7. Kết cấu của luận văn
2.1. Cách thức tiếp nhận văn hóa Hàn Quốcvà tiêu thụ sản phẩm văn hóa Hàn Quốc
Quốc gắn với Làn sóng văn hóa Hàn Quốc
Trong quá trình tìm hiểu về LSVHHQ và những ảnh hƣởng của nó đến công chúng, các nhà nghiên cứu đã phân chia các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc thành 2 nhóm để dễ dàng phân loại và đánh giá.
- Nhóm 1: Là “Những sản phẩm chứa nội dung văn hóa” gọi chung là
Content-based product: Gồm phim truyền hình, âm nhạc, game online, truyện
tranh,…[44].
- Nhóm 2: Là “Những sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng”gọi chung là Hardware:
Gồm mỹ phẩm, thời trang, ẩm thực, du lịch, đồ điện tử, đồ gia dụng, …[13].
Với sự phân chia các sản phẩm của Hàn lƣu nhƣ trên, năm 2005, các chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung đã đƣa ra 4 bƣớc tiếp cận và tiêu dùng đối với các sản phẩm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc:
- Giai đoạn 1: Công chúng “làm quen”với văn hóa đại chúng Hàn Quốc, cụ thể là làm quen với những sản phẩm văn hóa thiên về tinh thần, chủ yếu là phim, nhạc Hàn Quốc [13].
- Giai đoạn 2: Công chúng “thích” và tìm mua sản phẩm liên quan đến Hàn lƣu nhƣ những hình ảnh và những đồ vật gắn liền với các văn nghệ sỹ của Hàn Lƣu, công chúng cũng muốn đƣợc đến thăm nơi khai sinh ra Hàn lƣu [13].
- Giai đoạn 3: Công chúng đã “tin tƣởng” Hàn lƣu thực sự, họ tìm mua những sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc. Tức là những sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử có nhãn “Made in Korea” sẽ đƣợc công chúng chọn mua [13].
- Giai đoạn 4: Công chúng “say mê” văn hóa, kinh tế, … của Hàn Quốc. Nói chung, đây là đỉnh cao của làn sóng Hàn và cũng chính là mục đích cuối cùng mà Hàn Quốc phấn đấu đạt tới [13].
49
Nhƣ vậy, với việc phân loại các sản phẩm Hàn lƣu và phân tích các giai đoạn tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm của văn hóa Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy vị trí và vai trò của truyền thông, của các phƣơng tiện truyền thông trong quá trình hình thành suy nghĩ và thay đổi hành vi của cá nhân, của công chúng. Và điều này cũng chứng minh việc con ngƣời ngày càng phụ thuộc vào truyền thông, chịu sự chi phối của các phƣơng tiện truyền thông. Nếu công chúng không tỉnh táo, không bản lĩnh sẽ rất dễ bị nhấn chìm trong sự “giăng mắc” của mạng lƣới truyền thông dày đặc thông tin chính thống và không chính thống.
Truyền hình là một trong các phƣơng tiện truyền thông mới, mang trong mình đầy đủ những lợi thế của một phƣơng tiện truyền thông hiện đại với sự nhanh chóng của thông tin, sự sinh động của âm thanh, sự trực quan, sắc màu của hình ảnh và đƣợc con ngƣời tiếp nhận bằng cả “mắt thấy” và “tai nghe”. Một sự tin tƣởng gần nhƣ tuyệt đối của công chúng dành cho truyền hình. Vì vậy, PTHHQ, LSVHHQ thành công ở Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của chính phƣơng tiện này. Và chắc chắn LSVHHQ cũng đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội của công chúng Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn tồn tại của mình, Hàn lƣu lại có sự ảnh hƣởng ấy rõ rệt hay mờ nhạt khác nhau.
Với nghiên cứu về ảnh hƣởng của PTHHQ đối với lối sống của công chúng TP. HCM, vấn đề đƣợc đặt ra : Diện mạo PTHHQ trên sóng truyền thông nhƣ thế nào? Các bộ PTHHQ chiếu trên truyền hình Việt Nam có ảnh hƣởng gì tới thói quen sinh hoạt, hành vi ứng xử, tiêu dùng, giải trí… của công chúng TP. HCM?
