7. Kết cấu của luận văn
1.3. Đặc diểm của công chúng thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Một số thống kê về cƣ dân TP. HCM
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích khoảng 2,1 nghìn km2.
Theo tổng cục thông kê công bố vào trung tuần tháng 12 năm 2014, tính đến 0g ngày 01/04/2014, dân số Việt Nam đạt 90,5 triệu ngƣời, gồm khoảng 44,6 triệu nam (chiếm 49,3%) và gần 45,9 triệu nữ (50,7%). Theo đó, TP. HCM có dân số đông nhất nƣớc, hơn 7,9 triệu ngƣời. Nhƣng theo các nhà chuyên môn, con số không chính thức, dân số TP. HCM hiện nay hơn 10 triệu ngƣời; so với Hà Nội đứng thứ hai với khoảng 7,1 triệu.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam khá nhanh, có 33,1 dân số Việt Nam đang sinh sống tại khu vực thành thị, tăng khoảng 3,3%/năm và 66,9% dân số sống ở nông thôn.
Theo thống kê của tổng cục thống kê, tính đến ngày năm, Toàn TP. HCM có đủ 54 thành phần dân tộc cùng ngƣời nƣớc ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là ngƣời Kinh khoảng 6.7 triệu ngƣời, các dân tộc khác nhƣ ngƣời Hoa có hơn 414
43
nghìn ngƣời, ngƣời Khmer có khoảng 24,3 ngàn ngƣời, ngƣời Chăm khoảng 7,8 ngàn ngƣời.
Toàn thành phố có 13 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo có hơn 1,16 triệu ngƣời, tiếp theo là Công Giáo đạt hơn 700 nghìn ngƣời ngƣời, đạo Cao Đài chiếm khoảng 31.633 ngƣời.
Sự phân bố dân cƣ ở TP. HCM không đồng đều. Một số quận nhƣ 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 ngƣời/km², huyện ngoại thành nhƣ Cần Giờ mật độ tƣơng đối thấp chỉ 98 ngƣời/km2. Dân số vùng nông thôn chiếm 29,1 % tổng số dân thành phố.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 7,4 ‰. Trong các thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cƣ từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam [61].
Với những đặc điểm về dân số, dân tộc, tôn giáo,…cùng với vị trí địa lý, vị trí kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong cán cân kinh tế, văn hóa của cả nƣớc. Điều này tác động không nhỏ đến những đặc điểm của cƣ dân TP. HCM, đặc điểm của công chúng truyền thông TP. HCM. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát vào tháng 8/2014 với 500 mẫu trên địa bàn 5 quận và 2 huyện thuộc nội và ngoại thành TP. HCM.
1.3.2. Giới thiệu về cuộc khảo sát công chúng TP. HCM
Cuộc khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc tiến hành cuối tháng 8 năm 2014 đối với 165 hộ gia đình, 500 cƣ dân TP. HCM đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên ở 5 quận, huyện thuộc nội và ngoại thành TP. HCM. Đó là, Quận I, Quận 8, Quận Thủ Đức và 2 huyện ngoại thành là Củ Chi và Hóc Môn. Đây là các quận, huyện mang những đặc trƣng tiêu biểu của cƣ dân TP. HCM: Năng động, hội nhập, sống tại địa bàn có lịch sử hình thành lâu đời nhƣ cƣ dân tại trung tâm Quận I; Quận 8;
Tập hợp những cƣ dân nhập cƣ, các cƣ dân đang từ môi trƣờng nông thôn sang môi trƣờng thành thị với sự giao thoa giữa nếp sống cũ và mới nhƣ Quận vùng ven Thủ Đức; Hai huyện Củ Chi, Hóc Môn là nơi tập trung dân cƣ vùng thuần nông
44
đang có những cơ hội đổi đời với các chƣơng trình cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, với các chƣơng trình nông nghiệp xanh, rau sạch,…và ở các huyện ngoại thành này cũng đang đứng trƣớc nguy cơ đô thị hóa nông thôn do mặt trái của quá trình xây dựng nông thôn mới và sự ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng vào đời sống cƣ dân, khiến ảnh hƣởng không nhỏ đến lối sống của công chúng nơi đây.
