Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt luận văn ths 2015 (Trang 65 - 86)

4. Kết cấu luận văn:

3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1..Nguyên nhân chủ quan

 Một số bộ phận, phòng tổ, cá nhân ngƣời lao động trong chi nhánh mặc dù đã đƣợc lãnh đạo nhắc nhở nhiều lần nhƣng chƣa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác huy động vốn, việc thực hiện chỉ tiêu đƣợc giao chỉ mang tính chất đối phó chƣa thực sự vì lợi ích của tập thể và doanh nghiệp. Cụ thể, tƣ tƣởng một số cán bộ trong chi nhánh thƣờng chƣa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn dân cƣ kéo dài suốt quý I – quý II.

 Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu của ngƣời gửi tiền của cán bộ làm công tác huy động vốn dân cƣ còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến với chi nhánh, cán bộ huy động vốn chƣa thực sự tìm hiểu sâu sát các nhu cầu của

56

từng khách hàng cũng nhƣ chƣa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại chi nhánh.

 Bên cạnh đó có nhiều cán bộ mới tuy có nhiệt tình say mê công việc nhƣng còn thiều kinh nghiệm thực tế, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế nên kết quả huy động vốn chƣa đáp ứng yêu cầu.

 Chỉ đạo điều hành về công tác huy động vốn của các cán bộ phụ trách đôi khi còn thiếu chủ động, công tác giao khoán chỉ tiêu chƣa kiên quyết, chƣa kịp thời và linh hoạt trong việc triển khai các giải pháp huy động vốn phù hợp. Việc thƣởng phạt chƣa phân minh, kịp thời cũng làm giảm hiệu quả trong công tác huy động vốn.

 Ngoài lãi suất và các sản phẩm dịch vụ, vấn đề phong cách, tác phong giao tiếp với khách hàng cũng là điều mà chi nhánh thực sự còn thiếu so với các NHTMCP trên cùng địa bàn và cần phải quan tâm cải thiện trong những năm tiếp theo.

 Chi nhánh chƣa thực sự quan tâm đầy đủ đến công tác Marketing. Công tác tuyên truyền, quảng cáo khi có các sản phẩm tiền gửi mới đƣợc triển khai ít và tƣơng đối sơ sài, mới chỉ dừng lại ở hình thức băng rôn, niêm yết nên chƣa đến đƣợc với đông đảo công chúng.

 Hệ thống đƣờng mạng của chi nhánh còn chậm, hệ thống máy tính tƣơng đối cũ, đôi khi xảy ra lỗi gây hạn chế về thời gian giao dịch với khách hàng.

3.3.3.2..Nguyên nhân khách quan

57

Giai đoạn 2011-2014 là một giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, GDP tăng chậm lại, lạm phát cao, tổng cầu suy giảm. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thu hẹp qui mô hoặc rơi vào tình trạng phá sản, thị trƣờng hàng hóa ứ đọng, tiêu thụ chậm do tổng cầu suy giảm. Số lƣợng doanh nghiệp phá sản, đóng cửa trong năm tăng nhiều mặc dù chính phủ đƣa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng với đó là thất nghiệp gia tăng, thu nhập ngƣời dân bị giảm sút. Do đó, nguồn tiền gửi của doanh nghiệp và dân cƣ tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt cũng bị giảm theo.

b) Nguyên nhân từ môi trƣờng pháp lý

Trong bối cảnh môi trƣờng vĩ mô khó khăn, chính sách tiền tệ đƣợc định hƣớng thắt chặt và linh hoạt; môi trƣờng ngành ngân hàng cũng có rất nhiều biến động. Nổi bật trong đó là các chính sách điều hành của NHNN: năm 2011 chính sách tiền tệ thực hiện thắt chặt làm doanh nghiệp khó tiếp cận

nguồn vốn, đến năm 2012 và đầu năm 2013 và sang năm 2014, NHNN liên

tục giảm các mức lãi suất điều hành, đƣa lãi suất trở về gần với mức lãi suất 2003-2004. Rất nhiều chính sách, quyết định đƣợc đƣa ra mang tính tình thế, thời điểm khiến cho hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Agribank Hoàng Quốc Việt nói riêng gặp khó khăn trong triển khai kế hoạch huy động vốn. Với mỗi lần thay đổi lãi suất cơ bản của NHNN là lại có sự thay đổi lãi suất huy động của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi lãi suất huy động của chi nhánh. Cùng với đó, cuộc đua tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn diễn ra mạnh vào năm 2011,2012 và dần ổn định khi bƣớc vào năm 2013, 2014 đã ảnh hƣởng đến tâm lý cũng nhƣ quyết định gửi tiền của ngƣời dân…

