3.2.1.1. Nhà nước Việt Nam
Một là, cần đẩy nhanh cùng hoàn thành các thủ tục phê duyệt nội bộ để sớm có hiệu lực và thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU gồm 5 nƣớc thành viên là Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyztan thành lập ngày 29/5/2014) trong năm 2015. Khi đó, Việt Nam sẽ khai thác thị trƣờng Liên minh Kinh tế Á - Âu trở thành nƣớc đầu tiên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) có FTA với khu vực này và có lợi thế của ngƣời đến đầu tiên.
Đây là Hiệp định có ý nghĩa chiến lƣợc mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và từng nƣớc thành viên nói riêng. Sau khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ, các bên đã ký kết Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể từng bên. Hiệp định bao gồm các Chƣơng chính về Thƣơng mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thƣơng mại, Thƣơng mại dịch vụ, Đầu tƣ, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT), Công nghệ điện tử trong thƣơng mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.
87
Về hàng hóa, Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ dành cho Việt Nam ƣu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản nhƣ nông sản và hàng công nghiệp nhƣ dệt may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Đặc biệt quan trọng là Liên minh này sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực Chƣơng về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tƣơng đƣơng đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sang kiến thuận lợi hóa thƣơng mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.
Thực tế, các khung pháp lý đã có nhƣng các rào cản thƣơng mại song phƣơng còn rất nhiều, đặc biệt là rào cản phi thƣơng mại (bao gồm: định giá hải quan, thủ tục thông quan, chứng nhận và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận tiêu chuẩn nhà nƣớc GOST, giấy phép vệ sinh, bản cam kết hợp quy DOC, chứng nhận kiểm dịch thực vật...) làm cản trở đáng kể đến sự tiếp cận của hàng hóa Việt Nam vào thị trƣờng Liên bang Nga. Do đó, khi Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á -Âu có hiệu lực thì các rào cản thƣơng mại đƣợc giảm dần và dỡ bỏ nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, ít nhất 80% hàng hóa vào Nga sẽ đƣợc miễn thuế, hàng tiêu dùng sẽ đƣợc hƣởng lợi lớn và hài hòa đƣợc các quy định TBT, SPS, ...
Bên cạnh đó, do danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu không mang tính cạnh tranh mà mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các bên nên việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng
88
chủng loại hàng hóa xuất khẩu, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam nhƣ hàng may mặc, thủy sản, điện tử, đồ gỗ... và cải thiện cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các phía Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Hơn nữa, trong điều kiện tự do hóa thƣơng mại phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, muốn thuận tiện và gia tăng trong việc lƣu thông hàng hóa và dịch vụ, vốn, tiền tệ giữa hai nƣớc cần giảm các hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan trong thời hạn cam kết hợp lý, với mức cao hơn mức cam kết trung bình của WTO. Việc giảm hàng rào bảo hộ này sẽ có lợi cho cả hai nƣớc vì phần lớn các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Nga không ảnh hƣởng đáng kể đến các ngành sản xuất của Nga cũng nhƣ các hàng hóa nhập khẩu từ Nga cũng hầu nhƣ không tạo sức ép cạnh tranh đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc. Nhƣ vậy, việc giảm hàng rào bảo hộ không chỉ tạo điều kiện phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Liên bang Nga mà còn làm lợi cho ngƣời tiêu dùng của cả hai nƣớc.
Hai là, định hƣớng phát triển hợp tác kinh tế với Liên bang Nga nói chung và cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhƣ định hƣớng ngành hàng, định hƣớng thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh của quốc gia.
Nhà nƣớc cần có những khuyến cáo kịp thời giúp cho doanh nghiệp định hƣớng xuất - nhập khẩu. Trong định hƣớng ngành hàng, cần nghiên cứu, dự báo mở rộng ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, đặc biệt là nông sản, thực phẩm đóng hộp, thậm chí là các hàng điện tử cao cấp. Trƣớc mắt, việc mở rộng ngành hàng nhằm góp phần cung cấp hàng hóa thiết yếu cho Liên bang Nga trong bối cảnh Liên bang Nga bị Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây trừng phạt kinh tế. Mặt khác, cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ công nghệ, thiết bị hiện đại để có thể nâng cao sức cạnh tranh
89
sản phẩm của mình trên thị trƣờng Nga, tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, đầu tƣ thích hợp cho quảng bá thƣơng hiệu.
Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm soát chiến lƣợc phát triển cho từng ngành xuất khẩu và phải đảm bảo hiệu lực thống nhất và đồng bộ trong thực hiện mục tiêu chiến lƣợc ở tất cả các ngành các cấp cũng nhƣ tăng cƣờng sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các ngành sản xuất, các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp Việt Nam. Cần xác định lợi thế của từng loại hàng hay từng nhóm hàng hóa của Việt Nam ở thị trƣờng Nga cũng nhƣ những yêu cầu của thị trƣờng về cải tiến chất lƣợng, mẫu mã ... để quy hoạch và tổ chức sản xuất trong nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trên cơ cở phát huy các lợi thế sản xuất mặt hàng đó ở trong nƣớc.
Ba là, cần sớm thỏa thuận về thuế quan, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu và đặc biệt là về hình thức thanh toán phù hợp...
Thực tế cho thấy, Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga phần lớn là hàng nông sản, dệt may... nhƣng phải chịu thuế cao, dẫn tới lợi nhuận thu lại thấp. Với tiềm năng và lợi thế của mỗi nƣớc, hàng hóa xuất khẩu của hai bên hầu nhƣ không tạo ra sức ép cạnh tranh lẫn nhau. Bởi vậy, việc hai nƣớc thực hiện công tác giảm hàng rào thuế quan không chỉ tạo điều kiện cho quan hệ thƣơng mại phát triển mà còn có lợi cho ngƣời tiêu dùng hai nƣớc.
Cần sớm có sự thống nhất giữa hai quốc gia về các thủ tục kiểm tra thú y, đồng thời thỏa thuận công nhận về các chứng nhận chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng hai nƣớc; hoặc thừa nhận giấy chứng nhận chất lƣợng của một số hàng hóa giám định do hai bên thỏa thuận. Điều này sẽ giúp cho hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Nga đƣợc thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xin chứng nhận chất lƣợng của từng lô hàng, từng hợp đồng cho dù giá trị và khối lƣợng lớn hay nhỏ. Ngoài ra, cần thiết sửa đổi, cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, xúc tiến các biện pháp cần thiết
90
nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà, phức tạp trong khâu thanh toán, hải quan, xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của cả hai nƣớc. Bởi trên thực tế, để xuất hoặc nhập khẩu một loại hàng hóa phải mất rất nhiều thời gian, liên quan đến nhiều giấy tờ phức tạp làm hạn chế hiệu quả hợp tác giữa hai nƣớc.
Xuất phát từ việc các doanh nghiệp nhập khẩu của Nga thƣờng không mở thƣ tín dụng (L/C) mà chọn phƣơng thức thanh toán trực tiếp (đặt cọc 20%-30% theo hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán sau khi nhận được hàng). Do đó, để tăng sự an toàn trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần thỏa thuận với các ngân hàng thƣơng mại Nga thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu thông qua các công ty tài chính hoặc ngân hàng của nƣớc thứ ba, trong trƣờng hợp cần thiết cho phép họ cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng thƣơng mại Nga, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nga đƣợc tài trợ, bảo lãnh khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ngoài ra, ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với các ngân hàng thƣơng mại Nga để có các hình thức thanh toán thuận lợi qua ngân hàng cho các doanh nghiệp hai nƣớc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có độ an toàn trên thị trƣờng Nga, mở rộng quan hệ bạn hàng, tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc...
Bốn là, thỏa thuận về cơ chế tiền tệ, tín dụng hỗ trợ hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, đẩy mạnh vai trò của hệ thống ngân hàng hai nƣớc - cầu nối kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa các doanh nghiệp hai nƣớc.
Hiện nay, chỉ có Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ký Hiệp định khung về hạn mức tín dụng để tài trợ cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga với những điều kiện hết sức ƣu đãi về lãi suất, nhƣng cho đến nay chƣa có đồng vốn nào đƣợc
91
giải ngân vì các doanh nghiệp lớn thì không vay, còn doanh nghiệp nhỏ muốn vay nhƣng không đáp ứng đủ điều kiện.
Cơ chế thanh toán giữa hệ thống ngân hàng hai nƣớc đã đƣợc chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế và theo cơ chế ngân hàng đại lý. Ngoài Ngân hàng Ngoại thƣơng, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận về chuyển tiền với Ngân hàng Ngoại thƣơng Nga. Tuy nhiên, cả hai hệ thống ngân hàng đều chƣa hoàn toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế. Cơ chế thanh toán còn không ít vƣớng mắc, giao dịch ngầm và gian lận thƣơng mại còn khá phổ biến, phƣơng thức thanh toán chƣa đồng nhất...
