Nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học lớp 12 trường trung học phổ thông (Trang 35)

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.3.1.3. nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có một ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:

Một là: Thực hiện nhiệm vụ phát triến của dạy học

Lý luận dạy học hiện đại coi dạy học không chỉ nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn làm cho dạy học mang tính giáo dục và tính phát triển.

Phát triển năng lực nhận thức bao gồm việc rèn luyện các kĩ năng nhận thức cảm tính như: quan sát, chú ý, ghi nhớ . và kĩ năng nhận thức lí tính -

kĩ năng tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, .... Quan trọng trong đó là hình thành các phẩm chất tư duy như tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo cũng như tính phê phán, linh hoạt, khả năng phối hợp hài hòa các thao tác tư duy.

Phát triển năng lực hành động bao gồm rèn luyện tính tích cực, độc lập sáng tạo trong hoạt động học tập, nghiên cứu, phát triển các kĩ năng, thói quen tổ chức lao động hợp lí, phát hiện kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống

Như vậy, nâng cao tính tích cực, độc lập trong hành động thực tiễn của học sinh là yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ phát triển trong quá trình dạy học, đảm bảo mục đích đào tạo những con người tự chủ, năng động và sáng tạo

Hai là: Đáp ứng được nhu cảu đổi mới về phương pháp dạy học ở nước ta

Phát huy tính tích cực của học sinh là nhiệm vụ đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ nhừng năm 60 của thế kỉ XX, và trở thành một trong những phương hướng của cải cách giáo dục từ năm 1980. Tuy nhiên, cho đến nay, phương pháp dạy học phổ biến trong các nhà trường phổ thông vẫn là cách học thầy đọc, trò chép, thuyết trình, đôi lúc có xen kẽ vấn đáp tài liệu. Sở dĩ phương pháp dạy học mang tính truyền thống này vẫn được duy trì trong một thời gian khá dài là do nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân căn bản đã hạn chế sự phát triển các phương pháp tích cực là thiếu động lực học tập từ phía học sinh.

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội trên con đường thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, rất nhiều người đã có chuyển biến về nhận thức, về mục đích, động cơ và thái độ học tập: “Học để có việc làm tốt hơn, học để chuẩn bị cho cuộc sống”. Họ ý thức được rằng, có học giỏi trong nhà trường mới gặt hái được sự thành công ngoài xã hội. Điều đó buộc nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dung, phương pháp đào tạo, trong đó có sự thay đôi lớn nhất về phương pháp dạy và học mà tính tích cực là hạt nhân cốt lõi. Chính

nhu cầu bức bách đó đã tạo điều kiện để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta trong nhiều năm gần đây.

Một trong nhừng phương pháp hữu hiệu nhất để đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Điều đó có nghĩa là xóa bỏ dần cách dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm, thầy giảng trò chép, chuyển sang cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thầy chỉ là người đạo diễn tổ chức, trò tự tìm ra tri thức, phương pháp học hiệu quả.

Như vậy, phương pháp dạy học tích cực có một ý nghĩa rất lớn. Điều đó chứng tỏ rằng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học.[9, tr 22-24]

1.3.2. Dạy học nêu vẩn đề - dạy học tình huống có vấn đề

1.3.2.1. Khái niệm dạy học tình huống có vấn đề

Trong các công trình của các tác giả trong và ngoài nước, dạy học nêu vấn đề được gọi với nhiều tên khác nhau: dạy học nêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học nêu vấn đề - ơritxtic, dạy học nêu vấn đề - tìm tòi, dạy học tình huống có vấn đề. Những cách gọi tên đó đi vào chi tiết có những điểm khác nhau về thuật ngừ, nhưng bản chất thì giống nhau.

