Khát vọng tự do và những khoảng trời riêng trong thơ Trần Thánh Tông

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trên thi đàn việt nam sơ kỳ trung đại (Trang 33 - 38)

Tông

Là một minh quân đã viết tiếp trang sử thịnh trị của triều đại nhà Trần bằng đƣờng lối chính trị khoan hòa và nhân ái, Trần Thánh Tông còn là nhà thơ đóng góp một phong cách riêng đặc sắc cho làng thơ cổ điển Việt Nam. Mƣời hai bài thơ còn lại đến nay tuy không nhiều nhƣng vừa chứa đựng tình yêu say đậm đà, tinh tế đối với con ngƣời và cuộc sống, vừa là sự thể nghiệm Thiền học với những xúc cảm diệu kỳ và độc đáo.

Điều đầu tiên có thể cảm nhận ngay khi tiếp xúc với thơ Trần Thánh Tông là một không khí tự do và khoáng đạt đến kỳ lạ. Ở bài thơ ghi lại cuộc đi chơi ở phủ An Bang (Hạnh An Bang phủ), con ngƣời trong thơ mang trong mình hào khí của thời đại, sống hết kích thƣớc cuộc sống, tự do giữa đất trời cao rộng và tự do trong cảm xúc nghệ thuật muôn màu muôn vẻ:

"Triêu du phù vân kiệu Mộ túc minh nguyệt loan" (Sớm chơi núi mây nổi

Tối nghỉ bến trăng thanh(1))

Trƣớc cảnh sắc kỳ thú của thiên nhiên đất nƣớc, hứng thơ dào dạt trong lòng nên khi cất bút thì cảm xúc tuôn trào tự nhiên không giới hạn:

"Hốt nhiên đắc giai thú Vạn tƣợng sinh hào đoan " (Bỗng dƣng đƣợc thú lạ Ngọn bút nảy muôn hình(1))

Không hề có một ông Lý, ông Đỗ nào ám ảnh hồn thơ, cũng không có "khói sóng Tiêu Tƣơng" hay "giang phong ngƣ hỏa" của Đƣờng thi ràng buộc đầu ngọn bút.

Con ngƣời chỉ cảm thấy tự do khi tâm hồn thanh thản. Nghĩa là khi thấy mình sống đúng, sống có ý nghĩa, làm đƣợc những điều cần làm, trong lòng không có điều gì ân hận, vƣớng mắc. Đi chơi ở hành cung Thiên Trƣờng, nhà thơ nhìn thấy cảnh quê mình đẹp nhƣ một trong mƣời hai cảnh tiên, với "trăm giọng chim hót véo von tạo thành một dàn hợp xƣớng không dứt, nghìn hàng cây quít xum xuê nhƣ cả đội quân hầu"(2)

. Tâm hồn phải rất an nhiên thƣ thái mới có thể rộng mở hòa điệu cùng vạn vật nhƣ thế:

"Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu"

(Hạnh Thiên Trường hành cung)

(Trăng vô sự chiếu ngƣời vô sự Nƣớc chứa thu lồng trời chứa thu)

(Đi chơi hành cung Thiên Trường)

Ở đó có sự hội tụ cả niềm tự tin của bản thân và niềm tự hào dân tộc của một thời đại chiến thắng, phục hƣng:

"Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh Kim niên du thắng tích niên du" (Bốn bể đã yên, bụi đã lặng Cuộc chơi xƣa so cuộc này thua)

Cảm hứng tự do tuyệt diệu này đến với con ngƣời đang sống trên một đất nƣớc đã sạch bóng quân thù sau bao nhiêu lao nhọc tâm trí, sức lực, mồ hôi xƣơng máu để đánh đổi lấy một cách đáng tự hào. Điều ấy đã hẳn. Nhƣng sâu xa hơn, và mang dấu ấn cá nhân nhà thơ còn là ở

(1) Bản dịch của Phan Võ.

chỗ con ngƣời ấy tự thấy mình đã thấu đạt đƣợc lẽ vi diệu của chân lý bản thể. Xúc động thay là cái giây phút tự cảm nhận đƣợc sau "hơn bốn mƣơi năm giữ vẹn đƣợc một tấm lòng, đã có thể nhảy ra khỏi vạn tầng cửa tù ngục"(1). Đây đâu chỉ giản đơn là sự "ngộ đạo" nhờ công phu nghiên cứu sách vở, kinh điển. Mà phải là sự trải nghiệm cuộc sống sâu sắc với truyền thống từ vua cha - "lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của dân làm tấm lòng của mình(2)" - ngƣời đã nghe theo lời của quốc sƣ Viên Chứng để quên đi cái "ngã " của bản thân rời chốn núi rừng trở về triều đình cống hiến đời mình cho dân và nƣớc. Thiền đã đƣợc vận dụng hiệu quả trong cuộc đời. Và hơn bao giờ hết, trong cuộc sống hết mình và quên mình, ở cƣơng vị một ngƣời lãnh đạo quốc gia trong thời gian đất nƣớc liên tục bị ngoại bang lớn mạnh gấp nhiều lần đe dọa, nhà thơ đã thể nghiệm sâu sắc triết lý của đạo Thiền. Khi "năm điều huyền diệu trong sách vở đã lĩnh hội đƣợc thấu suốt" ("Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc(3)") thì "bốn ngã đƣờng đời mặc sức dọc ngang" ("Lộ đầu thập tự nhậm tung hoành(1)" ) . Sống cuộc sống đẹp, có ý nghĩa cũng chính là thể hiện sự chứng ngộ Thiền triệt để nhất. Có khác gì Tuệ Trung thƣợng sĩ - ăn chay ăn mặn đều thuận theo tự nhiên, "đi cũng thiền, ngồi cũng thiền(4)

