Trần Quang Triều với cảm hứng sông hồ và những trầm tƣ trƣớc cuộc đời

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trên thi đàn việt nam sơ kỳ trung đại (Trang 58 - 110)

niềm oán giận.

Sao bằng theo bạn về núi,

Sống giữa vạn tầng núi non trùng điệp).

(Nhân có việc, đề thơ ở chùa Cứu Lan)

Thứ hai, có thể Huyền Quang đã đi đến tận cùng tôn chỉ của Thiền nói chung và thiền Trúc Lâm nói riêng bằng cách dùng "vô tự chân kinh" thay cho truyền đạo, giảng pháp, tức để thiền hòa vào đời sống một cách tự nhiên, nhƣ ngƣời ta cần phải hít thở, ăn uống, đi lại...

Nhƣng dù là giải thích theo cách nào, vẫn không thể phủ nhận thơ thiền đến Huyền Quang đã đạt tới chỗ vi diệu của ranh giới gặp gỡ giữa thiền và thơ. Ởđó, con ngƣời - thiền sƣ đứng ngoài sự trói buộc của những thịnh suy, đƣợc mất, nhƣng vẫn để trái tim nhà thơ của mình rung theo những nỗi niềm nhân thế.

6. Trần Quang Triều với cảm hứng sông hồ và những trầm tƣ trƣớc cuộc đời. đời.

Thơ thời Trần đƣợc xem là phóng khoáng, giàu ý vị và đậm đà chất nhân văn. Trong thế giới thơ đó, nổi bật lên một hồn thơ đặc biệt nhạy cảm và tinh tế, một hứng thơ lạ, vừa nồng hậu dạt dào, vừa đạm bạc tiêu sái, tài hoa phóng khoáng mà cũng lặng lẽ trầm tƣ trƣớc cuộc đời. Trần Quang Triều, nhà thơ đƣợc xem nhƣ gạch nối giữa thịnh Trần và vãn Trần với tiếng nói riêng của mình đã góp vào nền thơ Trung đại Việt Nam những nét độc đáo không thể lẫn.

Tác phẩm Trần Quang Triều còn lại đến nay không nhiều chỉ vỏn vẹn 11 bài thơ nhƣng đã định hình nên một phong cách. Thời của ông (cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV), Nho đang thắng Thiền, xã hội đang thịnh trị, nhƣng đã bắt đầu manh nha mầm mống của sự suy yếu và loạn lạc. Trần Quang Triều là một trí thức Nho học, nhƣng tƣ tƣởng vẫn mang gốc rễ của Thiền đạo đã hơn ba thế kỷ thấm sâu vào văn hóa dân tộc, vừa mang lý tƣởng trung quân ái quốc, trách nhiệm công dân của kẻ làm trai trên con đƣờng hành động, lại vừa sớm chán ngán và khinh bạc chốn quan trƣờng giả dối, đầy cảnh tranh dành đoạt lợi. Thơ ông thể hiện rõ những khắc khoải trong tâm tƣ và nổi bật hơn cả là sự mẫn cảm đặc biệt trƣớc thiên nhiên và cuộc sống, sự mẫn cảm đã tạo nên cả một thế giới nghệ thuật tinh tế và đầy sức rung động.

Thơ Trần Quang Triều không ít lần đƣợc sáng tác khi đang đi thuyền. Thế giới của nhà thơ là thế giới của mênh mông sông nƣớc, biển, hồ - "Gió nhẹ miền sông hồ thật hợp với lòng ngƣời"(1). Hình ảnh sóng nƣớc hùng vĩ và âm thanh mái chèo khua nƣớc thƣờng tạo nên nơi nhà thơ sự hƣng phân đặc biệt:

"Đồn lãng xuy triều thƣớng bích than Lỗ thanh di nhập bích vân hàn"

(Điếu tẩu)

(Sóng cá đồn đẩy nƣớc triều lên dòng thác biếc Tiếng mái chèo đƣa hơi lạnh vào mây xanh)

(Ông già câu cá)