Nguyền Ngọc Quang (1990) trong “Lý luận dạy học đại cương”, đưa ra thuật ngữ “dạy học nêu vẩn đề - ơrỉtxtic1'' nhằm đặc trưng đồng thời cho tính chất cơ bản của hoạt động dạy là “nêu vấn đề nhận thức và của hoạt động học là ơ r i t x t i cơritxtic nghĩa là tìm tòi, phát hiện. Theo tác giả, dạy học nêu vấn đề - ơritxtic không chì hạn chế ở phạm trù phương pháp dạy học mà còn đòi hỏi cải tạo cả nội dụng, cách tổ chức dạy học trong mối quan hệ thống nhất. [27, tr. 121]

Theo M. I Macmutov: ‘7ạo ra một chuỗi tình huống cỏ vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập, đỏ là thực chất của quả trình dạy học nêu vấn đ ề [12, tr. 242]

27

I

V. Ôkôn cho rằng: “Dạy học nêu vấn để là dạy học dựa trên sự điêu khiển học sinh độc lập giải quyết các bài toán thực hành hav lý thuyêt” [ 12, tr. 242]

Đặng Vũ Hoạt (1997) đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ, lột tả được bản chất của dạy học nêu vấn đề là: “Dạy học riêu vẩn để là một hoạt động cổ chủ định của giảo viên bằng cách đặt ra vấn đề học tập và tạo ra những tình huống có vấn để, hướng dẫn học sinh học tập nhằm diễn đạt và giải quyết các vấn để học tập, tạo điểu kiện cho sự lĩnh hội các tri thức mới và các cách thức hành động mới, hình thành năng lực sảng tạo của học sinh” [ 12, tr. 242]

Nguyễn Ngọc Quang (1990) lại định nghĩa phương pháp dạy học nêu vấn đề là một tiếp cận lý luận dạy học đang phát triển. Theo tác giả: “Dạy học nêu vẩn để - ơritxtìc không phải là một phương pháp dạy học cụ thê đơn giản nhất. Nỏ là một phân hệ phương pháp dạy học chuyên biệt hóa, tức là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học liên kết nhau chặt chẽ và tương tác với nhau. Trong đó, phương pháp xây dụng bài toán ơrỉtxtic giữ vai trò trọng tâm, chủ đạo, gẳn bỏ các phương pháp dạy học khác nhau trong tập hợp thành một hệ thống toàn vẹn”. [27, tr. 121]

Vì nội dung cơ bản của các cách gọi tên là giống nhau nên dùng “dạy học nêu vấn đề” để chỉ chung cho các cách gọi tên đà nêu.

ỉ. 3.2.2. Bản chất của dạy học nêu vấn để

Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên một chuồi những tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động học của người học nhằm tự lực giải quyét những vấn đề học tập. Cụ thể là:

Tạo nên một hệ thống tình huống có vấn đề theo một trật tự logic chặt chẽ, gan bó với nội dung bài giảng.

Làm cho học sinh chấp nhận các tình huống là “có vấn đề” đối với họ. Tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tự lực giải quyết những vấn đề đó.

/. 3.2.3. Những đặc điêm của dạy học nêu vân đê

Trước hết, dạy học nêu vấn đề là một hệ phương pháp. Trong đó phương pháp xây dựng tình huống có vẩn đề là trung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ toàn vẹn. Bên cạnh đó, Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề là hệ thống tình huống có vấn đề và hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề.

Ngoài ra, dạy học nêu vấn đề còn có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Người học được đặt vào tình huống trong đó có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức trạng thái có nhu cầu bức thiết muốn giải quyết bằng được mâu thuẫn đó, người học lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực .

Mặt khác, dạy học bằng tình huống có vấn đề có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học trong đó tư duy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học và có yêu cầu cao đổi với người dạy và người học.

Tuy nhiên, dạy học nêu vấn đề tốn khá nhiều thời gian và nhiều công sức nhưng lại có hiệu quả và chất lượng cao. Bằng phương pháp dạy học này học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, đảm bảo sự cá nhân hóa, hướng vào người học. Hơn nừa, dạy học nêu vấn đề còn có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở các mức độ khác nhau.