2.2. Diện mạo PTHHQ, thói quen tiếp nhận và đánh giá của công chúng TP. HCM về PTHHQ, về đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Hàn Quốc
2.2.1. Diện mạo PTHHQ trên sóng truyền hình ở Việt Nam
LSVHHQ ảnh hƣởng đến Việt Nam muộn hơn các nƣớc khác trên thế giới, mặc dù vậy thì sự thâm nhập của LSVHHQ vào Việt Nam cũng tƣơng tự nhƣ trên các nƣớc khác. Nghĩa là LSVHHQ vào Việt Nam cũng trải qua những thăng trầm nhất định của các giai đoạn khác nhau. Tiêu biểu cho LSVHHQ là PTHHQ hay còn gọi là K‟movie và nhạc Hàn Quốc còn gọi là K‟pop. Những biểu hiện cụ thể nhất
50
của sự thâm nhập văn hóa Hàn Quốc là những ảnh hƣởng của làn sóng Hàn tác động đến đời sống sinh hoạt của công chúng Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng.
Cột mốc đánh dấu sự thâm nhập của làn sóng Hàn vào Việt Nam đầu tiên chính là sự kiện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. HCM đã tặng Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) bộ phim Hoa cúc vàng vào năm 1997. Bộ phim đƣợc chiếu vào “giờ vàng” là 20h tối trên HTV7. Lúc này làn sóng phim Hàn Quốc trên truyền hình còn rất nhẹ nhàng và lăn tăn. Phải đến năm 1998 - 2000, khi các bộ phim nhƣ Anh em nhà bác sĩ, Bản tình ca mùa đông, Mối tình đầu, Giày thủy tinh,
Ngƣời mẫu, Ƣớc mơ vƣơn tới một ngôi sao, Truyền thuyết Joo-mong … đƣợc chiếu
trên đài truyền hình Việt Nam, truyền hình TP. HCM, truyền hình Đồng Nai, truyền hình Bình Dƣơng và các tỉnh khác, thì lúc đó LSVHHQ mới thực sự hình thành và lan tỏa khắp Việt Nam [33].
- Số lƣợng phim và giờ phát sóng:
Khảo sát PTHHQ phát trên 3 kênh truyền thống của Đài truyền hình Việt Nam là kênh VTV1, VTV2 và VTV3 trong 6 tháng đầu năm 2014 có 29 bộ phim Hàn Quốc, 17 bộ phim truyền hình Trung Quốc, 42 bộ phim truyền hình Việt Nam, 11 bộ phim nƣớc ngoài khác (Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản,…). Riêng phim Hàn Quốc thì: Kênh VTV1 phát sóng 5 bộ phim, kênh VTV2 phát 10 bộ phim, và 14 phim đƣợc chiếu trên kênh VTV3.
Nhƣ vậy, ở kênh truyền hình trung ƣơng, số lƣợng PTHHQ chỉ đứng thứ 2 sau số lƣợng phim truyền hình Việt Nam và vƣợt trội hơn hẳn so với phim truyền hình Trung Quốc và phim các nƣớc khác. Điều này chứng tỏ, PTHHQ vẫn đang chiếm thời lƣợng phát sóng đáng kể trên truyền hình Việt Nam dù lúc này LSVHHQ đƣợc đánh giá là đang ở giai đoạn thoái trào.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, khung giờ phát sóng của PTHHQ tuy không vào khung giờ vàng (từ 20h00 - 22h00) nhƣ những năm 2000 nhƣng cũng đƣợc chiếu vào khung giờ cố định thuận lợi cho việc theo dõi nhƣ: nhƣ trên kênh VTV3 phim đƣợc chiếu vào 00h – 1h00; 18h00 – 18h50, 22h30 – 23h30 trên kênh VTV3,
51
kênh VTV2 thì phát vào 11h10 – 12h00, 19h55 – 20h30; và kênh VTV1 thì phát vào lúc 13h00 – 13h50…
Tần suất chiếu PTHHQ ở các đài truyền hình địa phƣơng thì dày đặc hơn. Đặc biệt là các kênh truyền hình cáp, các kênh chuyên về phim. Nhƣ kênh D-drama (Truyền hình cáp Việt Nam) hay HTVC phim (Truyền hình thành cáp HTV). Kênh D-drama khi mới ra đời hầu nhƣ chỉ chiếu PTHHQ, một thời gian sau có lẽ do muốn đa dạng thể loại phim để thu hút khán giả nên đã chiếu thêm phim Việt Nam, sau nữa thêm phim Trung Quốc và Thái Lan.