Trên thuyền giữa sông hay giữa biển, nhƣ rồng gặp nƣớc, hứng thơ tuôn chảy dạt dào tạo nên những hình ảnh thơ tân kỳ đột xuất mà hầu nhƣ chẳng dụng công. Nhà thơ luôn phát hiện ra sự tƣơng tác và hài hòa của cảnh vật, yếu tố làm nên sức sống độc đáo của thiên nhiên. Đi thuyền về một buổi chiều, nghe đâu đó tiếng chim kêu khuất trong đám cây lồng khói, cảm thấy cánh buồm mang theo cả bóng chiều đi. Nhìn dáng núi cao và nghe hơi thu lạnh, tƣởng tƣợng nhƣ hơi thu đang đẽo gầy dáng núi. Còn nƣớc triều dâng đầy trên sông lại nhƣ là mở ra một tấm gƣơng sáng bao la(2)

. Sự cảm nhận càng tinh tế hơn khi nhà thơ tƣởng nhƣ làn khói thuyền chài chặn ngang bến làm giảm nhẹ đi âm hƣởng tiếng chuông ngân và bọt sóng mái chèo tung vỡ ghềnh nƣớc càng làm hơi đêm lạnh thấm không gian(3). Có khi những hạt mƣa rơi

(1)

Quá An Long - Trần Quang Triều - Sđd.

(2)Ý thơ Quy chu tức sự - Trần Quang Triều - Sđd.

thƣa nhặt không đều trên mui thuyền lại gợi liên tƣởng đến tình ngƣời lúc thân lúc sơ thay đổi, nƣớc triều vỗ vào bờ khi mạnh khi yếu gợi nhớ thói đời lúc thấp lúc cao(1)

.

Cảnh vật hiện ra trong mắt Trần Quang Triều thƣờng trong sáng. Dù có buồn, cũng là một nét buồn nhẹ nhàng thanh thoát, man mác giữa không gian và mang một chiều sâu ý vị gợi trực cảm sâu xa nơi ngƣời đọc mà không cần nhiều lời. Cảnh buồn nhƣng lúc nào cũng đẹp vẻ hài hòa tự nhiên, nhuần nhị. Nếu dáng núi cao gầy trong hơi thu lạnh gợi lên một vẻ trầm mặc quạnh hiu thì cạnh đó là tấm gƣơng sáng của nƣớc triều mênh mông thật bao la khoáng đạt, và cảnh vật sống động hẳn lên, lộng lẫy hẳn lên khi mùa thu đã thông báo sự có mặt của nó qua màu lá đỏ rợp đầy khu vực ven sông(2). Khi con ngƣời có tâm trạng vui thì cỏ hoa càng sinh động, duyên dáng, tinh nghịch nhƣ có mắt cƣời, tay vẫy. Đi thuyền về kinh, nhà thơ để ý nghe cả tiếng gà gáy, chó sủa, nhìn thấy chim én biển chao lƣợn nhƣ giỡn bóng dƣới mặt nƣớc buổi chiều, còn hoa bên sông thì nƣơng làn gió mà hƣớng theo ngƣời nhƣ quyến luyến, lúa chín liền chân mây, tằm căng đầy nhựa sống... Cảnh vật hữu tình làm ngƣời thơ đa cảm cứ loanh quanh mãi trọn mƣời ngày chƣa về tới kinh đô(3)

.

Nhƣng phần nhiều thế giới sông nƣớc trong thơ Trần Quang Triều thƣờng gợi cảm giác lạnh và buồn. Ánh trăng sáng trong đêm thăm thẳm rọi xuống mặt đầm lạnh nhƣ một mảnh lòng(4). "Nhất phiến tâm" ấy thật trong sáng nhƣng giá lạnh và cô đơn. Đây không chỉ là nỗi cô đơn của riêng ngƣời đến thăm Phúc Thành từ đƣờng mà nó nhƣ tinh kết cái u tứ của bao thế hệ tiền nhân đã khuất bóng. Tất cả gửi gắm trong một mảnh trăng sáng lặng lẽ nhƣ tấm lòng trong sáng của ngƣời xƣa trao truyền đến thế hệ đi sau. Sự tƣơng cảm giữa xƣa - sau đƣợc bộc lộ thật kín đáo, ý nhị, không bằng lời mà chỉ bằng hình ảnh - những giọt lệ mƣa đọng trên hoa buổi tối nay, mảnh trăng sáng dƣới đầm tự ngàn xƣa và chim hạc trong cây tùng từng nghe cung đàn ngày trƣớc, nhƣ một chứng nhân nối liền lịch sử. Tình ý, tâm hồn ngƣời xƣa còn mãi giữa trăng nƣớc, cỏ hoa nhƣng bóng dáng ngƣời xƣa thì đã mông lung giữa "hải khoát thiên cao" không còn tìm thấy. Tình cảm hoài cổ đã làm tăng nỗi cô đơn của ngƣời viếng cảnh. Nỗi cô đơn càng đậm nét

