Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và liên bang nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 111)

Một là, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu sang Liên bang Nga.

Thị trƣờng Liên bang Nga đƣợc chia thành hai loại: thị trƣờng ƣa dùng hàng hóa chất lƣợng cao (thường nhập khẩu từ EU và các nước Nam Mỹ) và thị trƣờng chấp nhận mức giá thấp và chất lƣợng không cao (chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện tại, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép ... còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cƣ có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ... và sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao khi mà đời sống ngƣời dân Nga ngày đƣợc nâng cao. Những lợi thế về lao động rẻ không còn chủ đạo nữa mà cần có lực lƣợng lao động tri thức, tạo ra những sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao và có giá trị cao. Chính vì vậy, việc đầu tƣ công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm là yếu tố quyết định đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng thế giới nói chung và thị trƣờng Nga nói riêng.

Hai là, các doanh nghiệp trong nƣớc cần liên kết các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga, tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ Trung tâm Văn hóa Thƣơng mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva, Hội Doanh nghiệp Việt – Nga, Hội Hữu nghị Việt–Nga, Hiệp hội các doanh

98

nghiệp Việt Nam tại Nga ..., tích cực tham gia các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nhằm tranh thủ giao lƣu và quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm …, mở rộng hợp tác kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc, mở rộng thị trƣờng và nắm bắt kịp thời thông tin về thị trƣờng Nga.

Hiện nay, có rất nhiều ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga. Nhiều ngƣời cũng thành lập doanh nghiệp kinh doanh và là một trong những đầu mối thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Ngoài ra, hàng triệu tri thức, lao động đƣợc đào tạo tại Nga trong thời gian dài nên rất hiểu ngƣời dân Nga, thị trƣờng Nga. Chính vì vậy, Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng và phát huy tối đa lợi thế này nhằm có những biện pháp, cách thức hỗ trợ tối ƣu nhất cho sự phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Liên bang Nga.

Tại Liên bang Nga, Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam - là một tổ chức phi thƣơng mại, đƣợc thành lập theo nguyên tắc tự nguyện tham gia và bình đẳng giữa các thành viên với mục đích liên kết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga nhằm xây dựng và nâng cao vị thế cho giới doanh nghiệp Việt Nam, làm cầu nối, đầu mối xúc tiến và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, du lịch, đầu tƣ giữa hai nƣớc Việt Nam và Liên bang Nga…

Thông qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nhƣ hội chợ, triễn lãm, hội thảo ... ngoài việc quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thƣơng hiệu Việt nhằm tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sang thị trƣờng Liên bang Nga, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt xu thế thị trƣờng, mẫu mã sản phẩm, tập quán tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng Nga. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể có những thay đổi kịp thời nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế tối đa những tồn tại.

99

Ba là, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn cần hình thành các văn phòng đại diện thƣơng mại tại Liên bang Nga để tìm hiểu và nắm chắc nhu cầu của thị trƣờng này, nghiên cứu kỹ các điều kiện giảm thuế mà Nga cam kết khi gia nhập WTO cũng nhƣ ƣu đãi đối với một số nƣớc mà Nga đã cam kết, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng của Việt Nam để đƣợc trợ giúp về các mặt liên quan nhƣ thủ tục pháp lý, thuế quan, tài chính, ngân hàng ...

Việc mở văn phòng đại diện ở Liên bang Nga sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệpViệt Nam trong khi vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thâm nhập thị trƣờng.Thực tế ở Liên bang Nga, văn phòng đại diện của công ty nƣớc ngoài có thể đƣợc mở trên cơ sở theo giấy phép của cơ quan đăng ký. Thời gian đăng ký từ 1 - 3 năm và trong trƣờng hợp cần thiết có thể gia hạn. Văn phòng đại diện đƣợc cấp giấy phép khi thành lập. Phòng đăng ký quốc gia thuộc Bộ tƣ pháp Nga vừa thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện vừa đƣa vào dữ liệu quốc gia các văn phòng đại diện của công ty đƣợc thành lập tại Liên bang Nga. Việc đƣa vào dữ liệu quốc gia là bắt buộc không kể văn phòng đại diện đó đƣợc đăng ký khi nào và tại cơ quan nào. Nếu doanh nghiệp muốn lập chi nhánh ở đây, trình tự tuân thủ theo bộ luật Liên bang về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Liên bang Nga. Các chi nhánh của công ty nƣớc ngoài có thể đăng ký 1,2,3 và 5 năm, trong trƣờng hợp cần thiết có thể gia hạn.