", thảnh thơi đọc sách ngâm thơ trong thời bình hay xông pha ngoài trận mạc trong thời loạn cũng không ra ngoài lẽ ấy. Thật tự do tự tại biết bao. Mặc sức dọc ngang cũng không sợ rơi vào chuyện "có" hay "không" mà kẻ học Thiền thƣờng gắng công gìn giữ. Thiền ngay trong chính cuộc sống, với tinh thần nhập thế tích cực, với ý thức công dân của quốc gia Đại Việt trong cuộc đời này, đó là tôn chỉ của các Thiền gia đời Trần, trong đó có số không nhỏ là các bậc quân vƣơng và tƣớng lĩnh. Đó mới chính là sự quên mình trọn vẹn nhất. Thời đại Lý Trần với những thành tựu rực rỡ phải chăng có sự góp phần của thái độ biết sống hài hòa này? Sự minh triết đó đã để lại những hình ảnh con ngƣời tự do, hào hùng, kỳ vĩ không phai mờ trong trí nhớ của bao thế hệ tiếp nối. Còn lời nào lột tả đƣợc cái "diệu dụng" của con ngƣời "đạt đạo" này đắc địa hơn hai câu thơ sau:

"Động nhƣ không cốc phong xao hƣởng Tĩnh nhƣợc hàn đàm nguyệt lậu minh"

(1)Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm - Trần Thánh Tông - Sđd.

(2)

Thiền Tông chi nam tự - Trần Thái Tông - Sđd.

(3)Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm - Trần Thánh Tông - Sđd.

(Độc "Phật sự đại minh lục" hữu cảm)

(Động tựa hang không, lùa gió mạnh Tĩnh nhƣ đầm lạnh, rọi trăng thanh)

(Cảm xúc khi đọc "Phật sự đại minh lục ")

Cái "động" của gió lùa vào hang trống thật mạnh mẽ, ào ạt khôn lƣờng. Và cái "tĩnh" của trăng soi mặt đầm lạnh cũng thật vô biên vô tận. Đó là "diệu dụng" của cái trống không và cái lặng lẽ. Nếu hang núi có vách ngăn thì không thể có tiếng gió dũng mãnh. Nếu mặt đầm gợn sóng thì ánh sáng không thể thênh thang. Thánh Tông đã đạt đến chỗ kỳ diệu của cái tâm đã vứt bỏ mọi bận bịu đa mang để nó trống không lặng lẽ mà vang âm những thanh điệu diệu kỳ của vũ trụ. Bởi thế nhà thở đã có đƣợc trong tay vật quý là cây đàn không điệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Chung nhật nhàn đàn bát điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong họa thử âm"

(Tự thuật)

(Suốt ngày nhàn gãy đàn không điệu Chẳng việc chi là đáng bận tâm Tuyệt khúc bên trong ai kẻ biết Chỉ gió cành thông khéo họa âm)

Tại sao lại có thể khám phá đƣợc khúc nhạc diệu kỳ không ai nghe đƣợc? Đơn giản vì cái tâm trống không mới có thể đón nhận và cộng hƣởng những âm thanh đó. Nếu cái tâm đã đầy ắp mọi sự thì ví nhƣ cái cốc đã đựng đầy nƣớc, sao còn có thể rót vào thêm đƣợc nữa? Với cái tâm "vô ý" này, con ngƣời hòa điệu cùng vạn vật một cách tự nhiên - không còn phân biệt đâu là "ta" và đâu là "vật" - "chỉ có gió trên cây tùng là họa đƣợc âm thanh đó" - trong một niềm hoan lạc tự do tự tại khôn tả xiết giữa một thế giới rất hiện thực nhƣng cũng rất diệu kỳ mở ra vô hạn. Có lẽ đó cũng là niềm vui bên trong không ai hay biết mà vua cha Trần Thái Tông đã có lần thể nghiệm trong bài thơ Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn. Bởi thế, nếu có ai hỏi đến bí quyết của cuộc sống, nhà thơ có thể mỉm cƣời mà đáp một cách đầy ngẫu hứng:

"Vân tại thanh thiên, thủy tại bình"

(Độc "Phật sự đại mình lục" hữu cảm)

(Mây trên trời biếc, nƣớc trong bình)

