1. Quyền khởi kiện chéo
Tổng quan. Có trường hợp người có nghĩa vụ có các quyền về tài sản, nhưng lại không muốn thực hiện các quyền ấy, bởi vì người này biết rằng nếu mình có làm gì đi nữa, thì các lợi ích tài sản được tạo ra cũng sẽ phải được dùng để
thực hiện các nghĩa vụ đối với những người có quyền yêu cầu của mình. Thái độ xử sự tiêu cực của người có nghĩa vụ có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của người này một khi nghĩa vụ đến hạn. Để ngăn ngừa ảnh hưởng đó, luật cho phép người có quyền yêu cầu thay người có nghĩa vụ để thực hiện các quyền của người sau này. Quyền kiện để yêu cầu Toà án cho phép thay thế người có nghĩa vụ trong việc thực hiện các quyền của người này được gọi là quyền khởi kiện chéo. Gọi là “chéo”, bởi người trực tiếp thực hiện quyền không phải là người trực tiếp có quyền mà chỉ là người có quyền của người đó.
Luật Việt Nam hiện hành không có quy định chung về quyền khởi kiện chéo mà chỉ có các quy định cụ thể áp dụng cho một số trường hợp đặc thù mà người có quyền yêu cầu được phép thay người có nghĩa vụ thực hiện một hoặc một số quyền nhất định của người sau này.
Điều kiện. Trong trường hợp nêu trên, người có nghĩa vụ không thực hiện một hành vi cần thiết nhằm củng cố khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người có quyền (yêu cầu chia tài sản mà mình có quyền sở hữu chung theo phần). Về phần mình, người có quyền có lợi ích trong việc bảo vệ quyền của mình khi can thiệp vào công việc của người có nghĩa vụ.
Hiệu lực. M ột khi được thừa nhận có quyền thay người có nghĩa vụ để thực hiện các quyền của người sau này, thì người có quyền sẽ đứng vào vị trí của người có nghĩa vụ để thực hiện các quyền của người sau này. Chủ nợ của một chủ sở hữu chung, khi yêu cầu phân chia tài sản chung, được quyền tham dự vào việc phân chia.
2. Quyền kiện yêu cầu vô hiệu hoá một giao dịch gian lận
Tổng quan. Trên nguyên tắc, người có nghĩa vụ là chủ sở hữu các tài sản của mình và có quyền định đoạt các tài sản ấy, có hoặc không có đền bù; chủ nợ, dù có thể lo lắng về hậu quả của những giao dịch đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của người mắc nợ, không có quyền can thiệp vào công việc quản lý sản nghiệp của người sau này.
Tuy nhiên, có trường hợp người có nghĩa vụ xác lập một giao dịch liên quan đến tài sản thực sự với ý định là suy giảm, thậm chí làm mất tính hiện thực của khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu đúng là như vậy, thì luật cho phép người có quyền yêu cầu lên tiếng nhằm ngăn chặn sự gian lận của người có nghĩa vụ đối với mình. Nếu sự lên tiếng đó có hiệu quả, giao dịch do người có nghĩa vụ xác lập sẽ bị thủ tiêu.
Ví dụ: Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong những trường hợp được pháp luật dự kiến, vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên, việc chia tài sản chung nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ không được pháp luật công nhận.
Theo BLDS Điều 642 khoản 1, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Điều kiện. Cả trong hai giả thiết được ghi nhận ở trên, nghĩa vụ mà người xác lập giao dịch muốn trốn tránh hẳn phải là nghĩa vụ tồn tại trước thời điểm xác lập giao dịch. trị của khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền trở nên khó thực hiện, thậm chí không thực hiện được.
Hiệu lực. Theo quy định, việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh các nghĩa vụ tài sản bị vô hiệu. Đối với trường hợp từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của bản thân, luật lại không có quy định cụ thể về hình thức chế tài; song, có thể tin rằng người làm luật cũng muốn vô hiệu hoá giao dịch này để trả người giao dịch trở lại tình trạng ban đầu.