Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và liên bang nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 92)

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, những chuyến thăm hữu nghị và ký kết giữa những ngƣời đứng đầu nhà nƣớc cũng nhƣ các bộ, ngành, doanh nghiệp cùng với các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại ... đã mở ra việc khôi phục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Công cuộc đổi mới Việt Nam và cải cách ở Liên bang Nga đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, đƣa đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế Việt Nam và Liên bang Nga đã lấy đƣợc đà, đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, là điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng. Đời sống nhân dân hai nƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao tạo nền tảng vững chắc để mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam có môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lƣợc công nghiệp hóa hƣớng xuất khẩu đã gia tăng nhu cầu về phát triển quan hệ với các nƣớc. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), những cải cách và điều chỉnh để tƣơng thích và phù hợp với các quy định của WTO đã khiến cho thị trƣờng Việt Nam có nhiều cơ hội cho hàng hóa và doanh nghiệp nƣớc ngoài đến với Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam đã trƣởng thành một bƣớc quan trọng trong đổi mới và cạnh tranh, có đƣợc lợi thế của ngƣời đi sau nên có nền tảng để phát triển nhanh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga hiện nay là những mặt hàng mà Việt Nam đang

84

có tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực để sản xuất, khai thác. Và trong những năm tới, Việt Nam có thể thâm nhập tốt vào thị trƣờng Nga với các mặt hàng nhƣ thủy sản, hàng dệt may, rau quả tƣơi và chế biến ...

Liên bang Nga là nƣớc xuất khẩu các mặt hàng có sẵn nguyên liệu trong nƣớc, trong đó chủ yếu về sản xuất công nghiệp. Thế mạnh của Nga là khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, đây là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nga. Thị trƣờng Nga là một thị trƣờng rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nga mới chỉ tới đƣợc thành phố lớn, thêm vào đó, thị trƣờng Nga có nhu cầu tiêu thụ cao đối với các mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu. Thị trƣờng Nga cũng là thị trƣờng khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hóa phải đảm bảo chất lƣợng cao nhƣ các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản.... Chính vì vậy, hàng hóa Việt Nam dễ xâm nhập thị trƣờng Nga hơn. Đồng thời, Nga cũng cung cấp cho Việt Nam những mặt hàng thiết yếu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đất nƣớc gồm các ngành luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp hóa chất, phân bón vi lƣợng, vật liệu xây dựng, thiết bị và phƣơng tiện vận tải ... Hơn nữa, Nga cung cấp cho Việt Nam những mặt hàng thế mạnh để phát triển đất nƣớc nhƣ máy móc, thiết bị, vũ khí nguyên vật liệu, các công nghệ cao, các phát minh sáng chế, các chuyên gia kỹ thuật ... với chất lƣợng tốt, bền và giá cả cạnh tranh. Và khi Liên bang Nga là thành viên chính thức thứ 156 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới thì việc thực thi những cam kết của Nga sẽ nổi lên những thuận lợi mà Việt Nam có thể tranh thủ trong xuất nhập khẩu. Vì hoạt động xuất nhập khẩu giữa Liên bang Nga và Việt Nam có liên quan chặt chẽ với các chƣơng trình hợp tác sản xuất, chế biến giữa hai nƣớc. Việt Nam nhập khẩu vật tƣ, thiết bị từ Nga để cung cấp cho chƣơng trình này, đồng thời xuất khẩu sản phẩm theo các thỏa thuận hợp tác giữa hai nƣớc.

85

Việt Nam và Liên bang Nga vốn có mối quan hệ truyền thống lâu đời, đã trải qua nhiều khó khăn, đƣợc thử thách trong 65 năm qua. Quan hệ giữa hai nƣớc vốn đƣợc thừa hƣởng từ mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt – Xô, đƣợc đổi mới và phát triển phù hợp với lợi ích của hai dân tộc và xu thế thời đại. Do đó, giữa hai nƣớc đã có sự hiểu biết, am tƣờng về nhau khá sâu rộng – là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy mối quan hệ tốt đẹp này.

Vì lợi ích song phƣơng và trƣớc tác động của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam và Liên bang Nga đều điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Liên bang Nga đã nhận thức đƣợc vai trò vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Ngƣợc lại, Việt Nam cũng có những lợi ích trong mục tiêu đối ngoại ở khu vực và trên thế giới khi hợp tác với Liên bang Nga. Thực tế cho thấy, Việt Nam và Liên bang Nga luôn có sự nhất trí cao trong các cuộc tiếp xúc chính trị, có những quan điểm tƣơng đồng về các vấn đề khu vực và quốc tế. Hàng loạt các văn kiện đã ký là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển trong quan hệ hợp tác của hai nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi sớm đƣa quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga lên nấc thang mới.

Ngoài ra, cộng đồng ngƣời Việt ở Liên bang Nga và những công ty tƣ nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động có hiệu quả với những trung tâm thƣơng mại của ngƣời Việt nhƣ Togi, Sông Hồng, Bến Thành và gần đây nhất là Trung tâm thƣơng mại Hà Nội – Maxcova. Cùng với những nỗ lực từ hai phía và những thành tựu bƣớc đầu trong quan hệ hợp tác là điều kiện thuận lợi để đƣa quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và nguyện vọng của hai dân tộc.

Nhìn chung, Việt Nam và Liên bang Nga là hai bạn hàng truyền thống của nhau, là hai thị trƣờng có thể hoàn toàn bổ trợ cho nhau và thiết yếu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của hai nƣớc. Do đó, quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa hai nƣớc ngày càng đƣợc diễn ra hết sức thuận lợi.

86

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và liên bang nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)