Tuy vậy, trên bình diện chung, dẫu PTHHQ đƣợc chiếu nhiều hơn các phim của các quốc gia khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore nhƣng về cơ bản, giai đoạn này việc chiếu PTHHQ đã giảm đi rất đáng kể về số lƣợng. Một phần vì lý do bão hõa sau khi LSVHHQ tấn công dồn dập, một phần vì chính sách của nhà nƣớc Việt Nam trong quy định về số lƣợng, chất lƣợng phim nƣớc ngoài trên sóng truyền hình Việt Nam và việc phát triển điện ảnh Việt Nam. Và khung giờ vàng phim Việt xuất hiện trong hoàn cảnh này [7].
Xét cụ thể ở trƣờng hợp Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2014. Khảo sát đƣợc tiến hành trên 3 kênh HTV7, HTV9, HTVC phim.
Qua thống kê số lƣợng phim, giờ chiếu phim và số lần phát sóng ở bảng trên có thể thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014 trên 2 kênh chính của HTV và kênh chuyên phim của truyền hình cáp TP. HCM có 14 bộ phim đƣợc chiếu. Trong đó, 7 phim trên kênh HTV7, 01 phim trên HTV9 và 6 phim trên HTVC Phim (chuyên kênh phim của truyền hình cáp TP. HCM). Các khung giờ chiếu phim cũng khác nhau giữa các kênh nhƣng ít rơi vào khung giờ vàng. Thậm chí có kênh chiếu phim ở khung giờ rất “kén” khán giả, chủ yếu để “lấp sóng", nhƣ kênh HTV9 chiếu phim vào 3g30 phút sáng. Cũng cần nói thêm, kênh HTV9 kênh chuyên về thời sự, kinh tế, chính trị tổng hợp của Đài truyền hình TP. HCM - cũng là kênh phát duy nhất một PTHHQ trong 6 tháng đầu năm. Phim đƣợc phát lặp lại lần 2 cũng trên kênh này sau khi phim kết thúc.
52
Kênh HVT7 trong 6 tháng đầu năm 2014, chiếu 7 bộ PTHHQ, giờ chiếu phim tƣơng đối thuận lợi cho khán giả theo dõi nhƣ khung giờ 12h05 trƣa, 17h55 chiều và trong một ngày HTV7 chiếu 2 phim Hàn Quốc mới. Đó cũng là lý do nhiều khán giả chọn xem phim Hàn trên kênh HTV7 hơn các kênh khác thể hiện qua kết quả khảo sát.
Với kênh HTVC Phim – kênh chuyên chiếu phim của truyền hình cáp HTV, chỉ có 6 bộ phim đƣợc chiếu trong 6 tháng đầu năm 2014, ít hơn kênh HTV7 01 bộ phim, nhƣng về tần suất phát, số tập, số giờ phát thì nhiều hơn rất nhiều. Có phim đƣợc phát mới và phát lại 3 lần/ ngày; hầu nhƣ phim nào cũng chiếu 02 tập/ lần/ ngày khoảng 120 phút/ lần phát sóng…
Khảo sát một số kênh của các đài truyền hình các tỉnh lân cận mà công chúng yêu thích phim ở TP. HCM hay xem nhƣ đài truyền hình Bình Dƣơng, đài truyền hình Đồng Nai có thể thấy số lƣợng và tần suất chiếu phim nói chung và phim Hàn Quốc nói riêng nhiều hơn hẳn, thậm chí gấp đôi.
Tính riêng kênh BTV2 (Đài PT-TH Bình Dƣơng) trong 6 tháng đầu năm 2014 chiếu 16 bộ PTHHQ, nhiều hơn tổng số phim Hàn chiếu trên cả 3 kênh HTV7, HTV9 và HTVC Phim cùng thời điểm của truyền hình TP. HCM.