58

Một điều cần lƣu ý đó là hiện nay các văn bản, nghị định hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam rất nhiều, đôi khi lại chồng chéo khiến cho chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong áp dụng.

c) Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, để tiết kiệm chi phí đầu tƣ, khách hàng đã rút tiền gửi tại ngân hàng

 Khách hàng có tâm lý lo sợ lạm phát quay trở lại và quan tâm đến các kênh đầu tƣ khác nên không muốn gửi kỳ hạn dài, việc gửi tiền kỳ hạn ngắn giúp khách hàng chủ động rút tiền để đầu tƣ vào kênh khác khi nhận thấy cơ hội sinh lời; ngoải ra, lãi suất tiền gửi VND và USD liên tục đƣợc điều chỉnh gây tâm lý bất ổn, không an tâm cho khách hàng

 Khách hàng chọn những đơn vị huy động vốn khác, đặc biệt là các NHTMCP trên cùng địa bàn thay vì Agribank Hoàng Quốc Việt do có sự chênh lệch về lãi suất , hoặc do các đơn vị NHTMCP tìm cách vƣợt trần lãi suất dƣới nhiều hình thức.

 Không phải ngƣời gửi tiền nào cũng thông hiểu hết các sản phẩm khuyến mãi của chi nhánh, do chi nhánh đƣa ra các sản phẩm khuyến mãi với điều kiện tƣơng đối khắt khe và hỗ trợ tƣ vấn chƣa cụ thể, ngƣời gửi không thấy lợi nhiều so với gửi tiết kiệm thông thƣờng.

59

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM

CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

4.1..ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK HOÀNG QUỐC VIỆT

4.1.1..Định hƣớng hoạt động chung

Giai đoạn 2015-2016 để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh dƣới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, từng bƣớc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, ban lãnh đạo chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đề ra những định hƣớng hoạt động nhƣ sau:

a) Nhiệm vụ

 Giữ vững vai trò là chi nhánh thuộc hệ thống NHTM nhà nƣớc duy nhất, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân …

 Thực hiện đúng nhiệm vụ vai trò chi nhánh trên địa bàn đô thị, phát huy truyền tải vốn nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thị phần hiệu quả hoạt động dịch vụ, thanh toán trong nƣớc và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, dịch vụ khác …

 Duy trì tăng trƣởng tín dụng theo định hƣớng của ngân hàng cấp trên, cơ cấu vốn tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho vay hộ SX và cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay XNK, cho vay tiêu dùng theo chủ trƣơng định hƣớng của chính phủ và ngân hàng cấp trên.

60

b) Mục Tiêu

- Về kế hoạch vốn huy động và cho vay

+ Vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 15 – 17% so với cuối năm 2014 + Dƣ nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 8 – 10 % so với cuối năm 2014 + Tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn (cả ngoại tệ quy đổi tối đa 50%/ tổng dƣ nợ)

+ Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 22%/ tổng dƣ nợ + Tỷ lệ nợ xấu: Dƣới 5%

-Về kế hoạch sản phẩm dịch vụ Thanh toán quốc tế :

+ Thanh toán xuất khẩu tăng 24% so với cuối năm 2014 + Thanh toán nhập khẩu tăng 25% so với cuối năm 2014 + Thanh toán biên mậu tăng 24% so với cuối năm 2014

Kinh doanh ngoại tệ :

+ Mua ngoại tệ tăng 24 % so với cuối năm 2014 + Bán ngoại tệ tăng 25% so với cuối năm 2014

Chi trả kiều hối :

+ Chi trả kiều hối tăng 25% so với cuối năm 2014

Công tác thẻ:

+ Số lƣợng phát hành thẻ tăng 10% so với cuối năm 2014 + Số dƣ tài khoản thẻ tăng 20% so với cuối năm 2014

