Một số giải pháp nâng cao vai trò định hƣớng của truyền thông về làn sóng văn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phim truyền hình hàn quốc đối với lối sống của công chúng thành phố hồ chí minh luận văn ths 2015 (Trang 107 - 156)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò định hƣớng của truyền thông về làn sóng văn

văn hóa Hàn Quốc đối với công chúng TP. HCM

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực văn hóa, giải trí, cụ thể là việc tuyên truyền về sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên các kênh truyền hình:

Truyền thông về văn hóa, giải trí là một vấn đề luôn sôi động. Ranh giới giữa văn hóa và phi văn hóa đôi khi rất khó phân biệt bởi những biện minh "cái mới", "cái lạ" bởi những nhận thức khác biệt về văn hóa truyền thống. Vì vậy, để các hoạt động truyền thông về văn hóa đạt hiệu quả cao và đƣợc công chúng tiếp nhận, đem lại những ảnh hƣởng tích cực cho suy nghĩ và hành động của công chúng thì việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ nhƣng rõ ràng là điều cần thiết. Song song với các biện pháp chế tài thì cần phải nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và giám sát xã hội của các cơ quan chức năng có liên quan, trƣớc hết là Bộ thông tin và truyền thông.

Đối với riêng làn sóng văn hóa Hàn Quốc, PTHHQ, cần có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu về Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp để vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam. Đồng thời cũng cảnh báo những cơn sóng ngầm nguy hiểm, những "dòng chảy xa bờ gây đuối nƣớc" mà LSVHHQ có thể đem lại cho văn hóa Việt Nam.

Một số việc trƣớc mắt có thể làm để quản lý làn sóng văn hóa Hàn nói riêng và đối phó với các làn sóng mới và sẽ xuất hiện trong tƣơng lai nhƣ làn sóng Thái Lan, Làn sóng Ấn Độ,…

Trƣớc hết là phải kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, số lƣợng sản phẩm văn hóa nƣớc ngoài nhập về Việt Nam và chiếu trên truyền hình. Cần có những quy định cụ thể về những nội dung đƣợc phát sóng, đƣợc quảng bá trên diện rộng hay hạn chế. Quy định về tỉ lệ phim nƣớc ngoài và giờ chiếu phim Việt, phim nƣớc ngoài trên sóng Việt Nam [6].

Thực tế thì chính phủ đã có quy định về giờ vàng phim Việt, về số lƣợng phim

100

số nơi, nhất là đối với các đài tỉnh, điều này khó kiểm soát vì tính thƣơng mại, muốn thu hút nhiều quảng cáo hoặc vì điều kiện kinh tế, ngân sách nên chỉ mua hoặc trao đổi đƣợc một số chƣơng trình, một số phim và phải phát lại liên tục.

Biện pháp tiếp theo là tăng cƣờng các chƣơng trình mang tính định hƣớng, nâng cao nhận thức cho công chúng về văn hóa truyền thống thông qua các chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật. Giải pháp này nhằm nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí thuần Việt, có mục tiêu và mục đích rõ ràng. Những chƣơng trình này nên đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ bằng tiền ngân sách để đảm bảo tôn chỉ hoạt động của chƣơng trình ngay từ đầu tránh vì chạy theo lợi nhuận, quảng cáo mà dần dà nội dung và hình thức bị các công ty, doanh nghiệp chi phối, can thiệp vào nội dung làm xa rời mục đích, tôn chỉ ban đầu đặt ra.

Bên cạnh đó, nên chú trọng vào việc tuyên truyền, giới thiệu các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống; các tác giả, tác phẩm, sản phẩm văn hóa đƣơng đại mang bản sắc văn hóa Việt Nam nhƣng làm theo phong cách phù hợp với từng đối tƣợng công chúng. Nghĩa là, cần phải nghiêm túc nghiên cứu về công chúng, về các mặt sở thích, mục đích, yêu cầu để xây dựng các chuyên kênh phục vụ nhu cầu từng đối tƣợng cụ thể. Tránh đại trà, cào bằng,… làm ra không ai xem, gây lãng phí tiền của mà hiệu quả thông tin, truyền thông không đạt.

Đối với các chƣơng trình truyền hình "made in Korean" cũng cần xây dựng một kế hoạch phát sóng cụ thể. Bên cạnh việc xét duyệt trƣớc về nội dung cho phù hợp với văn hóa Việt Nam trong quá trình công chiếu cũng nên song hành phát các chƣơng trình "theo dòng phim Hàn" để công chúng hiểu hơn về các bộ phim đang xem, về các diễn viên đóng phim cũng nhƣ thực tế cuộc sống của con ngƣời, đất nƣớc Hàn để có cái nhìn đa chiều về đất nƣớc này tránh những ảo tƣởng, ảo mộng về một đất nƣớc đẹp với con ngƣời tốt, đẹp nhƣ mơ chỉ có trên phim.

