Dạy họcnêuvấn đề với tư cách là phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học lớp 12 trường trung học phổ thông (Trang 28)

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.3.Dạy họcnêuvấn đề với tư cách là phương pháp dạy học tích cực

1.3.1. Phương pháp dạy học tích cực

1.3. ỉ. ỉ. Khải niệm

Ngày nay một trong sổ những định nghĩa về phương pháp dạy học được xem là phù hợp là: “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giảo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được mục tiêu dạy học” [10, tr. 49]. Từ định nghĩa này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực.

Trước hết, chúng ta cần phải rằng: tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, trong đời sống xã hội hình thành và phát triển tính tích cực

trong xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhăm đào tạo những con người năng động, thích ứng góp phần phát triển cộng đồng.

Tính tích cực được thể hiện trong hoạt động cùa con người. Tính tích cực trong hoạt động học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng khát vọng hiểu biết, cố gẳng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Trần Bá Hoành (2002) đã nêu ra những biểu hiện chủ yếu trong tính tích cực của người học [10, tr. 73]:

Biểu hiện trong hoạt động cơ bẳp: say sưa lẳp đặt thí nghiệm, găng sức tập một động tác thể dục, các thao tác vận động.

- Biểu hiện trong hoạt động trí tuệ:

+ Tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi, để tìm ra lời giải hay cho bài tập khó, có những phản xạ nhanh để trả lời chính xác các câu hỏi.

+ Học sinh khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình trước một vấn đề được nêu ra.

+ Học sinh hay nêu ra những thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ nhừng vấn đề mà sách giáo khoa, giáo viên hay các bạn trình bày chưa rõ.

+ Học sinh chủ động, linh hoạt vận dụng nhừng kiến thức, kĩ năng đã có đê nhận thức vấn đề mới.

+ Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin vừa nhận được từ những nguồn khác nhau, có khi vượt qua phạm vi bài học hay môn học.

- Biểu hiện ở mặt cảm xúc: thái độ thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hoặc buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học, hoặc lời giải của một bài tập.

- Biểu hiện ở mặt ý chí:

+ Tập trung chú ý vào vấn đề học tập.

+ Kiên tri làm xong bài tập.

+ Không nản trước những tình huống khó khăn.

- Biểu hiện ở hứng thú: quá trình hoạt động tích cực cả về trí tuệ lẫn hoạt động cơ bắp sẽ tạo ra hứng thú nhận thức.

Những nghiên cửu về tâm lí học nhận thức cho biết: hứng thú là yếu tố dẫn đến tự giác. Tự giác và hứng thú là những yếu tố tâm lí đảm bảo tính tích cực và độc lập trong việc học tập của học sinh. Ngược lại, học tập tích cực cùng có ảnh hưởng tới sự phát triển của hứng thú và tự giác. J. Brunơ cho rằng: “Hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức hoạt động học tập như những hoạt động khám phá” [26, tr. 74]

Xét về mức độ bền vững, tính tích cực học tập xuất hiện như một trạng thái hoạt động. Nó tồn tại trong một thời gian cùng với hoạt động học tập. Khi kích thích học tập trở thành một thuộc tính bền vững thì nó trở thành động cơ luôn thôi thúc và giúp cho người ta đạt kết quả cao trong hoạt động học tập của mình.

Biểu hiện ở kết quả lĩnh hội: Kết quả này được đánh giá bởi 2 chỉ số + Hiệu quả học tập.

+ Chất lượng học tập (được xác định bởi kết quả lĩnh hội mang tính tái tạo hay sáng tạo, cảm tính hay lo g ic ,...)

Trong các biểu hiện trên, kết quả học tập thường vẫn được coi là dấu hiệu quan trọng, là cái đích cần hướng đến, phản ánh sự thành công hay thất bại trong phương pháp dạy học.

Như vậy, “phương pháp dạy học tích cực” (Active teaching and leaming methods) nói tới các phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. [10, tr. 76]. Thuật ngữ này đang được dùng phổ biến trên thế giới.

Có thể nói, “tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, không chủ

động chứ không dùng theo nghĩa trái nghĩa với tiêu cực. Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động nhưng đó cũng ỉà hoạt động của chủ thể. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực là cách dạy học hướng tới việc học chủ động, chống lại các thói quen học tập thụ động. Nói cách khác, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, phải có sự hợp tác của thây và trò, sự phôi hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công. Do đó, thuật ngữ rút gọn “phương pháp tích cực” hàm chứa cả “phương pháp dạy và phương pháp học” .

1.3.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng cùa phương pháp tích cực

Theo Trần Bá Hoành [10, tr. 76] để so sánh, phân biệt các phương pháp dạy học truyền thống và để nhận diện như thế nào là một phương pháp dạy học tích cực cần dựa trên các dấu hiệu đặc trưng sau

Một là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

Phương pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở tâm lí học cho rằng: nhân cách của trẻ em được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, các hoạt động có ý thức. Trí tuệ trẻ em phát triển nhờ “đối thoại” giừa chủ thể với đối tượng và môi trường, về vấn đề này, J. Piaget cho ràng: “Swy

nghĩ tức là hành động”, Rent cũng chỉ ra: “các/7 tổt nhất để hiểu là làm”, còn theo Hồ Chí Minh: ‘7/ợc để hành, học và hành phải đì đôi. Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi c h ả y[22, tr. 26]

Trong phương pháp tích cực, người học là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó khám phá nhừng điều mà mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn. Học sinh có thể thực hiện một hệ thông các hoạt động: nghe, nói, đọc, ghi, chép, làm báo cáo thực hành, làm thí nghiệm, thảo luận, đặt vẩn đề và giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm vừng được kiến thức mới, kĩ năng mới, vừa nắm được

phương pháp “làm ra” những kiến thức, kĩ năng đó mà không nhất thiết phải rập theo mẫu sẵn có được bộc lộ, phát triển tiềm năng sáng tạo.