Thu dịch vụ tăng 20% so với cuối năm 2014

-Về kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợ XLRR

+ Tổng số trích lập dự phòng rủi ro năm 2015 dự kiến: 60 tỷ đồng + Thu hồi nợ đã XLRR :20,3 tỷ đồng

- Về kế hoach tài chính năm 2015 dự kiến:

+ Tổng thu: 309 tỷ đồng + Tổng chi: 279 tỷ đồng

61

+ Chênh lệch thu chi chƣa lƣơng đạt 43 tỷ đồng đủ lƣơng V1

4.1.2..Định hƣớng về công tác huy động vốn

 Về kế hoạch: Vốn huy động năm 2015 (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 15 – 17% so với cuối năm 2014

 Huy động vốn và ổn định thanh khoản là nhiệm vụ trọng tâm, có tăng trƣởng nguồn vốn ổn định thì mới tăng trƣởng đƣợc tín dụng, phải đảm bảo đồng thời khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh và từng phòng giao dịch.

 Đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi, đặc biệt là nguồn tiền gửi ổn định từ dân cƣ, tổ chức kinh tế.

 Triển khai tốt kết nối thanh toán với Kho bạc Nhà nƣớc, Hải quan, Thuế, các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc để tranh thủ nguồn tiền gửi của các tổ chức này.

 Tập trung các biện pháp tăng cƣờng nguồn tiền gửi không chỉ tại địa bàn chi nhánh hoạt động mà trên toàn thành phố Hà Nội và lân cận

 Đẩy mạnh huy động vốn trên cơ sở làm tốt các hình thức tiếp cận và thu hút khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ.

4.2..MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

4.2.1..Chính sách phục vụ khách hàng đúng đắn

Nguồn huy động vốn chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh lãi suất huy động đƣợc quy định chặt chẽ nhƣ hiện nay, yếu tố giữ chân khách hàng chính là dịch vụ, chất

62

lƣợng và sự sát cánh của chi nhánh đối với khách hàng. Nhƣ vậy, chính sách khách hàng phải đƣợc chi nhánh chú trọng hàng đầu. Mặc dù Agribank Hoàng Quốc Việt đã ý thức đƣợc chính sách khách hàng rất quan trọng, giữ chân đƣợc những khách hàng có số dƣ lớn nhƣng mảng khách hàng lâu năm có giao dịch gửi tiền nhiều lần vẫn chƣa đƣợc quan tâm chính đáng, mảng khách tiềm năng chƣa đƣợc khai thác hết do chƣa thực sự có biện pháp và kế hoạch triển khai tốt. Các biện pháp mà Agribank Hoàng Quốc Việt cần thực hiện đó là:

 Nghiên cứu kỹ thị trƣờng để hƣớng tới tiến hành phân đoạn khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, cán bộ huy động vốn phải quan tâm đến hoạt động tiền gửi của khách hàng, nắm vững đƣợc số khách hàng có số dƣ tiền gửi tại đơn vị mình, gặp gỡ thƣờng xuyên với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu. Phân loại khách hàng tiền gửi để có chính sách khách hàng hấp dẫn với từng loại thông qua lãi suất, phí dịch vụ và phong cách phục vụ. Đồng thời, cần phải tiếp cận đối tƣợng khách hàng vay tại ngân hàng bởi khi có quan hệ tín dụng với ngân hàng, khách hàng sẽ mở tài khoản tiền gửi và sử dụng các dịch vụ tại đây. Đây là một kênh huy động khá hiệu quả. Đối với những khách hàng mới, chi nhánh cần có kế hoạch tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu để thu hút khách hàng có nguồn tiền ổn định, có tiềm năng gửi trong tƣơng lai, tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm để củng cố quan hệ, nắm bắt nguyện vọng của khách hàng, trƣng cầu ý kiến khách hàng qua mạng điện tử.