Ị. 3.2.4. Cẩu trúc của dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề được thực hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc mức độ tham gia của học sinh vào việc giải quyết vấn đề: Giáo viên thực hiện toàn bộ quy trình của dạy học nêu vấn đề thì đó là phương pháp thuyết trình nêu vấn đề; còn nếu cả thầy và trò cùng thực hiện toàn bộ quy trình: phương pháp nghiên cứu nêu vấn đề

Sự phân chia các giai đoạn của phương pháp dạy học này cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Lê Phước Lộc (1997) nêu ra bốn giai đoạn của dạy học nêu vấn đề:

tập.

Việc nêu vấn đề ở đây khác với “đặt vấn đề” hay “mở bài” bình thường ở các giờ học. Nghĩa là làm thế nào đó để xuất hiện một tình huống và cái quan trọng hơn là tình huống ấy phải được học sinh chấp nhận, trở thành tình huống có vấn đề ở học sinh. Giáo viên có thể bằng một câu chuyện, một hiện tượng quen biết, một thí nghiệm, ... để làm xuất hiện tình huống. K Ìt thúc giai đoạn này, vấn đề cần giải quyết được phát biểu dưới dạng một câu hỏi.

Giai đoạn 2: Làm kế hoạch

Giáo viên gợi ý, hướng học sinh tái hiện kiến thức cũ để suy nghĩ, cố gắng trả lời bằng một giả thuyết hoặc đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề. Thầy trao đổi với học sinh, học sinh trao đổi trong nhóm để có giả thuyết và vạch ra phương án kiểm tra giả thuyết.

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch

Kiểm tra các giả thuyết, thầy trò cùng thảo luận, lập luận để xem giả thuyết đúng hay sai. Nếu sai lại đặt giả thuyết khác.

Giai đoạn 4: Vận dụng, sử dụng kiến thức vào thực tế

ở giai đoạn này, học sinh lựa chọn sẵn hiện tượng gần gũi thực tế để vận dụng. Thầy lựa chọn hiện tượng để cố ý xuất hiện tình huống mới.

Các giai đoạn của dạy học nêu vấn đề có thể được biểu diễn theo sơ đồ ở hình 1.1 (trang sau)

Hình ỉ. I. Các giai đoạn của dạy học nêu vấn đê

(Nguồn: Dạy học nêu vấn đề cùa Lecne. I năm 1977)

Trong "Đại cương phương pháp dạy học Sinh học", Trân Bá Hoành (2002) đâ cụ thể hóa các bước của dạy học nêu vấn đề

Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức + Tạo tình huống có vấn đề

+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh + Phát biểu vấn đề cẩn giải quyết

+ Đe xuất các giả thuyết + Lập kể hoạch giải

+ Thực hiện kế hoạch giải ’ Bước 3: Kết luận

+ Thảo luận kết quả và đánh giá

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu + Phát biểu kết luận

+ Đe xuất vấn đề mới

1.3.2.5. ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đê

a) về ưu điểm

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong nhừng phương pháp dạy học tích cực, vì thế ưu điểm của nỏ là mang các tính chất đặc trưng của phương pháp dạy học này.

Một là, việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Hai là, phương pháp này tạo điều kiện tốt để đưa học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho các em.

Ba là, vi đặc điểm tích cực hóa được hoạt động học tập của học sinh nên các em tập trung vào học tập, không chú trọng tới các vân đê khác, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên bao quát lóp tốt.

Bốn là, phương pháp dạy học nêu vấn đề còn giúp học sinh bước đầu làm quen với hoạt động trí tuệ, tránh lối làm việc thụ động dập khuôn, hình thành thói quen nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập sáng tạo.