Hai là dạy học chủ trọng rèn luyện phương pháp lự học

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả của dạy học, mà còn là mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển của khoa học và công nghệ như vũ bão thì nguồn tri thức của nhân loại được tăng lên nhanh chỏng. Vì vậy, đối với người học, điều quan trọng nhất là cần học cách tiếp thu kiến thức đó như thế nào. Do đó việc dạy phương pháp học cho học sinh cần được quan tâm ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn lại càng nên được coi trọng. Bởi đây chính là cách hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xã hội học tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục suốt đời.

Có thể coi phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu cho người học được rèn luyện phương pháp, khả năng, thói quen tự học, tự nghiên cứu thì họ có khả năng vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề gặp phải trong thực tiễn dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác lao động trong xã hội.

Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh đến phương pháp học trong quá trình dạy học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động.

Ba là tăng cường học tập cả nhân, phổi hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học, có sự không đồng đều về trình độ kiến thức, năng lực tư duy của học sinh. Trong khi đó, phương pháp tích cực lại đòi hỏi trí tuệ và nghị lực cao của mồi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức. Do đó, khi áp dụng phương pháp tích cực, buộc phải chấp nhận sự phân hóa

về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ, nhất là bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập được giao cho từng cá nhân thực hiện.

Phương pháp tích cực được áp dụng ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, các phương tiện nghe nhìn, ... sẽ đáp ứng cá thể hóa hoạt động độc lập theo nhu cầu và nâng cao năng lực của mỗi học sinh.

Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kĩ năng thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giừa thầy - trò, trò - trò tạo nên moi quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường khám phá tri thức mới. Khác với các phương pháp dạy học truyền thống, trong phương pháp học tập hợp tác, mối quan hệ trò - trò giữ vai trò nổi bật. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh hay bác bỏ, tán thành hay phản đổi, qua đó người học được nâng lên một trình độ mới.

Trong giáo dục, việc học tập nhóm có thể được tổ chức với các quy mô khác nhau nhưng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhò (từ 4 - 6 người). Hoạt động tập thể trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình. Qua đó, các thành viên được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, làm phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng. Đó chính là cơ sở để người học quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội sau này. Hiệu quả học tập sẽ tăng lên khi phải giải quyết những vấn đề khó khăn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá thể để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Học tập hợp tác không mâu thuẫn với học tập cá thể, cũng không hạn chế mức độ tích cực của cá nhân vì trong mồi nhỏm học tập, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm, mồi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể dựa hoàn toàn vào người khác, mọi thành viên trong nhóm phải phối hợp với nhau đê đạt

mục tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội được đưa vào đời sổng học đường có tác dụng chuẩn bị cho mồi học sinh thích ứng với sự phân công họp tác, trong đó mồi người sổng và làm việc trong một tập thể cộng đồng. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa, xuẩt hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia, thì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục tiêu của giáo dục nhà trường.

Bốn là kết hợp giữa đảnh giả của thầy với đánh giả của trò

Trong dạy học, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ nhàm mục đích nhận định thực trạng học tập để điều chỉnh hoạt động học của trò, mà còn tạo điều kiện để nhận định thực trạng giảng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Neu trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá, thì trong phương pháp tích cực, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục suốt đời được xem là một mục tiêu giáo dục, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Vỉ thế, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và có thể tham gia đánh giá lẫn nhau. Rèn luyện năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động kịp thời là mộttrong những mục tiêu quan trọng mà nhà trường cần trang bị cho học sinh.

Theo hướng phát triến phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng, thì việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu câu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đă học mà phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, phải giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế. Muốn vậy, ta phải cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá. Việc thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác động thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học.

Với sự trợ giúp cùa các phương tiện kĩ thuật hiện đại, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là việc nặng nhọc, mà giáo viên lại có nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy và chỉ đạo hoạt động học.

Năm là vai trò của người giảo viên trong các phương pháp dạy học tích cực

Người ta thường đặt câu hỏi là trên thực tế, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, có làm giảm nhẹ vai trò của người thầy giáo không?

Cần phải thấy là trong dạy học tích cực thì vai trò của người giáo viên không những không bị hạ thấp mà còn trở nên vô cùng quan trọng. Người giảo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của học sinh một cách hiệu quả. Có thể nói, người giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành các kĩ năng và thái độ mới. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. (Theo Phan Trọng Ngọ, 2006) [ 22, tr. 30].

1.3.1.3. Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có một ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:

Một là: Thực hiện nhiệm vụ phát triến của dạy học

Lý luận dạy học hiện đại coi dạy học không chỉ nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn làm cho dạy học mang tính giáo dục và tính phát triển.

Phát triển năng lực nhận thức bao gồm việc rèn luyện các kĩ năng nhận thức cảm tính như: quan sát, chú ý, ghi nhớ . và kĩ năng nhận thức lí tính -

kĩ năng tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, .... Quan trọng trong đó là hình thành các phẩm chất tư duy như tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo cũng như tính phê phán, linh hoạt, khả năng phối hợp hài hòa các thao tác tư duy.

Phát triển năng lực hành động bao gồm rèn luyện tính tích cực, độc lập sáng tạo trong hoạt động học tập, nghiên cứu, phát triển các kĩ năng, thói quen tổ chức lao động hợp lí, phát hiện kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học lớp 12 trường trung học phổ thông (Trang 28)