(1) Ý thơ Chu trung độc chước - Trần Quang Triều - Sđd.

(2)Ý thơ Quy chu tức sư - Trần Quang Triều - Sđd.

(3) Ý thơ Giang thôn tức sự - Trần Quang Triều - Sđd.

hơn khi nhà thơ ngồi thuyền một mình vào ngày thu hiu quạnh nơi miền biển xa xăm xa cách gia đình, thƣ nhà không tới đƣợc. Không gian thật vắng lặng, chỉ có mƣa rơi và sóng biển, và những giọt mƣa trên mui thuyền, những con sóng vỗ vào bờ bỗng mang đến cho đôi mắt quan sát đầy trầm tƣ và trải nghiệm cuộc đời đó những liên tƣởng, phát hiện thật mới mẻ, ý vị về thói đời, tình ngƣời. Để rồi những buồn vui của bản thân - buồn vì tùng cúc tri âm đã xa cách, vui vì vẫn còn bạn sách đàn hợp điệu - bao nỗi niềm chồng chất trong lòng chỉ biết gửi vào chén rƣợu để giải khuây(1)

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không chỉ có cảm hứng khi ngồi thuyền trên sông, ngay cả khi đi đƣờng bộ ngắm cảnh vật, con mắt Trần Quang Triều cũng không bỏ qua hình ảnh một cánh buồm đang lƣớt ngoài mƣa thu - "Khách phàm thu vũ ngoại"(2)

- Bức tranh đơn sơ mà gợi cảm bởi sự hài hòa tuyệt mỹ giữa thiên nhiên và con ngƣời. Mƣa thu lất phất làm cho cảnh vật trông xa trở nên mờ ảo, cánh buồm khách nhƣ ẩn nhƣ hiện giữa trời nƣớc không bến bờ, hòa nhập cùng vũ trụ bao la. Ở đó còn bắt gặp một phong thái tự do phóng khoáng của con ngƣời giữa trời cao biển rộng, thỏa chí hải hồ.

Sông nƣớc, biển, hồ, mƣa thu, chiều tà, hơi lạnh của đêm... là những hình ảnh xuất hiện với tần số cao trong thơ Trần Quang Triều. Có lẽ không chỉ vì nhà thơ sống nhiều ở miền sông nƣớc mà lý do quan trọng hơn là chí hƣớng thích ngao du. Con ngƣời mang chí hƣớng đó phải là con ngƣời tự do, không thích bị trói buộc bởi công danh, quyền chức, lễ nghi trong một không gian chật hẹp. Đó cũng là một con ngƣời đa cảm mà mƣa thu chỉ là cái cớ, là chất xúc tác để đƣa tâm hồn nhà thơ hƣớng vọng về những dấu tích cũ, kỷ niệm xƣa vào buổi đầu thịnh trị của triều đại. Ở Trường An hoài cổ, làn mƣa chiều hiu hắt nhƣ cầu nối giữa xƣa và nay. Bên kia màn mƣa là cái hồn của quá khứ huy hoàng một thời còn phảng phất trong cỏ thu ("Cựu thời vƣơng khí mai thu thảo"). Bên này màn mƣa là thực tại giản dị và sống động - những cánh bƣớm đồng nội đang nhởn nhơ bay ("Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi"). Qua màn mƣa ở chùa hoang xóm Mai, nhà thơ cũng nhận thức đƣợc sự đối lập thầm lặng giữa quá khứ phôi phai với mảnh bia tàn, tƣợng Phật cổ, tấm áo thiền sƣ đã cất sâu trong gian nhà đá và thực tại sống động không ngừng trong phút giây này - mùi hƣơng đồng nội đang

