4. Kết cấu luận văn:
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Tất cả các thông tin, thu thập số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài là các thông tin số liệu thứ cấp. Thông tin thứ cấp, đây là nguồn dữ liệu rất phong phú đƣợc thu thập từ các tài liệu nghiên cứu sẵn có, tác giả lấy chủ yếu từ các nguồn sau:
- Bên trong Ngân Hàng : Số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Việt nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
- Bên ngoài Ngân Hàng: Sách, tài liệu chuyên môn cung cấp cơ sở lý luận của các phƣơng pháp sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Web, tạp chí, báo cập nhật các báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu góp phần hỗ trợ thông tin cho dề tài
2.3..Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Quốc Việt thông qua phân tích các chỉ tiêu:
+ Quy mô vốn huy động + Cơ cấu vốn huy động + Chi phí huy động vốn
+ Tƣơng quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập đƣợc để tiến hành phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
30
Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Quốc Việt tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:
2.3.1..Phƣơng pháp phân tích so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích hoạt động huy động vốn nói riêng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu về huy động vốn với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng đang nghiên cứu. Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu khi so sánh cần phải đảm bảo:
+ Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để so sánh cùng phản ánh một nội dung kinh tế. + Các chỉ tiêu phải đƣợc tính theo cùng một đơn vị đo thống nhất. + Các chỉ tiêu phải đƣợc tính theo cùng một phƣơng pháp tính toán. + Các chỉ tiêu phải đƣợc thu thập trong cùng một phạm vi thời gian và không gian nhất định.
Mục tiêu so sánh trong hoạt động huy động vốn là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối đƣợc xác định dựa trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Phƣơng pháp phân tích:
- Xác định mức độ biến động giữa trị số kỳ phân tích (y1) và trị số kỳ gốc (y0): Mức độ biến động tuyệt đối: y = y1 – y0
Mức độ biến động tƣơng đối: y = y1/ y0 – 1
Trong đó y0, y1 lần lƣợt là giá trị chỉ tiêu ở kỳ gốc và kỳ phân tích - Nội dung so sánh gồm :
31
+ So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về vốn huy động của chi nhánh. Đánh giá sự tăng trƣởng hay thụt lùi trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
+ So sánh giữa số liệu chi nhánh với số liệu của AgribankViệt Nam, số liệu trung bình ngành, của các chi nhánh khác để đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh tốt hay xấu.
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.
+ So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
- Nhận xét tình hình biến động và xu hƣớng biến động của yếu tố phân tích.Trong luận văn này tác giả đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoàng Quốc Việt qua các năm 2011-2014 và so sánh với các chỉ tiêu chung của ngành.
2.3.2..Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ
Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng huy động vốn trong các mối quan hệ hoạt động huy động vốn. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lƣợng huy động vốn.Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của chi nhánh với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Phƣơng pháp này ngày càng trở nên phổ biến và thiết thực bởi hai lý do: Thứ nhất, hệ thống báo cáo tài chính ngày càng đƣợc hoàn thiện và chuẩn hóa. Đó là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của một chi nhánh hay của ngành.
Thứ hai, công nghệ thông tin ngày càng pháp triển, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Về mặt nguyên tắc, với phƣơng pháp tỷ lệ, cần xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để phán xét hoạt động huy động vốn của một ngân hàng trên cơ sở so sánh giá trị các tỷ lệ của chi nhánh với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Phƣơng pháp này giúp cho các nhà phân tích khai thác có hiệu quả
32
những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
2.3.3..Phƣơng pháp đồ thị
Phƣơng pháp đồ thị là phƣơng pháp trình bày và phân tích bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ. Phƣơng pháp đồ thị sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và mầu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức đƣợc đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, phƣơng pháp đồ thị còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị có thể biểu thị: Kết cấu của hiện tƣợng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển của hiện tƣợng theo thời gian, so sánh các mức độ của hiện tƣợng, mối quan hệ giữa các hiện tƣợng, trình độ phổ biến của hiện tƣợng, tình hình thực hiện kế hoạch.
2.3.4..Các phƣơng pháp khác
Ngoài các phƣơng pháp trên, tác giả còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp phân tích khác nhƣ: Phƣơng pháp chỉ số, phƣơng pháp số tƣơng đối… Các phƣơng pháp nói trên đƣợc sử dụng cho những mục đích phân tích nhất định và trong những trƣờng hợp nhất định.
Phƣơng pháp số tƣơng đối: Mục đích của phƣơng pháp này là là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhƣng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng nên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trƣờng khác nhau. Phƣơng pháp số tƣơng đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tƣợng nhƣ cơ cấu ngành, có cấu doanh thu.
Phƣơng pháp chỉ số: đây là phƣơng pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biên động của nhứng hiện tƣợng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử mà các đại lƣợng không thể cộng đƣợc trực tiếp với nhau.
33
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM