Các mối quan hệ hợp tác song phƣơng của quốc gia này với quốc gia khác cũng thƣờng phải chịu những tác động của các mối quan hệ hợp tác đa phƣơng giữa các quốc gia, các khối kinh tế khác.
1.2.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển quan hệ thƣơng mại quốc tế mại quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết các nền kinh tế của từng nƣớc với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở của nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phƣơng đến song phƣơng, tiểu khu vực/ vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế gồm các nội dung chủ yếu là chủ động ký kết và tham gia các tổ chức và các định chế kinh tế quốc tế, cùng với các thành viên
23
khác xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, các cam kết với các thành viên của các tổ chức, các định chế đó; tiến hành các cải cách trong nƣớc để thực hiện các quy định, các cam kết về hội nhập và đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu của hội nhập.
Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế đƣợc chia thành 5 mô hình cơ bản từ thấp đến cao nhƣ sau:
Một là, Thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi (PTA): các nƣớc thành viên dành cho nhau các ƣu đãi thƣơng mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhƣng còn hạn chế về phạm vi (số lƣợng các mặt hàng đƣa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm. Điển hình là Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định Thƣơng mại Việt – Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947 và 1994).
Hai là, Khu vực mậu dịch tự do (FTA): các thành viên phải thực hiện việc cắt bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lƣợng (có thể bao gồm cả việc cắt giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thƣơng mại hàng hóa nội địa, nhƣng vấn duy trì chính sách thuế độc lập đối với các nƣớc ngoài khối. Ví dụ nhƣ Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vị lĩnh vực điều tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác nhƣ dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ... Ví dụ nhƣ Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilan (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP).
Ba là, Liên minh thuế quan (CU): các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thƣơng mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc ngoài khối. Ví dụ nhƣ Nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút- Cadăcxtan.
24
Bốn là, thị trƣờng chung (hay thị trƣờng duy nhất): ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong thƣơng mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lƣu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động...) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối. Ví dụ nhƣ Liên minh Châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trƣờng duy nhất (thị trƣờng chung Châu Âu) trƣớc khi trở thành một liên minh kinh tế.
Năm là, Liên minh kinh tế - tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên cơ sở một thị trƣờng chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ƣơng thống nhất khối) nhƣ EU hiện nay.
Một nƣớc có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất, phạm vị và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bƣớc hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định mà thôi, chẳng hạn nhƣ Cộng đồng Kinh tế Châu Âu đã đồng thời thực hiện xây dựng Khu vực mậu dịch tự do và Liên minh thuế quan trong những thập niên 60-70. Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, đƣợc các nƣớc ƣu tiên thúc đẩy giống nhƣ một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. [1].
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến nhiều mặt, nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt đến quan hệ thƣơng mại quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến thƣơng mại của mỗi quốc gia theo hai hƣớng chủ yếu là thúc đẩy mậu dịch và chuyển hƣớng mậu dịch. Khi hai quốc gia tiến hành hội nhập là cùng tham gia diễn đàn kinh tế hay gia nhập
25
các khối liên kết kinh tế, khu vực mậu dịch tự do... , điều đó sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi hơn để phát triển thƣơng mại quốc tế cả chiều rộng và chiều sâu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tận dụng thời cơ, vận hội mới của mỗi quốc gia để phát triển quan hệ thƣơng mại còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan nhƣ: nhận thức về vai trò, vị trí và quyết định theo đuổi chiến lƣợc phát triển quan hệ thƣơng mại quốc tế của Nhà nƣớc; mức độ mở cửa nền kinh tế cũng nhƣ năng lực hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực của quốc gia.