Kênh ĐN2 – RTV (Đài PT-TH Đồng Nai) - chiếu 9 bộ PTHHQ, một con số khá ấn tƣợng so với các đài trong giai đoạn đƣợc cho là thoái trào của LSVHHQ nói chung và phim truyền hình Hàn nói riêng.
Rất đúng khi công chúng khán giả nói rằng muốn xem PTHHQ hãy bật các đài tỉnh lên. Bất cứ kênh nào, giờ nào cũng có phim Hàn để xem. Ở một khía cạnh nào đó, việc chiếu nhiều phim nƣớc ngoài trên sóng truyền hình Việt Nam nhất là các đài địa phƣơng cũng thể hiện sự thụ động, thiếu kinh phí cũng nhƣ năng lực của đội ngũ làm truyền hình trong việc tự sản xuất chƣơng trình, làm phim ở các đài địa phƣơng và để "chữa cháy", "lấp sóng" và an toàn, không bị mất khán giả, các đài tỉnh đã chọn chiếu phim và chiếu lại liên tục các phim nƣớc ngoài đã mua, đã trao đổi.
Nhìn chung, khảo sát số lần, số giờ phát sóng các PTHHQ trên sóng truyền hình Việt Nam, có thể nói với mật độ phủ sóng khá dày trên các kênh truyền hình từ
53
trung ƣơng đến địa phƣơng, hầu nhƣ các ngày trong tuần, các giờ trong ngày khán giả Việt lúc nào cũng có thể theo dõi các bộ PTHHQ. Ngƣời nghiên cứu nghĩ rằng, với sự tiếp xúc thƣờng xuyên, liên tục với phim Hàn nhƣ vậy, dù là cố ý hay vô tình thì lâu dần văn hóa Hàn Quốc qua phim ảnh cũng sẽ ảnh hƣởng đến suy nghĩ và ứng xử của khán giả, công chúng xem phim và từ đó làm thay đổi hành vi, nhận thức của công chúng TP. HCM về kinh tế, con ngƣời, đất nƣớc Hàn Quốc.
- Đặc điểm về nội dung và hình thức của PTHHQ:
Đánh giá về sự hấp dẫn của Hàn Lƣu và sự thành công của làn sóng PTHHQ, các nhà nghiên cứu cho rằng, Hallyu không chỉ bộc lộ vẻ đẹp của thời đại mà nó còn cất lên tiếng ca về những nỗi buồn của thời đại. Hallyu góp phần làm ấm áp trái tim của ngƣời châu Á cũng nhƣ của cả thế giới [73]. Và những điều này đƣợc thể hiện qua các bộ PTHHQ dù là ngắn chỉ vài tập hay kéo dài hàng trăm tập, với các phần nối tiếp nhau dƣờng nhƣ không có kết thúc nếu nhƣ khán giả vẫn còn muốn xem.
Trả lời đƣợc câu hỏi vì sao công chúng yêu thích phim Hàn Quốc, thần tƣợng các diễn viên, nghệ sỹ Hàn và say mê các món ăn xứ sở Kim Chi chính là đã hiểu đƣợc đặc điểm của PTHHQ về hình thức và nội dung.
Về bộ phim Góc khuất số phận - New tales of gisaeng - bộ phim dài 52 tập duy nhất đƣợc chiếu và chiếu hai lần trên kênh HTV9 trong 6 tháng đầu năm 2014 nhƣ đã nói phía trên. Bộ phim là câu chuyện lạ lẫm và thú vị về những kỹ sinh tài năng ở Buyongkak - một kỹ viện duy nhất còn tồn tại giữa thời hiện đại ở xứ Kim Chi với những truyền thống đậm nét cung đình, ở đó có những "bông hoa biết nói" luôn đấu tranh để bảo tồn văn hóa truyền thống đã dần mai một. Bộ phim xoáy sâu vào mối quan hệ phức tạp, chồng chéo giữa quá khứ với hiện tại, giữa hiện đại với truyền thống, giữa yêu thƣơng và thù hận. Sự đấu tranh giữa các tuyến nhân vật với những nỗi đau rất đời, qua đó thể hiện sự khát khao muôn thuở đƣợc sống, đƣợc yêu, đƣợc hạnh phúc [.
