5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.2. Về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ
Hình tượng thơ là một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ [6, tr.100].
Nghĩa hình tượng của từ được hình thành do quá trình phát sinh ý nghĩa xảy ra trong quá trình lịch sữ lâu dài.
1.3.3. Một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ
Về tính tương xứng, Hữu Đạt cho rằng: “Không những tính tương xứng bao gồm những cái tương phản, đối ứng hoặc cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau”. [6, tr.131]
Theo Hữu Đạt, đứng từ góc độ cái biểu hiện và cái được biểu hiện thì bao gồm: tính tương xứng được biểu hiện qua mặt âm thanh, ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và tính tương xứng trực tiếp, gián tiếp.
Hữu Đạt nhận định: “Tính tương xứng về âm thanh có tác dụng làm cho sự liên kết giữa những dòng thơ, câu thơ trở nên gắn bó ràng buộc”. Nói đến tương xứng về mặt âm thanh, trước hết phải nói đến tính tương xứng về mặt thanh điệu. Ông còn chỉ ra rằng: Tính tương xứng về thanh điệu không chỉ là đối ứng giữa hai loại thanh bằng trắc mà còn bao gồm các hiện tượng đi sóng đôi với nhau, tạo thành những cặp nhất định. Các thanh điệu trong tiếng Việt ngoài sự đối lập với nhau về bằng trắc, còn đối lập với nhau về âm vực theo tiêu chí cao/thấp và về đường nét theo tiêu chí bằng phẳng/không bằng phẳng, gấp khúc/không gấp khúc.
[3, tr.134]
Ông phân loại tính tương xứng về âm thanh thành hai kiểu. Đó là tính tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ và trên một dòng thơ. Tương xứng âm thanh trên hai dòng thơ bao gồm tính tương xứng toàn bộ và tương xứng bộ phận. Còn
tương xứng âm thanh trên một dòng thơ thì bao gồm tương xứng giữa hai vế của dòng thơ và tương xứng giữa các bộ phận trong một trong một vế của dòng thơ.
Ngoài ra ông cũng nêu tác dụng của hai kiểu này đó là tương xứng trên các dòng thơ tạo nên vẻ đẹp chung, hoàn chỉnh, còn tương xứng trên một dòng thơ làm nên vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ, từ đó làm cơ sở hình thành cho vẻ đẹp chung của toàn bài thơ.
26
Còn tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ bao gồm bốn loại: tương xứng ý nghĩa về từ vựng, tương xứng về từ loại, tương xứng ở bậc từ, tương xứng ở bậc cấu trúc. Hữu Đạt khẳng định rằng: tất cả các kiểu tương xứng đều có thể xảy ra trên trục hệ hình và trục cú đoạn.
Theo tác giả, biểu hiện của tính tương xứng về ý nghĩa từ vựng là “các từ cùng lúc tham gia vào nhiều thế tương xứng trên cả trục hệ hình và trục cú đoạn”.
Ông cho rằng kiểu này có thể chia thành hai loại nhỏ: tương xứng theo nét nghĩa đối lập (trái nghĩa nhau) và tương xứng theo nét nghĩa bổ sung (gần nghĩa, đồng nghĩa).
Trong tính tương xứng về từ loại, Hữu Đạt cho rằng: “tương xứng về từ loại là tương xứng gồm các từ cùng thuộc một nhóm từ loại đi sóng đôi với nhau (cùng là danh từ, cùng là tính từ…). Thường gặp sự tương ứng của các từ loại thuộc nhóm thực từ và sự tương ứng có thể diễn ra cả trên trục hệ hình và trục cú đoạn” [6, tr.144]
Tương xứng ở bậc từ, theo Hữu Đạt định nghĩa “Là sự tương xứng mà các từ đi thành từng cặp sóng đôi với nhau trên trục hệ hình và trục cú đoạn” [6, tr.144].
Về tương xứng ở bậc cấu trúc, ông cho rằng có sự tương xứng của các loại kết cấu: Kết cấu - chính phụ và Kết cấu động – danh – tính.