(1)Ý thơ Chu trung độc chước - Trần Quang Triều - Sđd.

dâng đầy đài hoa - để rồi bản thân bị cuốn theo sự sống hồn nhiên của cuộc đời - "Ứng thân vô xứ sở; Dữ thế cộng hƣng vong"(1). Tâm trạng hoài cổ trong không ít bài thơ của Trần Quang Triều đã hé lộ cho thấy dấu hiệu suy vi của một triều đại từng mang hào khí Đông A lừng lẫy và là tiền thân cho giọng thơ hoài niệm tiếc nhớ của Chu An sau này. Bản thân Trần Quang Triều cũng là một gạch nối giữa thời thịnh Trần và vãn Trần, từng chứng kiến một thời huy hoàng đã và đang đi qua là kẻ sĩ của thời Nho học đang lên nhƣng tâm thức vẫn đậm đà Thiền vị lòng dào dạt tình đời nhƣng lại nguội lạnh với lợi danh, say mê cái đẹp yêu mến quê hƣơng nhƣng buồn nản về nhân tình thế thái. Nơi nhà thơ của am Bích Động có những mặt tƣởng chừng mâu thuẫn tạo nên một sự phức tạp trong tâm trạng, tính cách, và đồng thời một hồn thơ đa dạng đầy sức lôi cuốn. Độ nén ngôn từ cao tạo cho thơ một chiều sâu cảm xúc thu hút ngƣời đọc cùng đi vào thế giới suy tƣởng của ngƣời sáng tác, đồng cảm với những gì nhà thơ muốn bày tỏ qua hình ảnh, âm thanh, mùi hƣơng... và đƣợc cộng hƣởng, chia sẻ những thú vị từ cả niềm vui lẫn nỗi buồn khó diễn giải thành lời.

Thơ Trần Quang Triều thƣờng mang cái lạnh man mác nhƣ hơi lạnh của không gian chùa Gia Lâm buổi tối sau mƣa, trăng tỏa sáng nơi mặt ao tĩnh lặng, hơi lạnh của mặt đầm có in một mảnh trăng ở từ đƣờng Phúc Thành, hơi lạnh theo tiếng mái chèo khua nƣớc thấu vào tận mây xanh của ông già câu cá trên sông, hơi lạnh của đêm toát ra từ bọt sóng mái chèo tung lên nhƣ mƣa đá làm vỡ ghềnh nƣớc khi đi qua An Long. Cái lạnh, trong và lặng lẽ của tâm hồn nhà thơ là cái bình đạm, tịch tĩnh của tâm Thiền. Thể hiện tiêu biểu nhất là buổi tối ở chùa Gia Lâm, khi mƣa tạnh, tất cả không gian trong vắt, tràn ngập ánh trăng giữa bầu trời xanh biếc, giữa hơi lạnh của đêm và mùi hƣơng hoa thông rụng đầy mặt đất... Nhà thơ và nhà sƣ trong chùa không ai nói lời nào vì ngoại vật đã nói hộ quá nhiều. Một cuộc "đàm tâm" thật đủ đầy, súc tích.

Ngoại trừ bài thơ Giang thôn tức sự, có thể nói mƣời bài còn lại trong thơ Cúc Đƣờng chủ nhân đều phảng phất một ý vị buồn nhẹ nhàng nhƣng sâu lắng. Những điều ghi chép về cuộc đời Trần Quang Triều để lại không nhiều lắm nhƣng đủ cho thấy nhà thơ xuất thân quý tộc này từng là võ tƣớng, lập nhiều công trận, đƣợc vua trọng đãi, nhƣng không ham công danh phú quý mà chỉ thích ẩn dật, ngao du,

"hàng năm thâu lƣợm cảnh trăng gió thảnh thơi"(1)