- Xây dựng các chƣơng trình mũi nhọn, xung kích về văn hóa, tƣ tƣởng nhằm giáo dục, nâng cao ý thức của công chúng trong việc tiếp nhận văn hóa nƣớc ngoài:

101

Xây dựng các chƣơng trình truyền hình thuần Việt, phục vụ ngƣời Việt và theo tâm lý ngƣời Việt nhƣ chƣơng trình “giờ vàng phim Việt"; "giai điệu tự hào",

“Nhƣ chƣa hề có cuộc chia ly” của Đài truyền hình VTV, các chƣơng trình "Lục

lạc vàng", "Vƣợt lên chính mình", "Ngôi ngà mơ ƣớc", "Thắp sáng ƣớc mơ" của

Đài truyền hình TP. HCM thực hiện…

Đa dạng hóa các thể loại chƣơng trình và đề tài. Nghiên cứu các nhóm công chúng để có các chƣơng trình phù hợp nhu cầu. Đó là, thay vì các chƣơng trình làm cho đại chúng nên làm những chƣơng trình theo hƣớng chuyên biệt cho các đối tƣợng khán giả cụ thể. Tổ chức, đầu tƣ nhiều sân chơi có tính tƣơng tác cao, có giá trị nhân văn dành cho nhóm công chúng trẻ - lứa tuổi cần sự định hƣớng nhất bởi họ là những ngƣời dễ bị ảnh hƣởng, dễ bắt chƣớc nhất và cũng dễ bị "tổn thƣơng" nhất bởi các làn sóng văn hóa nƣớc ngoài.

Sử dụng đa dạng loại hình báo chí, truyền thông (phát thanh, báo in, truyền hình, báo trực tuyến,…) nhiều thể loại (tin, bài, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn, tiểu phẩm, phim ảnh,…) để truyền tải thông điệp, nội dung phù hợp với thị hiếu và tâm lý thƣởng thức của công chúng, nhất là công chúng trẻ. Nghĩa là, với những thông điệp cần chuyển tải đến nhóm công chúng nào, cần thể hiện nó ở nhiều loại hình khác nhauvà thể loại phù hợp vì có những ngƣời thích xem truyền hình, có nhóm lại thích online trên internet, có nhóm lại chỉ thích nghe phát thanh. Nhìn chung với các vấn đề về định hƣớng tƣ tƣởng văn hóa phải xác định là theo kiểu "mƣa dầm thấm lâu", đi đƣờng dài, kiên nhẫn và chấp nhận "sai và sửa sai".

Một số ý kiến của các phóng viên, nhà báo về việc xây dựng các chƣơng trình phù hợp với công chúng có thể tham khảo nhằm tránh sự tấn công của LSVHHQ:

- Nên có nhiều chƣơng trình về định hƣớng nghề nghiệp, giáo dục, lịch sử,

hƣớng về gia đình, giúp các thành viên gắn bó và trân trọng gia đình hơn, nhƣng phải dễ xem, dễ hiểu. Tránh những gì giáo điều.

102

Tôi ví dụ chƣơng trình Bố ơi mình đi đâu thế (Format của Hàn Quốc đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa chuộng vì dạy con trẻ tính tự lập cũng nhƣ đối phó với các tình huống bất ngờ xảy ra.

Các nhà đài nên chọn lọc các chƣơng trình để phát và nên đặt lợi ích của ngƣời xem lên trƣớc thay vì lợi nhuận kinh doanh.

(Biên tập viên Tạp chí Tiếp thị & Gia đình)

- Trƣớc tiên phải hạn chế scandal về mua giải, dàn xếp... đối với các chƣơng

trình thực tế; Sản xuất nhiều chƣơng mang tính xã hội hơn tƣơng tự nhƣ "Lục lạc vàng", "Điều ƣớc thứ 7" hay nhiều sân chơi cho HSSV nhƣ " Đƣờng lên đỉnh

Olympia",… hiện tại có quá nhiều chƣơng trình giải trí mua bản quyền nƣớc

ngoài, cần phải hạn chế và phát sóng chọn lọc, có thay đổi cho phù hợp với văn hóa Việt Nam.