 Trong điều kiện ít sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay lãi suất thì chất lƣợng phục vụ là một lợi thế cạnh tranh. Chất lƣợng phục vụ sẽ giúp ngân hàng giữ chân đƣợc khách hàng, duy trì quan hệ đã có và tạo lập đƣợc những quan hệ mới. Để thực hiện tốt điều này, trƣớc tiên phải thực hiện tốt

63

công tác chăm sóc khách hàng của cán bộ công nhân viên, đồng thời không ngừng cải thiện công nghệ, thủ tục để thời gian giao dịch của khách đƣợc rút ngắn song đạt hiệu quả. Đối với từng nhóm khách hàng, cần có những hình thức tiếp cận, ƣu đãi phù hợp. Điển hình, hiện nay Agribank Hoàng Quốc Việt chỉ phục vụ khách hàng trong giờ hành chính và đôi khi là thứ 7 trong tuần. Thời gian này chỉ đáp ứng một bộ phận đối tƣợng khách hàng là tổ chức, cán bộ hƣu trí, hày làm nghề tự do, một bộ phận lớn khách hàng có thu nhập ổn định lại không thể giao dịch vào thời gian này. Do vậy, cần có phƣơng án kéo dài thời gian giao dịch trong ngày, bố trí cán bộ giao dịch vào buổi trƣa và sau 17 giờ 30 phút hàng ngày.

 Nâng cao chất lƣợng cán bộ ngân hàng. Nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một tổ chức nào. Do vậy, để thực hiện tốt định hƣớng hoạt động, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ngoài việc thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ, Chi nhánh cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn cán bộ với các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giải quyết các nghiệp vụ liên quan. Tất cả các cán bộ phải đƣợc quán triệt công tác chăm sóc khách hàng. Từ trang phục, phong cách đến kiến thức ngân hàng, mỗi cán bộ phải tạo đƣợc những ấn tƣợng tốt và tạo sự thỏa mãn cho khách hàng.

4.2.2..Đầu tƣ vào hệ thống các phòng giao dịch

Hiện nay, các phòng giao dịch của chi nhánh có vị trí tƣơng đối gần nhau, nên đôi khi dẫn đến cạnh tranh về huy động vốn. Do đó, cần phân rõ địa bàn, đối tƣợng hoạt động của từng phòng giao dịch. Các cán bộ thực hiện công tác huy động vốn tại 5 PGD cần thƣờng xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm để nắm bắt đƣợc tình hình khách hàng, tránh hiện tƣợng chồng chéo, đồng thời giúp nâng cao trình độ trong công tác huy động vốn.

64

Việc đầu tƣ các trang thiết bị cho các phòng giao dịch cũng phải đƣợc quan tâm để tạo ra hình ảnh tốt và đƣa đến những sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng. Hệ thống máy móc, đƣờng truyền phải đặc biệt quan tâm đầu tƣ đúng mức. Hiện nay, hiện tƣợng hỏng đƣờng truyền, hay máy móc hoạt động chậm vẫn xảy ra ở các phòng giao dịch khiến cho thời gian giao dịch bị kéo dài, gây phiền hà cho khách hàng đến gửi tiền. Ngoài ra, cần phải bố trí sàn giao dịch khoa học thu hút và gây ấn tƣợng với khách hàng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu chính đáng của khách hàng.

4.2.3..Thực hiện công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ huy động vốn cụ thể đến từng PGD, cá nhân trong toàn chi nhánh

Công tác huy động vốn phải đƣợc quan tâm chỉ đạo và giao khoán thông qua việc tập trung khai thác nguồn tiền nhãn rỗi trong dân cƣ, xử lý linh hoạt nhạy bén với biến động thị trƣờng, tạo thế chủ động trong kinh doanh. Đối với chi nhánh Hoàng Quốc Việt, công tác này có thể đƣợc cải thiện thông qua những hoạt động sau:

 Tiến hành giao chỉ tiêu huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ, có kiểm điểm kết quả hàng tháng, quý, có cơ chế chi lƣơng, thƣởng theo kết quả thực hiện, khuyến khích động viên khen thƣởng đối với cá nhân, có số dƣ huy động lớn, vƣợt kế hoạch đƣợc giao và phát triển đƣợc nhiều khách hàng ngay từ đầu năm. Đặc biệt, hoạt động huy động vốn tại trụ sở chính của chi nhánh cần đƣợc đẩy mạnh, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào vốn huy động từ các

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt luận văn ths 2015 (Trang 65 - 86)