, cùng bạn bè xƣớng họa. Trần Quang Triều không gặp những trắc trở công danh, không rơi vào nghịch cảnh chốn quan trƣờng, cũng không có những xung đột gì với bạn đồng liêu để phải mang vào lòng nỗi phẫn uất, cay đắng với cuộc đời. Ông lại sinh vào giữa đời Trần, tuy không còn ở vào thời cực thịnh nhƣng vẫn là một thời đại cởi mở, nhiều chất dân chủ và tự do. Vậy mà, khi đang làm việc, lòng nhà thơ vẫn "nguội lạnh với giấc mộng sừng sên"(2)

, xem "miếng mồi treo chuông vạc" nhẹ hơn "chiếc cần câu bên sông Đồng"(3) và "ý muốn trở về lại thêm man mác"(4). Cái buồn man mác của nhà thơ quả đã vƣợt khỏi khuôn khổ của riêng tƣ, cá nhân, nó là cái buồn của một tâm hồn cao thƣợng và minh triết, của sự thức tỉnh về đời ngƣời ngắn ngủi, công danh chỉ là phù vân, khao khát hƣớng về những giá trị và hạnh phúc đích thực trong cuộc sống. Cái buồn của nhà thơ, vì thế, đậm chất triết học và đồng thời in dấu thời đại, một thời đại bắt đầu có những dấu hiệu suy vi. Chính vì vƣợt lên khuôn khổ của cá nhân và mang đƣợc những nỗi niềm chung, những trở trăn muôn thuở của những ngƣời trí thức có lƣơng tri, có tâm hồn nên cái buồn trong thơ Trần Quang Triều thật đậm đà chất nhân văn. Cái này còn cao hơn cả những giá trị triết học, Thiền học mà ngƣời đọc có thể khoác cho ông. Nó thật đáng quý, nó gần gũi và làm rung động lòng ngƣời. Chỉ có một lần thấy nhà thơ vui thực sự. Đó là lần ngắm cảnh thôn xóm bên sông khi đi thuyền về kinh, thấy cảnh đẹp, hoa, chim hữu tình, và nhất là mùa màng sung túc gợi lên một viễn cảnh no ấm của ngƣời dân(5)… Những chi tiết đó đã đƣợc vẽ nên bằng cảm xúc sung sƣớng tự hào, bộc lộ một tình cảm gắn bó thiết tha với quê hƣơng và cuộc sống. Nốt nhạc tƣơi vui ấy nổi bật lên trong cung điệu bâng khuâng hoài cảm của thơ Trần Quang Triều cho thấy ở nhà thơ không chỉ có một con ngƣời trầm lặng và yếm thế mà còn có một con ngƣời dạt dào sôi nổi, đầy sức sống và đầy đam mê. Ngay cả khi đang mang tâm trạng sầu nhớ, ông cũng không tránh khỏi bị thu hút và hào hứng ghi lại những hình ảnh gợi cảm, căng đầy sức sống của thiên nhiên:

"Lục ám tang ma địa Hồng minh quất dữu thiên"

(1)Đề Liêu Nguyên Long tống họa cảnh phiến - Trần Quang Triều - Sđd.

(2)Gia Lâm tự - Trần Quang Triều - Sđd.

(3)

Ý thơ Điếu tẩu - Trần Quang Triều - Sđd.

(4)Hoàng Châu đạo thượng túc - Trần Quang Triều - Sđd.

(Giang thôn tức sự)

(Màu xanh che rợp đất dâu gai Màu hồng chiếu sáng trời quít bƣởi)

(Tức cảnh thôn xóm bên sông)

Nhắc đến thơ đời Trần, ngƣời sau không thể quên ông, một hồn thơ độc đáo. Trần Quang Triều không phải là nhà Nho hăng hái hành đạo, lập công danh nhƣ Phạm Sƣ Mạnh hay buồn bã ƣu tƣ vì đạo của mình không thực hiện đƣợc nhƣ Chu An, Trần Nguyên Đán. Ông cũng không phải là Thiền gia đạt đạo, siêu thoát nhƣ Tuệ Trung, Thánh Tông, Nhân Tông "đã nhảy ra khỏi vạn tầng cửa tù ngục" có thể "tự do tung hoành" mà không rơi vào

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trên thi đàn việt nam sơ kỳ trung đại (Trang 58 - 110)