- Về cơ cấu giới tính của cuộc điều tra, nữ chiếm 54,4 %, nam, chiếm 45,6 %. Về tuổi tác, hầu hết số đối tƣợng khảo sát thuộc độ tuổi từ 15 trở lên chiếm 95 %. Đây là lực lƣợng quan trọng, chủ yếu trong việc tiếp thu và tiêu thụ các sản phẩm Hàn lƣu hiện nay và cũng là đối tƣợng chịu sự tác động, ảnh hƣởng của LSVHHQ mà luận văn hƣớng đến.
- Về trình độ, đối tƣợng khảo sát thuộc các bậc đào tạo: THCS chiếm 17 % và THPT 23,4 %; Đại học - Cao đẳng chiếm 40,6 %; Trên Đại học chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ khoảng 3 %. Trình độ khác chiếm 1,8 % dành cho các đối tƣợng có thể là không biết chữ hoặc trình độ cao hơn sau đại học.
- Về thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi đƣợc thiết kế với 50 câu hỏi chia làm 3 loại:
14 câu hỏi đóng (Yes/ No questione) - Ngƣời đƣợc khảo sát chỉ cần chọn các phƣơng án trả lời sẵn là có hay không đồng ý.
6 câu hỏi mở - Ngƣời đƣợc khảo sát tự viết ra ý kiến, cảm nhận, đánh giá của mình.
29 câu hỏi kết hợp giữa đóng và mở.
- Số lƣợng bảng hỏi khảo sát phát ra là 500, thu về 492 bảng hỏi hợp lệ. Trên cơ sở những kết quả định lƣợng từ cuộc điều tra trên, tác giả tiến hành phỏng vấn 2 nhóm nhỏ (4 ngƣời/nhóm) và thực hiện phỏng vấn sâu 10 phóng viên, nhà báo, những ngƣời làm công tác truyền thông trong lĩnh vực văn hóa, giải trí.
- Các số liệu thống kê cung cấp trong luận văn về đề tài: Ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với lối sống của công chúng TP. HCM đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê xã hội học SPSS.
45
1.3.3. Đặc điểm công chúng TP. HCM qua cuộc khảo sát
Qua cuộc khảo sát điều tra vào cuối tháng 8/2014, nhƣ đã trình bày trên, các số liệu thu đƣợc về đặc điểm của công chúng TP. HCM nhƣ sau.
- Về địa bàn cƣ trú:
Chúng tôi đã tổ chức phát phiếu điều tra khảo sát trên 5 quận, huyện nội ngoại TP. HCM, Cụ thể gồm: Quận 1, Quận 8, quận vùng ven Thủ Đứcvà 02 huyện ngoại thành là Củ Chi và Hóc Môn.
- Tỉ lệ nông thôn và thành thị:
Số ngƣời đƣợc khảo sát ở nông thôn chiếm 40% tổng số đƣợc khảo sát.
- Về quy mô hộ gia đình và nhân khẩu:
Tổng số hộ điều tra là 165 hộ, 500 nhân khẩu, trong đó: Củ Chi là 21 hộ, Hóc Môn là 38 hộ, Quận 1 với 34 hộ, Quận 8 là 39 hộ và Thủ Đức có 33 hộ.
- Về giới tính:
Trong cuộc khảo sát, tỉ lệ giới tính là nam chiếm 45,6 % và nữ là 54,4 % . Tỉ lệ này tuy chƣa chính xác bằng con số điều tra dân số của cục thống kê thành phố nhƣng cũng đã thể hiện khá đúng tỉ lệ giới tính nam/nữ ở TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Về độ tuổi:
Do cuộc khảo sát chỉ tiến hành với công chúng từ 15 tuổi nên các hộ có ngƣời dƣới 15 tuổi là không hợp lệ. Tỉ lệ ngƣời đƣợc khảo sát từ 15 tuổi trở lên chiếm 95 %.