1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc
Việc chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) là cơ hội lớn để Việt Nam có thế tăng cƣờng vị thế của mình trên trƣờng quốc tế cũng nhƣ phát triển quan hệ thƣơng mại với các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, chính điều này vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế.
a/ Những nhân tố bên ngoài
Thứ nhất, quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế đã hình thành các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế nhƣ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc cùng đƣa ra cam kết.... Đây cũng là các nguyên tắc cơ bản trong khuôn khổ WTO, các luật lệ của WTO dựa trên nguyên tắc tƣơng hỗ, có đi có lại, yêu cầu các cam kết nhân nhƣợng giữa các quốc gia phải giống nhau. Trong quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc trên.
Chẳng hạn nhƣ tuân thủ nguyên tắc đối xử huệ quốc là các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thƣơng mại của mình. Nếu một nƣớc dành cho một đối tác thƣơng mại của mình một hay một số ƣu đãi nào
26
đó thì nƣớc này cũng phải đối xử tƣơng tự nhƣ vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều đƣợc “ƣu tiên nhất”. Khi các quốc gia tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia thì hàng hóa nhập khẩu của các nƣớc thành viên và hàng hóa tƣơng tự sản xuất trong nƣớc phải đƣợc đối xử công bằng, bình đẳng nhƣ nhau, nghĩa là bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trƣờng nội địa, sẽ đƣợc hƣởng sự đối xử ngang bằng (không kém ƣu đãi hơn) với sản phẩm tƣơng tự đƣợc sản xuất trong nƣớc....
Thứ hai, sự xuất hiện và tồn tại của những cƣờng quốc kinh tế vừa là đầu tàu, vừa giữ vai trò chi phối các quan hệ thƣơng mại quốc tế đã ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển quan hệ thƣơng mại quốc tế của mỗi quốc gia. Thông qua các tổ chức quốc tế, các nƣớc lớn thƣờng áp đặt các chính sách thƣơng mại của mình cho phần còn lại của thế giới.
Mỹ luôn duy trì vai trò siêu cƣờng và ảnh hƣởng lớn trong quan hệ quốc tế. Mỹ thực hiện chính sách “xoay trục/tái cân bằng” sang Châu Á-Thái Bình Dƣơng, không bố trí lại lực lƣợng an ninh khu vực mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, thƣơng mại, trong đó có các cuộc đàm phán thỏa thuận Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Hiệp định Thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng (TTIP), mở rộng quan hệ đối thoại, đối tác quân sự với các nƣớc trên thế giới, mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nƣớc Đông Nam Á… nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo lâu dài và chắc chắn của Mỹ trên thế giới. Theo nhà nghiên cứu kinh tế học An- đrê Xa-phia (Bỉ), Mỹ và EU cộng lại có thể đƣa ra 80% luật lệ thƣơng mại toàn cầu trong thế kỷ XXI. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể vƣợt Mỹ về quy mô nền kinh tế trong vài chục năm tới và muốn trở thành một trong hai ba “tâm điểm” quan trọng nhất của thế giới. Trung Quốc tập
27
trung khai thác “sức mạnh mềm” về lịch sử, văn hóa, kinh tế, tranh thủ thời cơ trở thành cƣờng quốc thế giới, mở rộng ảnh hƣởng chính trị, đặc biệt ở Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Nga là cƣờng quốc có nhiều ƣu thế về tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp quốc phòng và từng là cƣờng quốc về quân sự, đặc biệt là về vũ khí chiến lƣợc, muốn tạo sự cân đối giữa các nƣớc lớn nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc an ninh để phát triển kinh tế; khẳng định chính sách “hƣớng Đông”, giữ vị trí cƣờng quốc trên thế giới, tham dự sâu hơn vào các công việc quốc tế và không ngần ngại sử dụng khí đốt nhƣ là “con bài chiến lƣợc” khi cần thiết, đẩy mạnh hợp tác đối thoại quân sự và tăng cƣờng hợp tác chiến lƣợc với các nƣớc… Có thể nhận thấy, sự vận động của các quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ kinh tế - thƣơng mại cũng nhƣ chính sách đối ngoại, chính sách thƣơng mại… của các quốc gia trên thế giới hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào sự vận động, tác động của các cƣờng quốc kinh tế.
Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là tổ chức kinh tế có tính toàn cầu, là một thiết chế pháp lý liên quan đến các quy định, quy tắc, luật chơi của thƣơng mại, kinh doanh toàn cầu, trong đó các hiệp định của WTO đƣợc các nƣớc, các nền kinh tế tham gia quan hệ thƣơng mại quốc tế xây dựng và cam kết thực hiện và tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho thƣơng mại đa biên, điều chỉnh các hành vi của các nhà sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Các tổ chức tài chính – tiền tệ thế giới (IMF và WB) đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia điều chỉnh quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các thành viên và cho vay hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội...
Thứ ba, sự ra đời của những đồng tiền chung nhƣ Euro; sự ra đời và phát triển của một số thị trƣờng mới có quy mô to lớn nhƣ Trung Quốc, Đông
28
Nam Á, Đông Âu, EU; xu hƣớng tƣ nhân hóa diễn ra trong hầu hết các nƣớc phát triển theo nền kinh tế thị trƣờng; sự phát triển mang tính bùng nổ của công nghệ thông tin, phƣơng tiện truyền thông và giao dịch quốc tế đã ảnh hƣởng rất lớn đến thƣơng mại quốc tế.
Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) và đồng Euro ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nƣớc EU, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nƣớc này, tạo điều kiện thực hiện Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu, tiến tới thống nhất Châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời góp phần hoàn thiện thị trƣờng chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tƣ, tiết kiệm chi phí hành chính. Sự ra đời của đồng Euro không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia.
Tƣ nhân hóa là một xu hƣớng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, tự do hóa và hội nhập của hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam . Ở các nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng, việc tƣ nhân hóa các doanh nghiệp và tổ chức luôn đƣợc đặt ra lập tức khi nó hoạt động không có hiệu quả nhằm khai thác đƣợc tối đa khả năng hoạt động hiệu quả trên cơ sở một cơ chế với các chính sách lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tƣ nhân hóa đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện thúc đẩy cạnh tranh và tự do hóa, phân bổ lại khối tài sản và điều chỉnh lại chiến lƣợc đầu tƣ, giảm bớt sự can thiệp của chính phủ và tăng cƣờng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn với thị trƣờng vốn quốc tế, các cơ hội đầu tƣ ...
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và phƣơng tiện truyền thông đã giúp việc trao đổi thông tin và quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân và công ty dễ dàng vƣợt qua mọi ranh giới, tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh
29
thƣơng mại của các tổ chức, cá nhân. Môi trƣờng kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải biết tận dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các công ty đa quốc gia của các nƣớc phát triển đang đạt tới toàn cầu hóa công nghệ thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và phƣơng tiện truyền thông; đã và đang kết nối các phƣơng tiện nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất của mình xuyên qua các ranh giới quốc gia, liên hệ với các nhà cung cấp và ngƣời tiêu dùng thông qua các mạng lƣới tích hợp và có khả năng di chuyển các phƣơng tiện sản xuất và phòng thí nghiệm R&D đến những nơi có điều kiện tối ƣu. Quá trình toàn cầu hóa công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức (là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ sử dụng ngày càng nhiều công nghệ cao, dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển, các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển, thị trƣờng và sản phẩm mang tính toàn cầu, công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phƣơng tiện phủ khắp quốc gia và trên toàn thế giới nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả ...) sẽ làm thay đổi nhanh và căn bản cơ cấu hàng hóa tham gia vào thƣơng mại quốc tế giữa các quốc gia, khiến cho quan hệ giữa các quốc gia nói chung và quan hệ thƣơng mại quốc tế nói riêng thực sự bƣớc sang trang mới, kỷ nguyên mới. Đó là sự xác lập tác động, phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau ngày càng chặt chẽ hơn.
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã thúc đẩy sự chuyển giao chất xám, công nghệ, buộc các quốc gia phải nhanh chóng phát triển thƣơng mại