Một hiện tƣợng khá đặc biệt trong làng thơ thiền thời Trần là thiền sƣ - nghệ sĩ Huyền Quang. Khác với ý vị tiêu dao tự tại "phóng cuồng" của Tuệ Trung ít nhiều mang ý vị triết học, thi hứng của Huyền Quang ký thác nơi cuộc sống hiện thực quanh mình, đặc biệt là thiên nhiên nơi nhà thơ sống và đặt bƣớc ngao du đến. Cảnh thiên nhiên trong thơ Huyền Quang bình dị đơn sơ nhƣng để lại ấn tƣợng sâu sắc khó quên bởi đƣợc lọc qua tâm hồn nghệ sĩ nhạy bén và giàu rung cảm. Một cảnh rất bình thƣờng nơi thôn dã là đi thuyền trên sông nƣớc đã đƣợc ghi lại bằng bài thơ tứ tuyệt ý vị:
"Nhất diệp biển chu hồ hải khách, Xanh xuất vi hàng phong thích thích. Vi mang tứ cố vãn triều sinh,
Giang thủy liến thiên nhất âu bạch"
(Chu trung)
(Một lá thuyền con, một khách hải hồ, Chèo khỏi hàng lau, tiếng gió xào xạc.
Bốn bề mịt mù, con nƣớc buổi chiều đang lên,
Một cánh chim âu trắng giữa khoảng nƣớc trời liền nhau)
(Trong thuyền)
Ấn tƣợng bài thơ để lại là sự tƣơng phản giữa cái một bé nhỏ (một lá thuyền con, một khách hải hồ, một cánh chim âu trắng) và cái
mênh mông vô hạn của nƣớc liền trời, của gió chiều xạc xào bất tận. Cánh chim âu trắng nổi bật giữa trời nƣớc xanh bát ngát ở cuối bài thơ để ngỏ một trƣờng liên tƣởng thú vị. Ở bài
Phiếm chu, cảnh thiên nhiên càng hữu tình bởi ngƣời đọc cảm nhận đƣợc cả tâm hồn ngƣời
trên thuyền chơi vơi cùng sóng nƣớc, man mác cùng hơi thu, hòa âm trong tiếng sáo thuyền câu và mênh mang cùng lòng sông tràn ngập ánh trăng. Đó là một sự buông thả hết mình, trọn vẹn:
"Thủy đỉnh thừa phong phiếm diễu mang, Sơn thanh thủy lục hƣu thu quang.
Sổ thanh ngƣ địch lô hoa ngoại, Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sƣơng". (Lƣớt gió thuyền con ruổi tít mù, Non xanh nƣớc biếc, ánh trời thu, Khuất lau sáo nổi vài ba tiếng,
Sƣơng phủ, trăng chìm dƣới sóng sâu(1)
)
Thơ thiên nhiên của Huyền Quang trao gửi cho ngƣời đời sau chiếc chìa khóa để mở vào thế giới sáng tạo không giới hạn. Đó là không đứng ngoài quan sát mà hòa nhập tâm vào cảnh để cảm nhận đƣợc hết cái huyền diệu của thiên nhiên. Hãy nghe nhà thơ cƣời ngƣời không biết thƣởng thức vẻ đẹp của hoa:
"Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ, Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai"
(Cúc hoa, IV)
(Thật đáng cƣời kẻ không hiểu chỗ huyền diệu của hoa, Đến đâu là hái hoa giắt đầy đầu mà về)
Những ngƣời ấy không biết rằng hoa chỉ có "thần" khi nó còn ở trên cành, lúc đó, hoa đầy sức sống, lung linh, kỳ diệu, nhƣ nói, nhƣ cƣời. Thấy hoa đẹp bẻ về để riêng mình sở hữu thì lúc ấy sẽ chỉ chiếm giữ đƣợc một vật vô tri mà thôi. Con mắt thiền đã giúp nhà thơ khám phá ra đƣợc những lý lẽ vi diệu của sƣ vật. Trƣớc hết, cái đẹp tự nhiên (hoa) cũng nhƣ cái đẹp do con ngƣời sáng tạo (thơ ca, nghệ thuật) không bao giờ là sở hữu của riêng ai. Kẻ nào càng có tham vọng chiếm hữu, độc quyền cái đẹp, sẽ càng không bao giờ chạm tới đƣợc nó. Mặt khác, để sáng tạo thiên nhiên có hồn mà chỉ đứng ngoài quan sát thì có khác nào bẻ cành hoa cúc đem về cắm vào bình để nhìn ngắm. Chỉ vẽ đƣợc xác chứ không vẽ đƣợc hồn. Vì làm thế nào có thể "thấy" đƣợc
thần thái của hoa cúc? Phải hòa nhập trọn vẹn, hết mình cùng thiên nhiên mới có thể vƣợt qua những hữu hạn của giác quan để cảm nhận đƣợc những sắc màu, âm thanh vi diệu mà thiên nhiên hào phóng sẵn dành. Vì có thể buông thả để xóa bỏ ranh giới giữa ta và vật nên nhà thơ đã có đƣợc những phút giây thể nhập vào cõi sống vô thủy vô chung của đất trời, vƣợt khỏi dòng chảy của thời gian hữu hạn. Đó là những giây phút "quên", để sự hữu hạn của tƣ duy lý tính đƣợc thay bằng ánh sáng sâu thẳm huyền điệu của tâm linh. Ngƣời đọc thƣờng gặp trong thơ Huyền Quang những giây phút "quên" đó. Có khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến nó:
"Vong thân, vong thế, dĩ đô vong, Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lƣơng".
