Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh (Trang 33 - 34)

Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới vào lúc 7:00 giờ (80.000-85.000 lux, tương ứng) tăng dần 11:00 giờ (82.500-83.750 lux, tương ứng), cao nhất vào lúc 13:00 giờ (90.000-92.500 lux, tương ứng) sau đó giảm dần 15:00 giờ (72.500- 75.000 lux, tương ứng) và thấp nhất lúc 17:00 giờ (55.000-60.000 lux, tương ứng). Cường độ ánh sáng ở đây có sự chênh lệch nhưng không lớn ở các thời điểm trong ngày (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2), cường độ ánh sáng bên trong nhà lưới luôn thấp hơn bên ngoài nhà lưới do lợp nóc ni lông đã làm giảm bớt 1 phần ánh sáng, tuy nhiên vẫn còn cao so với nhu cầu của cây rau nói chung. Theo Tạ Thu Cúc (2005), trong quá trình sinh trưởng phát triển với cường độ ánh sáng từ 10.000-20.000 lux, cây rau sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt, và Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho

N hi ệt độ ( 0 C)

rằng, nếu nắng gay gắt vào buổi trưa có cường độ ánh sáng từ 80.000-100.000 lux vào thời điểm 11:00-13:00 giờ sẽ làm cây cà chua héo, lá và trái bị cháy nắng. Trên cây ớt Kiểng ghép cũng có hiện tượng cây bị mất nước dẫn đến tình trạng lá bị héo và cụp xuống, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây bởi vì theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007), ớt có thể chịu được nóng và chịu hạn trung bình, mặt khác thí nghiệm ở đây luôn được theo dõi thường xuyên nên cây ớt ở đây luôn được cung cấp đầy đủ nước thường xuyên nên tình trạng trên đã được khắc phục hoàn toàn. 50 65 80 95 110 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ) Cường độ ánh sáng trong nhà lưới Cường độ ánh sáng ngoài nhà lưới

Hình 3.2 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắng 14/09/2012

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh (Trang 33 - 34)