Mặt khác, phương pháp này còn cho phép sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị dạy học và học sinh tích cực nhận thức qua việc giải quyết vấn đề nên giờ học sôi nổi.

b) về nhược điểm

Trên thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, phương pháp nào cũng có nhược điểm và việc chỉ ra nhược điêm của mỗi phương pháp dạy học là rất cần thiết. Vì nhờ đỏ, giáo viên biết kết họp các phương pháp dạy học với nhau để khắc phục những hạn chế của mỗi phương pháp. Một số hạn chế của phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề như:

Phương pháp dạy học nêu vấn đề chỉ có hiệu quả trong khi dạy bài mới. Với những bài học, những khái niệm có tính chất tiêu đề việc sử dụng phương pháp dạy học này và xây dựng cách giải quyết không có hiệu quả cao.

Đe chuẩn bị cho một tiết học sử dụng phương pháp dạy học này, giáo viên phải dành nhiều thời gian để tạo các tình huống có vấn đề.

Thêm vào đó, việc vận dụng phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức của học sinh (các em phải cỏ kiến thức nhất định mới áp dụng phương pháp dạy học này được) và giáo viên (phải là người có tri thức sâu sắc, uyên thâm, sáng tạo và yêu nghề). Chính vì thế, không phải môn học nào, bài học nào cũng áp dụng dạy học nêu vấn đề được.

1.4. Các mức độ tình huống có vấn đề

ỉ . 4.1. Các khái niệm tiên quan

1.4.1.1. Khải niệm tình hình và tình huống

Theo từ điền tiếng Việt, tình hình là: “tong thể nói chung những sự kiện và hiện tượng cỏ quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó, cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật” [33, tr. 979].

Trần Văn Hà (1996) đã trình bày rõ hơn về định nghĩa trên: “Tinh hình là tình thể thực tại - là sự diễn biến bình thường hay không bình thường của một hay nhiều yếu tố trong hệ thống sinh thải, hoặc trong hệ thong xã hội (dân số, dân tộc, mức sổng, trình độ văn hóa, pháp chế công nghệ, tổ chức xã hội, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lí kinh tế, cơ chế bộ máy cán bộ), hoặc

trong cả hai hệ thống sinh thái nhân văn. Trong tình hình bình thường diên ra nhiều tình huống”. [29, tr. 45]

Theo Từ điển tiếng Việt, tình huống là “sự diễn biến của tình hình về mặt cần đổi phó” [33, tr. 979].

Xét về mặt triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ xâ hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường, biến con người thành chủ thể của một hoạt động có đối tượng, nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.

Xét về mặt tâm lý: “tình huống là hệ thong những điểu kiện bên trong quan hệ với chủ thể, những điêu kiện này tác động một cách giản tiêp lẻn tinh tích cực cùa chủ thể đó [23, tr. 35]

Tóm lại: “Tỉnh huống - sự kiện cần được nghiên cứu xử lý, cũng có thể hiểu tình huống là những mâu thuẫn diễn ra trong một hay nhiêu yêu tô của hệ thống sinh thái, của hệ thống xã hội, hoặc của hệ thong sinh thái nhân văn” [29, tr. 45]

1.4.1.2. Khái niệm vắn đề - bài toán

Theo từ điển tiếng Việt, vấn đề là “điều cần được xem xét, nghiên cứu giải quyết”. [33, tr. 1083]

Lê Phước Lộc (1997) đã coi: “vứrt để là một sự việc, một hiện tượng, một khải niệm, một hiện trạng tồn tại khách quan có thê ta chưa biêt nó hoặc biết rất ít về nó, mà ta gặp phải trong tư duy hoặc trong hành động” [18, tr. 56]

Nguyễn Ngọc Bảo lại cho rằng: “van đề ỉà một phạm trù logic học biện chứng vừa ìà một phạm trù tâm ỉí học. vẩn đề phản ảnh cỏ mâu thuẫn biện chứng trong đối tượng nhận thứcsự phản ánh mâu thuẫn trong quá trình

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học lớp 12 trường trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)