Hiện nay là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trƣờng Liên bang Nga. Bởi trong thời gian gần đây, nút thắt quan trọng và đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất là khâu thanh toán đã đƣợc gợi mở bằng nhiều hình thức. Đặc biệt hơn, tháng 6/2014 với sự hợp tác chặt chẽ của Việt Nam và Liên bang Nga, Trung tâm Văn hóa Thƣơng mại và

100

khách sạn Hà Nội – Mátxcova (Incentra) với tổng đầu tƣ 240 triệu USD đã khánh thành và đi vào hoạt động. Đây là nơi hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại vào Nga, trong đó bao gồm cả hỗ trợ về vốn, kho vận, nhân lực cũng nhƣ hỗ trợ tƣ vấn về giá cả, hình thức thanh toán. Đặc biệt, Tổ công tác Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) đƣợc thành lập ngày 22/12/2014 tại Liên bang Nga nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại Việt Nam – Liên bang Nga, với nhiệm vụ triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, đầu tƣ sang Liên bang Nga, xác lập phƣơng thức/kênh thanh toán an toàn, ổn định nhằm hỗ trợ các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu tƣ và thƣơng mại sang thị trƣờng Nga…

Bốn là, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu của Việt Nam cần phải hết sức đoàn kết để tận dụng đƣợc cơ hội giao thƣơng với Liên bang Nga trong bối cảnh Nga bị các đối tác Châu Âu và Mỹ...cấm vận nhƣ hiện nay.

Thời gian gần đây, việc đồng rúp (RUB) liên tục mất giá so với đồng USD thì gián tiếp có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trƣờng Liên bang Nga vì hiện nay thanh toán giữa các doanh nghiệp Việt – Nga đa số đƣợc tính theo USD. Khi đồng rúp mất giá, các doanh nghiệp Nga phải bỏ nhiều tiền nội tế hơn mới có thể mua USD nhằm thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thị trƣờng, khi phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để thanh toán, các doanh nghiệp Nga sẽ phải nghĩ đến việc hạn chế nhập khẩu tràn lan hoặc sẽ dùng các phƣơng tiện thanh toán khác USD để giao dịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng cần thận trọng với nguy cơ bị hủy hợp đồng hoặc nợ đọng khó thanh toán kịp vòng quay hàng hóa.

101

Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu của Việt Nam có giao thƣơng với Liên bang Nga cần tập hợp lại tạo thành một khối thống nhất. Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bắt tay với các doanh nghiệp nhập khẩu để trao đổi đồng tiền trong các giao dịch thanh toán. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga sẽ nhận RUB từ phía bạn hàng rồi chuyển số tiền này cho các doanh nghiệp nhập khẩu để thanh toán lại cho phía Nga khi nhập khẩu hàng hóa. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tạo thành đƣợc chuỗi thanh toán theo mô hình hàng – tiền – hàng này thì sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mất ổn định của giá trị đồng RUB, đồng thời vẫn duy trì và phát triển đƣợc thị trƣờng.

Nói tóm lại, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu hƣớng toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở lên gay gắt, một số giải pháp trên đây sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Liên bang Nga tƣơng xứng với tiềm năng, nhu cầu và đặc biệt là truyền thống lâu năm và tin cậy giữa hai nƣớc.

