghiệm thể, quá thể, tiếp thể, lợi thể, kết thể, lực, bị thể, vị thể, tồn thể, đồng quy thể, bị đồng quy thể, đối thể, nguồn, đích, công cụ, vị trí, đồng hành thể, liên đới thể, phương hướng, lối, thời điểm, thời lượng, sở hữu thể, sở thuộc thể, nội dung, nguyên nhân, kết quả, mục đích, cách thức, tầm, chất liệu.

Đặc biệt, tác giả còn đề cập đến hiện tượng mở rộng và phức hóa sự tình: “mở rộng sự tình là hiện tượng nhiều sự vật có chung vai nghĩa nào đó đối với lõi sự tình. Về chức năng cú pháp, các sự vật đồng vai nghĩa được cấu trúc hóa bằng những thành phần, thành tố cú pháp, đồng chức năng có quan hệ đẳng lập”

[1,tr.139].

Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu này, tác giả còn đề cập đến mạch lạc xuyên biên giới câu. Đó là mạch lạc trong mối quan hệ ngữ nghĩa của câu. Nhìn chung, giữa các câu có thể có mối quan hệ sau đây: gia hợp, thời gian(đồng thời, nối tiếp), đối sánh ( khác biệt, tương phản, tương đồng ), nhân-quả, quả nhân, chứng minh-minh họa, xác nhận-khẳng định, điều chỉnh, khái quát hóa. Các mối quan hệ thể hiện mạch lạc của văn bản thường được xác lập bằng các phương thức:

(1) Chuyển ngữ, chuyển tố

42

(3) Trật tự tuyến tính

Chim Văn Bé lưu ý: “Quan hệ mạch lạc được xác lập bằng chuyển ngữ, chuyển tố và các ngữ đoạn chức năng biểu thị thời gian, không gian chính là mạch lạc được hiển ngôn hóa trên bề mặt ngôn từ. Còn mạch lạc được xác lập bằng trật tự tuyến tính là mạch lạc mang tính chất ngầm ẩn.” [1, tr. 141]

1.4.3. Nhận xét quan điểm của tác giả

Tuy đặc trưng ngôn từ thơ trữ tình là một chương trong quyển giáo trình

Ngôn ngữ học văn chương Việt Nam nhưng Chim Văn Bé đã làm việc hết sức nghiêm túc. Công trình đảm bảo đầy đủ về nội dung, kiến thức, đã đóng góp không nhỏ cho ngành ngôn ngữ học Việt Nam nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung.

Ông vận dụng quan điểm của R. Jakobson một cách hiệu quả và linh hoạt vào nền thi ca Việt Nam, ông chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thơ, mối quan hệ giữa âm nhạc và tính nhạc mà những công trình nghiên cứu trước đó không đạt được. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót, thậm chí mâu thuẫn trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. Từ đó, định hướng người đọc đến một kết luận chung nhất, đúng đắn và toàn diện hơn.

Nếu trong Ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt nêu lên tính tương xứng thì trong Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, Chim Văn Bé đã khái quát thành tính hòa phối đa phương diện một cách đầy đủ và đưa ra dẫn chứng thuyết phục. Trên cơ sở tiếp thu, vận dụng quan điểm của R. Jakobson, Chim Văn Bé đã rút ra những biểu hiện, nguyên lí, đặc trưng của thơ ca. Từ đó, ông rút ra hệ quả chung, làm nên đặc trưng của ngôn ngữ thơ - chính là tính hòa phối đa phương diện như vừa nêu ở trên. Đây là một đóng góp đáng ghi nhận nhất của tác giả.

Một điểm xác đáng tiếp theo nữa là tác giả đã làm sáng tỏ tính chất song hành cú pháp trong công trình nghiên cứu của R. Jakobson. Trong công trình nghiên cứu của Chim Văn Bé, tính chất song hành ấy chính là tính hòa phối về cú pháp. Ông đã định nghĩa, giải thích và dẫn chứng một cách rõ ràng, cụ thể mà hầu như những tác giả đi trước không giải thích được.

43

Và điểm đặc biệt là tác giả đã là sáng tỏ mối quan hệ giữa tính nhạc của thơ và âm nhạc. Điểm hạn chế mà các tác giả trước luôn mắc phải khi lẫn lộn, nhầm tưởng thành mối quan hệ giữa nhạc phổ thơ và thơ phổ nhạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì những đóng góp tích cực của tác giả, nên có thể kết luận rằng Ngôn ngữ văn chương Việt Nam của Chim Văn Bé là một công trình hoàn chỉnh về những đặc trưng của ngôn ngữ tạo nên nền văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của nguyễn bính (Trang 41 - 45)