Cuối cùng, khi nói đến tính tương xứng trực tiếp và gián tiếp trong ngôn ngữ thơ ca, Hữu Đạt xem xét mối quan hệ về mặt vị trí giữa các yếu tố với nhau, về bản chất, tính tương xứng trực tiếp và gián tiếp nằm ngoài cấu trúc nội tại của nó. Ông nhận định về tính tương xứng trực tiếp như sau: “Nếu chúng ta có cặp các yếu tố AB, CD… (yếu tố ở đây có thể là một từ, một cụm từ hoặc một câu) tương xứng với nhau thì xét trên trục hệ hình và cú đoạn giữa A và B, giữa C và D không có một yếu tố X nào xen giữa” [3, tr.145]. Còn tương xứng gián tiếp (gián cách) được ông nhận định: “Nếu chúng ta có cặp yếu tố AB, CD (yếu tố ở đây được hiểu là một từ, một cụm từ hoặc một câu) tương xứng với nhau thì xét trên trục hệ hình và trục cú đoạn giữa A và B, C và D có yếu tố X nào đó xen giữa” [6, tr.146]. Tuy nhiên trên thực tế, nó thường xảy ra trên trục hệ hình, hầu như không xảy ra trên trục cú đoạn.
Về tính nhạc của ngôn ngữ thơ, xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ lời nói với ngôn ngữ âm nhạc, Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ gồm có: ngôn ngữ âm thanh (lời
27
nói) và văn tự (chữ viết), âm nhạc gồm có: các nốt nhạc và các kí hiệu của nốt nhạc.
Ông cho rằng: “thực chất mối quan hệ giữa ngôn ngữ và âm thanh chính là mối quan hệ giữa âm thanh và các nốt nhạc, còn mối quan hệ giữa chữ viết và các kí hiệu của nốt nhạc là sự biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ đó. Nghĩa là chỉ có nhịp điệu, ngữ điệu của lời nói, độ dài, ngắn, mạnh, yếu của các kết hợp âm thanh bao gồm: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc của từng âm thanh cụ thể và của thanh điệu là những yếu tố liên quan trực tiếp đến âm nhạc”. [6, tr.157-158]
Hữu Đạt cũng khẳng định tiếng Việt ta giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu nên độ dài âm tiết thường ngắn và bao giờ cũng tách rời nhau. Đây là đặc điểm khiến ngôn ngữ Việt giàu tính nhạc: “Một âm tiết của tiếng Việt bao giờ cũng được biểu thị bằng một nốt nhạc, hoặc bằng vài nốt nhạc luyến láy với nhau”. [6, tr.158-159]
Đầu tiên xem xét tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Hữu Đạt cho rằng khi nói đến cách hòa âm trong thơ là nói tới cách hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định nào đó ở trong câu thơ, đoạn thơ và một bài thơ cụ thể.
Tác giả cũng khẳng định: “không phải mỗi một thanh điệu sẽ ứng sẽ ứng với một nốt nhạc nhất định mà nó có thể ứng với một nốt nhạc hoặc một vài nốt nhạc. Ngược lại một nốt nhạc cũng có thể ứng với một thanh điệu hoặc một vài thanh điệu khác nhau”. [6, tr.160]
Hơn nữa tác giả cho rằng chính tính giàu khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt cũng như giá trị gợi hình của chúng là một cơ sở vật chất quan trọng giúp cho các nhà nghệ sĩ tìm tòi, phát hiện và sáng tạo ra những hình tượng âm nhạc phong phú.[6, tr.162]
Hữu Đạt cho rằng “chính sự khác nhau về âm vực, về đường nét của thanh điệu, sự khác nhau về cách kết hợp nguyên âm, phụ âm với nguyên âm trong từng âm tiết cũng như cách kết hợp các âm tiết để tạo thành câu thơ... sẽ tạo nên sự khác nhau về cao độ, trường độ của nốt nhạc. Cũng chính vì vậy, nó sẽ tạo ra sự khác nhau về tiết tấu, về đường nét âm nhạc nói chung” [6, tr.160].
28
Đồng thời ông khẳng định: “Tính năng động và tính quy định tương đối cũng xảy ra giữa giai điệu, nhịp độ, nhịp điệu... của âm nhạc với cách kết hợp âm của mỗi âm tiết cụ thể và giữa các âm tiết với nhau. Tức là, có liên quan đến độ đóng /mở của âm tiết, tính tắc họng / không tắc họng của việc phát ra âm tiết đó...” [6, tr.161]. Hay khẳng định: “rõ ràng là, trong các bài hát, ca khúc, các yếu tố ngôn ngữ có vai trò cực kì quan trọng làm nên cấu trúc âm nhạc nói chung” [6, tr.161- 162]. Tác giả cũng quan niệm ngôn ngữ thơ có cơ cấu dễ làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đạt âm nhạc[6, tr.163]. Cuối cùng ông kết lại rằng : “...Bởi như trên đã phân tích, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và âm nhạc không đồng nhất, có tính quy định lẫn nhau”.[6, tr.164]
Theo tác giả: “Chúng ta cần phải quan niệm một cách rõ ràng rằng tính xác định về quãng cách trong âm nhạc hoàn toàn khác với tính không xác định về cách chia cắt nhịp điệu thơ theo cảm tính về tính nhạc của nó. Sự ngắt nhịp thơ trên phương diện ngôn ngữ đòi hỏi phải có sự nghiêm ngặt chứ không tùy tiện.”[6, tr.166]
1.3.4. Nhận xét quan điểm của tác giả
Hữu Đạt đặt hai thao tác lựa chọn và kết hợp lên đầu công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam, ông cho rằng đó là cơ sở dẫn đến đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Nhưng thực ra lựa chọn và kết hợp là hai thao tác tất yếu khi sử dụng ngôn ngữ không chỉ trong văn chương mà còn tồn tại trong mọi hoạt động nói năng giao tiếp.