(Phóng viên tự do mảng văn hóa , giải trí)

- Tăng cƣờng hợp tác, giao lƣu giữa truyền hình và điện ảnh hai nƣớc Việt Nam – Hàn Quốc và các đài truyền hình của hai nƣớc:

Mặt tích cực của LSVHHQ với Việt Nam là nƣớc ta có dịp học hỏi Hàn Quốc về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm công nghiệp hóa, phát triển văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới, tăng cƣờng quan hệ hai nƣớc.

Trong quá trình hội nhập về mọi mặt, mọi lĩnh vực thì những ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc là không tránh khỏi. Sự giao thoa, ảnh hƣởng thể hiện rõ nhất qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Và truyền hình là trung tâm nghe - nhìn chứng minh rõ nhất quá trình hội nhập.

Thay vì ngăn cấm, chống đối hay biện minh một cách yếu ớt trƣớc sự ảnh hƣởng, giao thoa ngày càng mạnh mẽ từ các nền văn hóa bên ngoài đặc biệt là LSVHHQ, truyền hình Việt Nam nói chung và truyền hình TP. HCM nói riêng nên tranh thủ cơ hội này để hợp tác, học hỏi.

Nhƣ PGS.TS Lƣơng Hồng Quang đã chia sẻ trong bài phỏng vấn ""Làn sóng Hàn" sẽ chảy về đâu?" của phóng viên trang Thethaovanhoa.vn: “Không thể đóng

103

cửa, đó là một việc tất yếu. Để không bị nhấn chìm hay cuốn trôi, chúng ta chỉ có

thể thích nghi và nâng cao năng lực tiếp nhận” [29].

Năng lực tiếp nhận văn hóa nƣớc ngoài, cụ thể là tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc không giống nhau ở mỗi ngành nghề vì tùy nhu cầu của mỗi đối tƣợng tiếp nhận. Với ngành truyền thông, truyền hình, để tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc, vận dụng các bài học quý từ thành công của Hàn lƣu để mang lại thành công cho Việt Nam thì Việt Nam nên:

+ Tham gia các liên hoan phim, trao đổi phim giữa 2 quốc gia. + Tham gia các kháo đào tạo làm phim truyền hình, phim điện ảnh.

+ Hợp tác làm phim giữa các đài truyền hình, các hãng phim, mời các diễn viên của hai nƣớc.

Nhƣ kết quả khảo sát Chƣơng 2 đã phân tích, rõ ràng khi so sánh PTHHQ với phim các quốc gia Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, ở mọi tiêu chí, phim Hàn Quốc luôn trội hơn phim các quốc gia khác, nhất là phim Việt Nam về kịch bản, diễn viên, diễn xuất, kỹ thuật,… nên việc tham gia các liên hoan phim, trao đổi phim giữa 2 quốc gia Việt - Hàn; Tham gia các kháo đào tạo làm phim truyền hình, phim điện ảnh của Hàn Quốc để xây dựng một lộ trình phù hợp cho sự phát triển của phim Việt Nam là điều cần và nên thiết và [7].

- Học tập kinh nghiệm từ làn sóng Hàn Quốc để tạo ra làn sóng Việt Nam với ẩm thực Việt làm nền tảng:

Sự thành công của Hallyu có thể giải thích ở hai cấp độ. Ở cấp độ vi mô, các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc có sự phong phú về thể loại, thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng ngƣời tiêu dùng. Ở cấp độ vĩ mô, là những nỗ lực phối hợp không ngừng để tạo ra một sức mạnh tổng hợp giữa các ngành công nghiệp truyền thông văn hóa (các công ty viễn thông và nhà cung cấp sản phẩm văn hóa…), cộng đồng khoa họcvà chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ, định hƣớng linh hoạt và đƣa ra các chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp sản xuất văn hóa. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp truyền thông Hàn Quốc cũng đã có những thành tựu nhất định khi tạo ra

104

đƣợc cơ sở hạ tầng viễn thông tốt nhất thế giới để truyền thông sâu rộng Hallyu trên thị trƣờng toàn cầu. Sự thành công của Hallyu trong chiến lƣợc truyền thông văn hóa toàn cầu là một bài học đáng để cho Việt Nam suy nghĩ.

Theo TS Ha Youn Geum - Viện Phát triển Contest Hàn Quốc - chỉ ra rằng Hàn lƣu ở Việt Nam đƣợc coi là một thử nghiệm về văn hóa. Hàn Quốc từ chỗ lo lắng từ những làn sóng văn hóa Nhật, phƣơng Tây, Mỹ... đã đi đến tiếp thu những nền văn hóa đại chúng đó một cách thoải mái, kết hợp và sáng tạo riêng đã làm nên LSVHHQ [71].