54
(Hình ảnh phim: Góc khuất số phận - New tales of gisaeng, Nguồn: Internet) Về hình thức: Kịch bản Góc khuất của số phận đƣợc đánh giá là khá logic và chặt chẽ với những cao trào đƣợc giải quyết hợp lý, nội dung khá chân thật và gần gũi với nền văn hóa truyền thống của Hàn Quốc.Ngƣời viết kịch bản cho phim là nhà biên kịch tài năng Im-Sung-Han, tác giả của những phim truyền hình dài tập đƣợc khán giả màn ảnh nhỏ yêu thích nhƣ: Tình si, Nàng tiên cá, Thiên đƣờng tình
yêu, Gia đình đá quý…Bộ phim có sự đầu tƣ về phim trƣờng, công nghệ quay
và dựng phim hiện đại, diễn viên tên tuổi và đƣợc quảng cáo tốt.
Đánh giá chung về sự thành công của phim Góc khuất của số phận là: Dàn diễn viên đóng phim có số phận éo le (gay hấp dẫn, tò mò cho khán giả), sự ăn ý của bạn diễn, kịch bản logic... Sức hút của bộ phim không những khiến khán giả phải đắm mình trong những cảnh quay đẹp, suy tƣ về cuộc đời nhiều éo le của các nhân vật mà còn muốn dõi theo, muốn chia sẻ.
Trƣờng hợp phim Mặt trăng ôm mặt trời - The Moon embracing the Sun của hãng phim MBC - Hàn Quốc, dài 20 tập chiếu trên kênh HTVC Phim cũng là một bộ phim ăn khách tại Hàn Quốc với một se-ri các giải thƣởng dành cho phim này nhƣ [62].:
- Giải bộ phim xuất sắc nhất;
- Diễn viên nam xuất sắc nhất (Kim-Soo-Hyun); - Diễn viên nữ xuất sắc nhất (Han-Ga-In);
55
- Giải diễn viên yêu mến nhất (Kim-Soo-Hyun);
- Giải nữ diễn viên diễn xuất vàng (Yang-Mi-Kyeong); - Kịch bản xuất sắc nhất;
- Diễn viên nhí xuất sắc nhất (Yeo-Jin-Goo);
- Nữ diễn viên nhí xuất sắc nhất (Kim-You-Jung/Kim-Soo-Hyun).
(Hình ảnh phim Mặt trăng ôm mặt trời - The Moon embracing the Sun, Nguồn Internet)
Về hình thức: Phim Mặt trăng ôm mặt trời thuộc dòng phim Dramma hƣ cấu
cổ trang, đƣợc nhà sản xuất đầu tƣ từng chi tiết nhỏ nhất. Với dàn diễn viên hot đƣợc yêu thích, với công nghệ làm phim hiện đại, với các cảnh quay đẹp nhƣ ở xứ sở thần tiên. Kịch bản phim là tác phẩm "song kiếm hợp bích" của cặp đôi đạo diễn và biên kịch tài hoa: Đạo diễn Kim-Do-Woon – biên kịch Kim-Soo-Wan.
Về nội dung: Mặt trăng ôm mặt trời là một phim truyền hình cổ trang gồm 20 tập, kể về câu chuyện tình đẹp giữa Lee Hwon (Lý Huyên) - một vị vua tƣởng tƣợng của nhà Triều Tiên và nàng Wol (Nguyệt) - một nữ pháp sƣ xinh đẹp. Mặt trăng và mặt trời, tƣởng nhƣ không thể gần nhau, không thể hòa thuận và không thể yêu nhau nhƣng xem bộ phim này, những điều tƣởng nhƣ hiển nhiên ấy lại rất không tự nhiên. Một kết thúc có hậu cho một chuyện tình cổ trang đẹp lãng mạn.
Bộ phim Hoàng hậu Ki, dài 50 tập, chiếu trên VTV3, là một trong các bộ