Khi bàn về phương thức tạo hình, Hữu Đạt cho rằng tiền đề vật chất của phương thức tạo hình là giá trị gợi hình của phần vần và nguyên âm. Nhưng hầu nhưng ông dẫn ra các ví dụ toàn là từ láy. Dường như, ông chỉ biết giá trị gợi hình của từ láy, còn những khía cạnh khác của vấn đề thì không.
Còn phần phương thức biểu hiện thì tác giả giải thích chưa thật thỏa đáng:
“Phương thức biểu hiện là việc khai thác các khả năng biểu hiện của đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản”. Định nghĩa dường như càng là người đọc càng mơ hồ do nó quá chung chung, và không có cơ sở khoa học.
Ông càng cực đoan hơn khi cho rằng: Các từ mang nguyên âm dòng trước: i, ê, e thường có sức biểu hiện cho những tình cảm tươi sáng, nhí nhảnh, còn các từ
29
mang nguyên âm dòng sau và dòng giữa: ư, u, o, ô thường có sức biểu hiện gợi ra cảm giác u tối, trầm buồn. Về thanh điệu, thanh bằng diễn tả tâm trạng sâu lắng, những nỗi buồn vắng mênh mông, thanh trắc thể hiện cảm xúc mạnh mẽ, khỏe khoắn. Vậy thì tệ hại, bi thảm, bẽ bàng thì sao? Đây là những từ không hề gợi sự tươi vui mà thậm chí mang tâm trạng đau buồn, chua xót. Hay tươi vui, rộn rã, nô nức có gợi cảm giác buồn bã không hay nó đang diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc của con người.
Hữu Đạt cũng thiếu chính xác khi cho rằng chuyển nghĩa sẽ làm nảy sinh phương thức biểu hiện.
Trong phần tính tình thái của các đơn vị ngôn ngữ, theo Hữu Đạt, tính tình thái tồn tại ở các đơn vị thuộc mọi cấp độ của ngôn ngữ, tức cả âm vị, hình vị và từ cũng có tính chất này, nhưng thực tế chỉ câu và văn bản mới có tính chất này.
Còn về tính tương xứng thì tác giả có chỉ ra được nhưng chỉ tập trung ở phép đối mà không định nghĩa tính tương xứng là gì, không đi sâu phân tích, chứng minh và quan trọng hơn là không nêu ra ý nghĩa của nó. Đồng thời, tính tương xứng mà ông nêu ra rất giống với phép đối- một loại nghệ thuật tu từ rất phổ biến trong thơ ca. Ngoài ra, tác giả còn xem tính tương xứng như là một đặc điểm duy nhất tạo nên vẻ đẹp đăng đối, hài hòa của bài thơ.
Và cuối cùng là phần tính nhạc, Hữu Đạt đã dành hẳn một chương để bàn về tính nhạc trong thơ ca. Nhưng kết quả mà ông cố công phân tích chỉ khẳng định chủ quan, lộn xộn, mâu thuẫn từ đầu đến cuối. Ông đề cập đến sự tương thích giữa thanh điệu, một số loại hình âm tiết tiếng Việt với độ cao của một số nốt nhạc có nguồn gốc phương Tây nhưng ông không định nghĩa thế nào là tính nhạc và tính nhạc mang lại điều gì cho thơ ca Việt Nam.