102

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu hƣớng toàn cầu hóa, nhằm tận dụng các lợi thế so sánh và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga cần phải đƣợc tiếp tục củng cố, thúc đẩy phát triển trên cơ sở những tƣ duy và định chế mới. Cùng với những chiến lƣợc, giải pháp đƣợc Chính phủ và Nhà nƣớc hai bên đƣa ra trong thời gian qua đã khẳng định triển vọng phát triển quan hệ hợp tác truyền thống trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga sẽ ngày một mạnh mẽ và xứng tầm với bề dày lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống của hai nƣớc, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại.

Thông qua quá trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, xác định những thành tựu đã đạt đƣợc và những tồn tại để làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà hai nƣớc đều là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu sẽ thiết thực thúc đẩy và phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga lên một tầm cao mới và xứng tầm với tiềm năng kinh tế - thƣơng mại của cả hai nƣớc.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp về thời gian và nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu khá rộng và toàn diện nên luận văn chắc chắn còn những hạn chế nhất định nên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Những hạn chế đó sẽ đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc hơn trong những đề tài khác khi có điều kiện thuận lợi.

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thƣơng, 2013. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Việt - Nga lần thứ nhất,

ngày 16/10/2013. Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao, 2002. Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2010. Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO. Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2006. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam. Hà Nội: NXB Thông tấn.

5. Bộ Phát triển kinh tế và ngoại thƣơng Liên Bang Nga, 2005. Niên giám thống kê. Hà Nội: NXB Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính phủ, 2001. Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga, 1/3/2001. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2011. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, 28/12/2011. Hà Nội

8. Chính phủ, 2012. Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, 27/2/2012. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2014. Tuyên bố chung về tiếp tục quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, 26/11/2014. Hà Nội.

10.Chính phủ, 2014. Tuyên bố chung kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga -Belarus- Kazakhstan, 15/12/2014. Hà Nội.

11.Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, 2000. Số liệu thống kê kinh tế của Việt Nam từ 1985-1995. Hà Nội.

104

12.Đảng cộng sản Việt Nam, 2011.Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X).Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 13.Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

14.Phan Huy Đƣờng, 2010. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15.Học viện Ngoại giao, 2010. Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

16.Học viện Ngoại giao, 2011. Đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

17.Vũ Dƣơng Huân, 2007. Quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt – Nga trong tổng thể quan hệ Việt Nam với các nƣớc SNG: Hiện trạng và triển vọng. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 4.

18.Hà Mỹ Hƣơng, 2010. Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga sau 60 năm thăng trầm của lịch sử. Tạp chí Cộng sản, số 3.

19. Hà Mỹ Hƣơng, 2015. Nhìn lại 65 năm quan hệ Việt – Nga. Tạp chí Cộng sản, số 10.

20.Phạm Quỳnh Hƣơng, 2010. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt – Nga: thực trạng và triển vọng. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1.

21.Nguyễn Phúc Khanh, 2002. Trang mới trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Liên Bang Nga. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 1.

22.Võ Đại Lƣợc và Lê Bộ Lĩnh, 2005. Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới. Hà Nội: NXB Thế giới.

23. Nguyễn Hồng Sơn, 2003. Quan hệ kinh tế Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới. Nghiên cứu Châu Âu, số 6.

105

24.Nguyễn Chí Tâm, 2009. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga. Báo cáo tại Hội thảo xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại Việt Nga, Bộ Công thƣơng.

25. Nguyễn Hữu Thắng, 2014. Kinh tế Liên bang Nga: Hiện trạng và triển vọng. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12.

26. Nguyễn Quang Thuấn, 2001. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga: đối tác chiến lược trong thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu. số 1.

27.Nguyễn Xuân Thiên, 2011. Giáo trình Thương mại quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. Quyết định 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030. Hà Nội.

29. Trung tâm Tin học và Thống kê, Tổng cục Hải quan, 2005. Số liệu về tình hình ngoại thương Việt Nam – Liên Bang Nga từ năm 1997 đến 2005. Hà Nội. 30. Vụ Âu Mỹ - Bộ Thƣơng mại, 1996. Tình hình thương mại Việt Nam –

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và liên bang nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 111)