Nguyên nhân là do sự thiếu thông tin và hiểu biết về nhau giữa hai cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân Nga với cộng đồng Việt Nam, tín nhiệm giữa các ngân hàng thƣơng mại hai bên khá thấp và vai trò của ngân hàng trong sự phát triển quan hệ hai nƣớc còn mờ nhạt, hoạt động tƣ vấn, đầu tƣ, cấp tín dụng còn hết sức hạn chế.
Chính vì vậy, cần thiết thỏa thuận một cơ chế tín dụng phù hợp đảm bảo hỗ trợ hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc, đảm bảo chuyển đổi thuận lợi đồng rúp và đồng Việt Nam trong các giao dịch thƣơng mại, trong đó, chỉ đạo Ngân hàng Trung ƣơng kết hợp cùng với Ngân hàng Trung ƣơng của Liên bang Nga sớm đƣa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán bằng đồng tiền bản địa của hai nƣớc trong quan hệ thƣơng mại xuất nhập khẩu. Đồng thời, tạo điều kiện để Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga tham gia tích cực hơn nữa vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các dự án liên doanh lớn và thực hiện thanh toán các giao dịch kinh tế thƣơng mại song phƣơng.
Năm là, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, thông tin thƣơng mại, hỗ trợ tƣ vấn tài chính, pháp lý... cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu Việt Nam thông qua các tổ chức xúc tiến thƣơng mại.
92
Hiện nay, Việt Nam đã có Đại diện thƣơng mại của Việt Nam tại Nga, Trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại Matxcơva, Văn phòng đại diện xúc tiến thƣơng mại, Trung tâm Văn hóa Thƣơng mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva (Tổ hợp đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva), Hội đồng Doanh nghiệp Việt – Nga ... Ngoài nhiệm vụ cung cấp thông tin thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu sản phẩm, ... các cơ quan này còn giúp đỡ các doanh nghiệp hai nƣớc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ và các dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại của hai nƣớc.
Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại này. Các cơ quan này cần tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp của hai nƣớc để trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, thông tin về chính sách, chế độ xuất nhập khẩu, hệ thống thuế quan,....nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Đồng thời, khuyến nghị doanh nghiệp thông qua Trung tâm Văn hóa Thƣơng mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva để mở rộng hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc bằng chính sách hỗ trợ xuất khẩu sang Liên bang Nga nhƣ chính sách tín dụng dành cho doanh nghiệp mua văn phòng, gian hàng tại Trung tâm; chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay tìm kiếm đối tác tiềm năng … . Tổ hợp này là địa điểm lý tƣởng để các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn, buôn bán, xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Nga mở văn phòng đại diện và showroom trƣng bày, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới các nhà phân phối và tiêu dùng Liên bang Nga. Có thể nói, đây chính là cửa ngõ giao thƣơng đƣa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng Liên bang Nga.
93
3.2.1.2. Nhà nước Liên bang Nga
Một là, cần đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục nội bộ để phê chuẩn và thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU gồm 5 nƣớc thành viên là Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyztan thành lập ngày 29/5/2014).
Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam đạt đƣợc sẽ là hiệp định đầu tiên mà Liên minh này ký kết với một bên thứ 3 và diễn ra vào thời điểm có lợi cho Liên minh Kinh tế Á-Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Liên bang Nga và phƣơng Tây (gia hạn cấm vận đến tháng 1/2016) bởi Liên minh này đƣợc thành lập theo ý tƣởng của Liên bang Nga và đang tăng cƣờng sự hiện diện tại thị trƣờng Châu Á. Hiệp định này sẽ giúp Liên minh Kinh tế Á-Âu mở rộng hơn nữa quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ với các nƣớc Đông Nam Á nói riêng và Châu Á- Thái Bình Dƣơng nói chung. Trong khi đó, Việt Nam là thành viên ASEAN, có vai trò tích cực trong hiệp hội sẽ là cầu nối giữa EAEU và ASEAN, giúp Liên minh này có cơ hội thâm nhập thị trƣờng 600 triệu dân với GDP khoảng 2.500 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đẩy nhanh kết thúc đàm phán nhiều FTA với các đối tác lớn trên thế giới nhƣ Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do đó, khi quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam, các nƣớc thành viên Liên minh sẽ có cơ hội thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trƣờng của nền kinh tế thế giới trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc... Có thể thấy, thỏa thuận này thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc của EAEU trong quan hệ hợp tác với Châu Á- Thái Bình Dƣơng, khu vực đƣợc đánh giá là năng động và thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Trƣớc mắt, khi Hiệp định đƣợc thực thi, Việt Nam sẽ đồng ý mở cửa