Chiều cao cây

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh (Trang 38 - 39)

Chiều cao cây ớt ghép trung bình của 3 tổ hợp qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.1a), cao nhất là tổ hợp DT+TT+OC (25,23- 54,60 cm; tương ứng 15-90 NSKGh), và tổ hợp DT+TT+DTr (23,40-50,10 cm); thấp nhất là tổ hợp DT+TT+TN (20,63-42,23 cm; tương ứng 15-90 NSKGh).

Giai đoạn 1-15 NSKGh, chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê là do chênh lệch về vị trí ghép trên gốc ghép và vị trí ghép của ngọn ghép cũng khác nhau tùy giống. Thời điểm 15-50 NSKGh, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình của 3 tổ hợp ớt ghép tăng nhanh, nhanh nhất vào giai đoạn 15-30 NSKGh đây là giai đoạn cây ghép đã hồi phục nên phát triển mạnh về thân, lá. Giai đoạn 50-90 NSKGh, chiều cao cây tăng chậm dần do đây là giai đoạn cây ra hoa, kết trái nên sự sinh trưởng chậm lại (Hình 3.5).

15 25 35 45 55 15 90 DT + TN + TT DT + TT + OC DT + TT + DTR

Hình 3.5 Chiều cao cây trung bình của 3 tổ hợp ớt ghép qua các thời điểm khảo sát

Chiều cao cây của giống Dài Tím và Tròn Tím không khác biệt có ý nghĩa (Phụ bảng 3.1b). Qua đó cho thấy chiều cao cây của tổ hợp bị ảnh hưởng bởi chiều cao cây của 3 giống khác nhau trong 3 tổ hợp. Tổ hợp DT+TT+OC cao nhất do giống ớt Cà có đặc điểm cao to. Giống Thiên Ngọc có dáng cây thấp bé nên tổ hợp

DT+TT+TN có chiều cao cây thấp nhất. Trong cùng điều kiện canh tác sự khác biệt về chiều cao cây là do đặc tính di truyền của giống. Sự tương hợp giữa ngọn và gốc cũng tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cây, điều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Lý Hương Thanh (2010).

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh (Trang 38 - 39)