Trong quá trình luận giải mối quan hệ giữa ngôn từ thơ ca và âm nhạc, Hữu Đạt đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau: khi thì tác giả nhận định ngôn từ thơ ca tạo ra âm nhạc, quy định âm nhạc [6, tr.160]. Nhưng khi xem xét mối tương quan về độ cao của các thanh điệu với độ cao của các nốt nhạc, ông lại nhận định độ cao của thanh điệu không phải là cái tương ứng với độ cao của âm nhạc [6, tr.160]. Kết luận thanh điệu và nốt nhạc không có quan hệ quy định về độ cao là chính xác, nhưng lại đối lập với nhận định vừa mới nêu trên đây. Cũng liên quan
30
đến nội dung này, Hữu Đạt cho rằng âm nhạc quy định ngôn từ [6, tr.161]. Nhưng đến trang kế tiếp, tác giả lại nhận định ngược lại: ngôn từ là cơ sở tạo nên âm nhạc
[6, tr.162]. Hay ngôn ngữ thơ có cơ cấu dễ làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đạt âm nhạc [6, tr.163]. Tuy vậy, chỉ ngay sau đó, ông lại cho rằng: ngôn ngữ và âm nhạc quy định lẫn nhau.
Những trích dẫn vừa nêu chứng tỏ kiến thức về âm nhạc của Hữu Đạt chưa thật xác đáng, đa phần mang tính chủ quan.
Ông cũng thiếu chính xác khi cho rằng, trong một khuôn nhạc có tám nốt, từ một nốt nào đó, người ta thường chỉ nâng lên hay hạ xuống tối đa là một quãng tám. Tám nốt nhạc được ghi chú tuần tự là: mì, pha, son, la, si, đô, rê, mí. Loại âm nhạc mà Hữu Đạt đề cập là loại âm nhạc phương Tây du nhập vào Việt Nam. Tiếc rằng trong quá trình kiến giải, ông lại giải thích không chính xác.
Chính vì thiếu hiểu biết về tính nhạc của thơ nên ông đã phê phán một quan niệm rất đúng: “Trong ngôn ngữ thơ, quãng cách không xác định rõ rang như trong âm nhạc…Còn quãng cách trong âm nhạc phải được xác định rõ ràng không thể tùy tiện thay đổi” [6, tr.165 - 166]. Thực tế thì nhận định của các nhà nghiên cứu hoàn toàn chính xác so với quan điểm thiếu khoa học mà Hữu Đạt đã đưa ra.
Mối quan hệ giữa ngôn từ thơ ca và âm nhạc mà Hữu Đạt cố gắng làm sáng tỏ không đạt được kết quả gì thực chất chỉ là mối quan hệ giữa thơ được phổ nhạc và nhạc phổ thơ trong ca khúc phổ thơ.
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA CHIM VĂN BÉ
Trong giáo trình Ngôn ngữ học văn chương Việt Nam, Chim Văn Bé dành riêng chương II để làm sáng tỏ phương thức biểu đạt và đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình. Công trình nghiên cứu của Chim Văn Bé đã góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu đặc sắc thơ ca Việt Nam.
1.4.1. Phương thức biểu đạt của thơ trữ tình
Theo tác giả thơ trữ tình sử dụng hai phương thức biểu đạt chính: miêu tả và biểu lộ.
Ông định nghĩa: “Miêu tả là thể hiện đối tượng trong mối quan hệ với đặc trưng, tính chất, trạng thái hay hành động, hoạt động, quá trình nào đó” và “Biểu
31
lộ là bày tỏ thái độ, suy nghĩ chủ quan của chủ thể trữ tình trước bức tranh ngoại vật hay nội tâm được tạo ra bằng phương thức miêu tả” [1, tr.37].
Theo Chim Văn Bé: “Trong văn bản thơ trữ tình, số dòng thơ, khổ thơ được tạo tác bằng phương thức miêu tả thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều lần so với dòng thơ, khổ thơ được tạo tác bằng phương thức biểu lộ. Tuy vậy phương thức biểu lộ có tầm quan trọng đặc biệt. Do đặc trưng thể loại quy định, ngôn ngữ thơ trữ tình không thể dừng lại ở việc miêu tả bức tranh ngoại vật hay tâm trạng, mà thông qua miêu tả, nhà thơ thường bày tỏ thái độ, suy tư chủ quan về đối tượng được miêu tả”. [1, tr.38].
Ngoài ra, ông còn cho rằng bên cạnh miêu tả và biểu lộ, thơ trữ tình còn sử dụng phương thức thuật sự.
1.4.2. Đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình
1.4.2.1. Tính tạo hình - biểu cảm
Về tính tạo hình, tác giả khẳng định: “Tạo hình là tạo ra hình ảnh cụ thể