Bù trừ nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Tài Liệu Luật Dân Sự 2 (Trang 38 - 39)

Khái niệm. Bù trừ nghĩa vụ là một thủ tục trí tuệ có tác dụng chấm dứt các nghĩa vụ hỗ tương của hai người bằng cách thực hiện nghĩa vụ trong suy nghĩ: thay vì mỗi người thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người còn lại một cách máy móc, hai bên lập một bài toán trừ và chỉ thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng với hiệu số của bài toán trừ đó. Ví dụ: A nợ B 100 đồng; B nợ A 50 đồng; vậy, chỉ cần B trả cho A 50 đồng, thì hai bên không còn nghĩa vụ gì đối với nhau.

1. Bù trừ theo pháp luật

Theo BLDS Ðiều 380 khoản 1, trong trường hợp hai người cùng có nghĩa vụ tài sản cùng loại đối với nhau, thì khi cùng đến hạn, họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Xem thêm Ðiều 387, nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong 1 số trường hợp)

2. Bù trừ theo thoả thuận

Các bên có thể thoả thuận về việc bù trừ nghĩa vụ theo những điều kiện đơn giản hơn. Các bên có thể loại bỏ điều kiện về quan hệ nghĩa vụ hỗ tương và thoả thuận về việc bù trừ nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba: người cha chấp nhận không đòi nợ người mắc nợ đối với mình, với điều kiện người sau này không đòi nợ con mình. Tuy nhiên, các bên vẫn phải tuân thủ các quy định về cấm bù trừ nghĩa vụ trong một số trường hợp do pháp luật quy định.

Sự thoả thuận về việc bù trừ nghĩa vụ thực sự là một hợp đồng, do đó, phải tuân thủ các điều kiện của luật chung về giao kết hợp đồng, để có giá trị; người thoả thuận phải có năng lực hành vi, người không có năng lực hành vi phải được đại diện…

3. Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Cấm bù trừ nghĩa vụ. Theo điểm b khoản 1 Ðiều 31 Luật phá sản doanh nghiệp 2004, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì doanh nghiệp không có quyền thanh toán bất kỳ khoản nợ

bù trừ nghĩa vụ được quan niệm như một hình thức thanh toán nghĩa vụ, thì việc bù trừ nghĩa vụ không thể được thực hiện, một khi một trong hai bên lâm vào tình trạng phá sản. Việc cấm bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp này được áp dụng cả đối với bù trừ theo luật và bù trừ theo thoả thuận.

Một phần của tài liệu Tài Liệu Luật Dân Sự 2 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)