VI. Hiệu lực của hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ thực hiện nghĩa vụ
* Trường hợp tổng quát:
- Người thực hiện nghĩa vụ: là người có nghĩa vụ hoặc là người thứ 3. Nói chung nếu có người sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của người có quyền, thì người có quyền không thể từ chối.
Ví dụ: A nợ B một số tiền 200 triệu đồng, đến hạn A không có tiền trả, C đứng ra trả thay cho A đúng số tiền cùng với các chi phí khác. Như vậy B không thể từ chối.
Tuy nhiên, trừ trường hợp đối tượng của nghĩa vụ gắn liền với các yếu tố về nhân thân, phẩm chất nghề nghiệp của người có nghĩa vụ.
Ví dụ: thuê họa sĩ vẽ tranh, ủy quyền cho 1 người thực hiện công việc nhưng phải do chính người đó thực hiện…
- Người tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ: là người có quyền yêu cầu hoặc người đại diện của người này (người giám hộ, người được ủy quyền…)
+ M ột người có thể trở thành người tiếp nhận nghĩa vụ do hiệu lực của việc di chuyển di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Ví dụ: A cho B thuê căn nhà, ít lâu sau A chết, căn nhà thuộc quyền sở hữu của A1(con của A) do được thừa kế theo di chúc. Vậy lúc này A1 trở thành người có quyền yêu cầu đối với B.
+ M ột người có thể trở thành người tiếp nhận nghĩa vụ do được chuyển nhượng quyền yêu cầu, có hoặc không có tính chất đền bù.
Ví dụ: A có nhà cho thuê (X1,X2…thuê). Sau đó A bán căn nhà cho B. Vậy lúc này B trở thành người có quyền yêu cầu đối với X1, X2….
Người có quyền yêu cầu phải là người tham gia trực tiếp vào việc xác lập quan hệ nghĩa vụ. Đúng / sai? Tại sao?
* Trường hợp có nhiều chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ: - Nghĩa vụ theo phần: Điều 297 BLDS 2005
- Nghĩa vụ liên đới: Điều 298 BLDS 2005