GS Kim Myeong Hye (khoa Báo chí truyền thông, Đại học Dongui – Hàn Quốc) cảnh báo: “Nên cảnh giác việc nuôi dƣỡng và sử dụng Hàn lƣu chỉ vì mục đích thƣơng mại và kinh tế, sẽ tạo những động thái ghét Hàn lƣu và hạn chế sáng tạo” [75].

Một số các nhận định trên đây là của các chuyên gia nghiên cứu về Hàn lƣu về những thành công và hạn chế của LSVHHQ ở Hàn Quốc và các nƣớc trên thế giới. Nếu Việt Nam chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm từ Hàn Lƣu, biết vận dụng phù hợp với thực trạng kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa của Việt Nam thì trong tƣơng lại việc xuất hiện và thành công của làn sóng Việt là điều hoàn toàn có thể hy vọng.

Trƣớc mắt, theo một số nhân định khách quan cho rằng, thế mạnh nhất của Việt Nam là ẩm thực và nên bắt đầu từ ẩm thực để tạo ra làn sóng Việt. Dù chƣa có nghiên cứu đầy đủ nhƣng tác giả nghĩ rằng, đây hẳn là một gợi ý rất đáng để suy nghĩ một cách nghiệm túc. Ấm thực luôn gắn liền với du lịch. Ở hai lĩnh vực này thì với Việt Nam là "rừng vàng, biển bạc" rất nhiều tiềm năng với nền ẩm thực phong phú của 54 dân tộc anh em, với các danh lam thắng cảnh đẹp trải dài trên dải đất hình chữ S và những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận. Đấy là những tiền đề cần cho du lịch, ẩm thực Việt Nam. Nếu có đầu tƣ, nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ Hàn lƣu thì làn sóng Việt Nam sẽ thành công là điều khả thi.

105

3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho Đài truyền hình TP. HCM

- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho những phóng viên, nhà báo đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình:

Hẳn những ngƣời làm báo cách mạng đều nằm lòng câu nói: làm báo là làm cách mạng, mỗi phóng viên là một chiến sỹ trên mặt trận thông tin, chống tiêu cực.

Nhắc lại nhƣ vậy, để thấy rằng, báo chí rất quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới .

Với trọng trách của mình khi thực hiện các chức năng thông tin, giáo dục - giải trí, tổ chức quản lý và giám sát xã hội, định hƣớng dƣ luận và chức năng kinh tế, văn hóa,…Thì đội ngũ những ngƣời làm báo, nhất là báo hình rất quan trọng. Họ không chỉ là những ngƣời sống và là việc theo pháp luật mà phải có đạo đức nghề nghiệp và đạo đức một con ngƣời.

Trƣớc mỗi vấn đề, sự kiện, họ phải thực sự tỉnh táo với cái đầu lạnh để phán đoán tình hình và trái tim nóng để nhiệt huyết, đam mê theo đuổi sự kiện, vấn đề đã chọn. Với những ngƣời làm truyền thông và các nhà báo truyền hình điều này không ngoại lệ.

Chỉ thị 22 – CT/TƢ của Bộ chính trị đã chỉ rõ: “Ngƣời hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hƣớng của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn gắn bó với thực tiễn đất nƣớc”.

Vì vậy, nâng cao bản lĩnh chính trị của ngƣời làm truyền hình là một vấn đề quan trọng, cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Bản lĩnh chính trị của ngƣời làm báo đƣợc hình thành trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Nhờ có bản lĩnh chính trị mà ngƣời làm truyền hình điều tiết đƣợc liều lƣợng, mức độ thông tin. Biết cái nào cần, cái nào nên. Đúng mà không Trúng cũng

106

Mỗi nhà báo, phóng viên, biên tập viên truyền hình cũng cần tự nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tƣ tƣởng vững vàng và một phông nền kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội dày dặn để có thể cho ra đời những tác phẩm truyền hình chất lƣợng.

Đối với những vấn đề, những hiện tƣợng văn hóa mới nảy sinh trong xã hội cần thông tin đa chiều. Tránh cực đoan, phiến diện gây lầm lẫn, oan sai .

Một số gợi ý của các phóng viên, nhà báo nhằm tránh những mặt trái tiêu cực của PTHHQ, LSVHHQ:

- Khai thác những nội dung văn hóa đỉnh cao Hàn Quốc mạng đậm tính nghệ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phim truyền hình hàn quốc đối với lối sống của công chúng thành phố hồ chí minh luận văn ths 2015 (Trang 107 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)