Mây trên trời có thể to nhỏ, dày mỏng với những hình dáng khác nhau, có thể đi hay dừng tùy lúc. Nƣớc trong bình có thể tròn hay dài, rộng hay hẹp tùy theo dáng vẻ, kích cỡ của cái bình. Ngƣời ta cũng vậy, tùy lúc có thể làm mây tự do nhởn nhơ bay trên bầu trời, cũng có khi ở vào khuôn khổ nhỏ bé của một chiếc bình. Những thay đổi đó là lẽ tự nhiên không có gì đáng bận tâm. Hiểu biết quy luật và tùy duyên mà hành động cho phù hợp, đó chính là bí quyết của cuộc sống. Nó đem lại tự do cho con ngƣời và chắp cánh cho sáng tạo nghệ thuật.

Chính nhờ cái tâm tự do tự tại mà Thánh Tông có đƣợc những cảm hứng thơ trong trẻo và tinh tế. Ở bài thơ Hạ cảnh, cảnh mùa hạ đƣợc cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Câu thơ nào cũng đầy sức gợi. Ngƣời đọc hình dung đƣợc bóng ngày dài của mùa hạ nơi nhà hoa thăm thẳm, cảm nhận đƣợc hƣơng thơm hoa sen theo gió đƣa thấm mát tận tâm hồn. Trƣớc mắt nhƣ thấy khu vƣờn sau mƣa cây lá đẫm nƣớc xanh tƣơi mơn mởn tựa hồ phủ một tấm màn biếc. Và đâu đó chợt ngân lên mấy tiếng ve khuấy động vào cái yên tĩnh của buổi chiều tà. Bức tranh mùa hạ thật ấn tƣợng với cái hồn sông động bên trong vẻ ngoài tĩnh lặng...

Nhƣng nhà thơ với tâm thiền tự do "tung hoành bốn ngã " đó cũng lại là một ngƣời rất có tình. Bài thơ Cung viên xuân nhật hoài cựu (Ngày xuân ở vƣờn trong cung nhớ ngƣời cũ) hé lộ một khía cạnh khác của con ngƣời Thánh Tông - khía cạnh tình cảm dạt dào và sâu sắc. Ở đó, nhà thơ không kể lể thở than mà chỉ miêu tả, nhƣng từng chi tiết nhỏ nhặt đƣợc quan sát và ghi nhận lại vô cùng ý nghĩa và tự nó nói lên rất nhiều. Cửa cung bụi phủ, đƣờng đi rêu mọc. Sự hiu quạnh càng tăng lên trong ngày dài chìm lặng, ít ngƣời qua lại. Có lẽ vì ngƣời ở nơi cung này đã trở thành ngƣời của ngàn xƣa. Chỉ có thiên nhiên vẫn vô tình diễn tiến theo quy luật - vƣờn hoa "muôn tía nghìn hồng" cứ đua nhau khoe sắc giữa mùa xuân. Đối lập nghiệt ngã giữa mất - còn này đem đến cảm giác xót xa vô hạn trong câu hỏi ở cuối bài - "Xuân hoa nhƣ hứa vị thùy khai?" (Hoa xuân tƣơi đẹp nhƣ kia vì ai mà nở?). Sự tƣơng phản giữa "muôn tía nghìn hồng" và màu bụi, sắc rêu, "chìm chìm ngày bạc" là sự tƣơng phản giữa hiện tại và quá khứ làm bật lên cái ngắn ngủi, mong manh vô thƣờng của đời ngƣời. Những hoa xuân thắm tƣơi lộng lẫy kia sao tránh khỏi gợi liên tƣởng đến ngƣời xƣa trong những thời khắc thanh xuân rực rỡ nhất? Để rồi quay trở về thực tại -một sự mất mát hụt hẫng chợt thấm thía đến nao lòng. Đứng giữa mất - còn là một nỗi đau sâu sắc khôn nguôi mà câu hỏi tu từ kia cứ xoáy mãi

vào tâm tƣ. Nỗi đau nhớ tiếc cố nhân da diết, xói buốt, và bao phủ trên đó còn là nỗi đau về kiếp ngƣời phù du thấm đẫm, mông mênh... Con ngƣời mang cái tâm tự do, khoáng đạt và hào hùng đó cũng nặng tình biết mấy! Ngƣời đã góp vào làng thơ cổ điển bài thơ tình có dƣ vị ngậm ngùi nhƣ những giọt lệ chảy vào trong. Ngƣời đã góp phần hé lộ cho hậu thế biết thêm nhiều điều về con ngƣời thời đại Đông A. Họ đã sống, đã yêu, đã nghĩ suy, cảm xúc, hành động nhƣ thế... Và trong cuộc sống phong phú, trọn vẹn, hết mình đó, đã đạt tới một tâm thái tự tại biểu hiện trong một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa:

"Vân tại thanh thiên, thủy tại bình" (Mây trên trời biếc, nƣớc trong bình)

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trên thi đàn việt nam sơ kỳ trung đại (Trang 33 - 38)