Cụ thể: Tỉ lệ công chúng khán giả thuộc nhóm tuổi 21 – 30 tuổi, nhóm tuổi lao động chính chiếm tỉ lệ cao nhất là 39,3 % (195 phiếu). Nhóm tuổi 31 – 40 tuổi
chiếm 21,4% (106 phiếu) và nhóm tuổi từ 15- 20 tuổi chiếm tỉ lệ 19% (94 phiếu); Nhóm tuổi từ 51 - 60 tuổi chiếm 3,6% ( 18 phiếu), nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ 1,2% (6 phiếu). Số liệu thống kê cho thấy cơ cấu độ tuổi của nhóm công chúng nghiên cứu tuy không trùng khít hoàn toàn với số liệu thống kê của cục thống kê TP. HCM, tuy nhiên cũng đã thể hiện đƣợc một lát cắt của nhóm công chúng TP. HCM.
46
- Về trình độ học vấn:
Bảng 1.3: Trình độ văn hóa của công chúng TP. HCM qua khảo sát tháng 8/2014:
Trình độ văn hóa Tỉ lệ % Tiểu học 11,8% THCS 17,0% THPT 23,4% Cao đẳng/Đại học 40,6% Sau đại học 3,0%
Khác (chƣa đi học và không biết chữ) 2,2 %
(Nguồn: Khảo sát tháng 8/2014)
Kết quả mẫu điều tra cho thấy, công chúng TP. HCM có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,6 % (203 phiếu), trình độ trung học phổ chiếm 23,4 % (117 phiếu), tiếp đến là trình độ trung học cơ sở chiếm 17 % (85 phiếu); chiếm 11,8 % (59 phiếu) là trình độ tiểu học. Trình độ sau đại học khá thấp, chỉ khoảng 3,0 % (15 phiếu), trình độ khác chiếm 2,2 % (13 phiếu) dành cho các đối tƣợng có thể là không biết chữ hoặc trình độ cao hơn sau đại học.
47
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chính của Chƣơng 1 là làm rõ các khái niệm liên quan đến truyền thông, văn hóa truyền thông, công chúng truyền thông và những ảnh hƣởng của truyền thông cụ thể thông qua việc nghiên cứu diện mạo LSVHHQ, làn sóng PTHHQ trên thế giới và ở Việt Nam. Chƣơng này cũng đồng thời phác họa chân dung công chúng TP. HCM với những đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ qua khảo sát 500 khán giả ở địa bàn 5 quận huyện nội, ngoại thành TP. HCM,…và những yếu tố này ảnh hƣởng đến sở thích, thói quen, hành vi nghe nhìn của công chúng. Qua phân tích sơ bộ các bảng trên, ta có thể hình dung cơ bản diện mạo của công chúng TP. HCM với thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông để thu tập thông tin, giải trí; đặc biệt là thói quen xem phim truyền hình ở mỗi lứa tuổi, giới tính và những tác động, ảnh hƣởng từ phim truyền hình đến các nhóm những nhóm công chúng này.
Và các kiến thức cơ bản cùng với các số liệu thực tế của cuộc khảo sát cũng là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu những ảnh hƣởng của phim truyền hình Hàn đối với lối sống của công chúng TP HCM trong Chƣơng 2 với nội dung:"Diện mạo phim truyền hình Hàn Quốc trên sóng truyền hình Việt Nam và tác động của nó đến lối
sống của công chúng TP. HCM (Khảo sát trên các kênh HTV7, HTV9, VTV1,
48
CHƢƠNG 2: PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÖNG TP. HCM