Tính tạo hìn h biểu cảm

Một phần của tài liệu tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của nguyễn bính (Trang 33 - 35)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2.1. Tính tạo hìn h biểu cảm

Về tính tạo hình, tác giả khẳng định: “Tạo hình là tạo ra hình ảnh cụ thể sinh động” “thơ ca tạo hình bằng ngôn từ thể hiện qua phương thức miêu tả trực tiếp và các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Kết cấu ngôn từ có giá trị tạo hình kích thích tâm trí người đọc, rồi với tri thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội đã trải nghiệm, tích lũy được, người đọc cảm nhận được hình ảnh cụ thể sinh động của đối tượng được miêu tả thông qua trí tưởng tượng”.[1, tr.39]

Ông lưu ý rằng tính tạo hình của ngôn ngữ thơ ca nói riêng và của ngôn từ nghệ thuật nói chung không chỉ thể hiện qua hình ảnh thị giác mà còn bao gồm cả hình ảnh thính giác, hình ảnh xúc giác, hình ảnh khứu giác, hình ảnh vị giác, hình ảnh động giác, tức cảm giác về sự vận động và đặc biệt hình ảnh mang tính chất phối cảm loại hình ảnh được tạo ra từ sự cảm nhận phối hợp nhiều giác quan. [1,tr.39]. Đồng thời, tính tạo hình còn được thể hiện qua đơn vị ngôn từ dùng để miêu tả. Đơn vị ngôn từ này thuộc hai cấp độ danh ngữ và cấu trúc đề thuyết.

Theo Chim Văn Bé thì ở cả hai cấp độ, nghĩa của vị từ, ngữ vị từ làm định tố hay phần thuyết càng có sắc thái miêu tả cụ thể, thì tính tạo hình cành đậm nét, hình ảnh của sự vật càng sinh động. Vì thế, từ láy, từ ghép chính - phụ sắc thái hóa về nghĩa, từ tượng hình và từ tượng thanh có ưu thế nổi trội về chức năng tạo hình trong ngôn từ thơ ca, nên các nhà thơ thường tập trung khai thác các lớp đơn vị này.

32

Mặt khác, ngữ vị từ làm định tố hay phần thuyết càng được phức hóa bằng nhiều bậc quan hệ chính phụ, thì sắc thái miêu tả càng tăng lên. Tuy nhiên, do dòng thơ có giới hạn về độ dài, nên ngữ vị từ làm định tố hay phần thuyết thường được phức hóa không quá hai ba bậc.

Bên cạnh đó, theo tác giả: “Trong văn bản thơ trữ tình, còn xuất hiện những danh ngữ hay cấu trúc đề thuyết, trong đó các thành tố có quan hệ bất thường về nghĩa từ vựng”. [1, tr.41]. Tác dụng tạo hình của cách kết hợp này nổi bật lên khi vị từ trung tâm của phần thuyết biểu thị hành động, quá trình vật chất cụ thể, quan sát được kết hợp với phần đề hay bổ tố biểu thị những sự vật trừu tượng, vô hình, không quan sát được. Quan hệ bất thường về nghĩa giữa các thành tố có tác dụng lạ hóa đối tượng được miêu tả, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Tính chất bất thường giữa các thành tố càng cao, thì hình ảnh càng lạ, ấn tượng đối với người đọc càng mãnh liệt.

Chim Văn Bé cũng khẳng định: “Do yêu cầu hiệp vần và tạo nhịp, định tố miêu tả hay phần thuyết có thể được đảo vị trí, đặt ở đầu dòng thơ hay đặt trước danh từ, danh ngữ làm chính tố hay phần đề” [1, tr.42]. Ngoài ra, ở đầu dòng thơ còn thường xuất hiện trạng ngữ cách thức cấu tạo bằng vị từ, ngữ vị từ, có chức năng miêu tả hình thức diễn ra của sự tình được biểu đạt tiếp theo. Vì thế, loại trạng ngữ này có chức năng đặc thù cho việc tạo hình ảnh trong văn bản thơ.

Đặc biệt là tính chất tạo hình của ngôn từ thơ ca còn được thể hiện qua một lớp đơn vị có nghĩa biểu thị hình dạng hay / và khối lượng của sự vật, mà ở đây chúng tôi tạm gọi là danh từ chỉ hình khối: “cơn, làn, mái, mảnh, bờ, dòng, khối, nhánh, luồng, từng (tầng), quả, trái, sợi…” Những danh từ này làm chính tố trong danh ngữ, có định tố đứng sau là danh từ chỉ vật thể hay chất thể, có thể bị tỉnh lược. Ý nghĩa hình dạng của lớp từ này có thang độ đậm nhạt khác nhau tùy đơn vị cụ thể. Chính cái nghĩa hình dạng của lớp từ này gợi ra hình ảnh cụ thể, sinh động của đối tượng được cả danh ngữ biểu thị, nhất là khi đối tượng là những sự vật trừu tượng, vô hình, không quan sát được.

Để hiểu đúng và đánh giá chính xác cái hay của hình ảnh trong thơ trữ tình, trong nhiều trường hợp theo Chim Văn Bé cần xác định góc nhìn, cái tọa độ không gian mà từ đó đối tượng được quan sát. Trong những trường hợp này, hình ảnh hiện

33

ra là hoàn toàn tùy thuộc vào góc nhìn. Nhìn chung, góc nhìn trong thơ trữ tình có thể là chủ thể trữ tình (cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình).

Về tính biểu cảm, Chim Văn Bé đã khái niệm biểu cảm là bộc lộ các trạng thái cảm xúc như chán chường, buồn bã, đau đớn, câm phẫn, phấn khởi, hào hứng, tiếc nuối, tuyệt vọng, v.v... Bản thân khái niệm trữ tình cũng đã nói lên rằng tính biểu cảm như là đặc trưng bản thể của thơ trữ tình. Và cần lưu ý rằng, hình ảnh không phải là cái đích sâu xa mà chủ thể trữ tình hướng đến. Cái đích ấy là bộc lộ, bày tỏ tâm tư, xúc cảm. [1, tr.47]

Chủ thể bày tỏ các trạng thái cảm xúc trong thơ trữ tình là chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình), có thể hiển hiện, ẩn mình hay nhập vai vào nhân vật trong thơ trữ tình. Các trạng thái cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp qua tình thái ngữ biểu thị xúc cảm hay cấu trúc đề thuyết mang tính chất cảm thán. Hoặc các trạng thái cảm xúc có thể bộc lộ trực tiếp qua hình thức câu hỏi tu từ. Nhưng quan trọng hơn là các trạng thái cảm xúc gắn bó máu thịt với hình ảnh, không tách rời ra được. Chính sự gắn bó máu thịt giữa hình ảnh và cảm xúc làm cho ngôn ngữ thơ trữ tình có sức ám ảnh, lay động sâu xa tâm hồn người đọc, tạo thành những rung cảm thẩm mỹ sâu sắc. [1, tr.47]

Một phần của tài liệu tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của nguyễn bính (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)