(Cúc hoa, III)
(Quên mình, quên đời, đã quên tất cả, Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giƣờng) Hay:
"Hoa tại trung đình, nhân tại lâu, Phần hƣơng độc tọa tự vong ƣu".
(Cúc hoa, V)
(Hoa ở dƣới sân, ngƣời ở trên lầu,
Đốt hƣơng ngồi một mình, tự nhiên quên hết phiền muộn)
Nhƣng cũng có khi nơi "gian nhà đá, hòa lẫn cùng mây... sƣ ở trên giƣờng thiền, kinh ở trên án"(1)
không còn để ý thời gian, đến khi chợt nhớ ra thì "lò tàn, củi lụi, mặt trời lên đã ba cây sào"(1). Có khi "một tấm lòng đã lặng" nên không biết "tiếng dế vì ai mà cứ nỉ non mãi"(2).
Trong số đó, có lẽ Tảo thu (Thu sớm) là bài thơ đáng để ý nhất: "Dạ khí phân lƣơng nhập họa bình,
Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh. Trúc đƣờng vong thích hƣơng sơ tận, Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh" (Hơi đêm tỏa mát vào bức bình phong vẽ, Cây trƣớc sân xào xạc báo tiếng thu.
Dƣới mái tranh quên bẵng nén hƣơng vừa tắt, Mấy khóm cây cành giăng lƣới vầng trăng sáng).
(1)Thạch thất - Huyền Quang - Sđd.
Trong bài thơ, hơi đêm mát lạnh, tiếng cây xào xạc báo âm thanh mùa thu, nén hƣơng đang thắp là những yếu tố thƣớc đo của thời gian minh chứng sự hiện diện của thời gian hiện thực. Nén hƣơng vừa tắt là một khắc thời gian nào đó vừa đi qua. Nếu hơi đêm lạnh, tiếng cây lá thu nhắc nhở mọi ngƣời về sự hiện diện của thời gian đang trôi đi không ngừng, thì trạng thái quên bẵng nén hƣơng vừa tắt bởi một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn ngƣời với ánh trăng sáng tràn ngập cỏ cây cho thấy có một thời gian thƣờng tại, không trôi đi, một khoảnh khắc cũng là mãi mãi. Thời gian hằng thƣờng ấy xuất hiện khi tâm con ngƣời hòa nhập cùng "đại ngã". Lúc ấy sự lƣu chuyển của thời gian hiện thực dƣờng nhƣ trở nên không có thực nữa mà chỉ cái khoảnh khắc hằng thƣờng kia mới là thực tại đích thực. Và lúc ấy cả thế giới hiện thực giống nhƣ một bức màn giả tạo đƣợc vén lên để lộ chân lý tuyệt đối.
Giây phút quên đó của nhà thiền cũng chính là giây phút xuất thần của nhà thơ, vì theo Nghiêm Vũ đời Tống, ngƣời chủ trƣơng lây Thiền để xét thơ vì giữa hai bên có chỗ đồng điệu đặc biệt, thì "đạo Thiền cốt ở chỗ "diệu ngộ", đạo của thơ cũng cốt ở chỗ "diệu ngộ"", và "thơ có thú riêng, không liên quan đến lý", thơ hay là "đạt đến chỗ kỳ diệu, thấu triệt lung linh, không thể nắm bắt, nhƣ âm thanh trong không trung, sắc đẹp trên nét mặt, ánh trăng dƣới đáy nƣớc, hình ảnh ở trong gƣơng, lời có lúc hết mà ý vô cùng…”(1)
. Điều này cho thấy không có sự mâu thuẫn giữa Thiền gia và nghệ sĩ xét về mặt cảm thức, và Huyền Quang là một trƣờng hợp tiêu biểu cho sự hài hòa đó, đƣa Thiền vào hồn thơ, để cho thiền thấm đẫm chất thơ, chan hòa cùng thế tục, nhƣ một ứng dụng nhuần nhuyễn từ quan điểm của Tuệ Trung trƣớc đó: "Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền; Trong lửa lò hồng một đoa sen”(2)
. Huyền Quang trƣớc khi là thiền sƣvẫn là một con ngƣời, hơn nữa một con ngƣời đƣợc phú bẩm tố chất nghệ sĩ. Nên cốt cách nghệ sĩ thiên phú ấy gặp gỡ với Thiền học sau này nơi Huyền Quang đã tạo nên một thiền sƣ - nghệ sĩ hiếm gặp trong văn học trung đại, ngƣời đã đƣa thiền vào thơ và đƣa thơ thiền vào thế tục. Huyền Quang là vị tổ thứ ba của phái Thiền Trúc Lâm Đại Việt khai sáng ở đời Trần và cũng có thể nói là vị tổ sau cùng khép lại phái Thiền danh tiếng lừng lẫy một thời ấy. Sau ông Thiền Trúc Lâm không còn đƣợc nghe nhắc đến nữa. Phải
(1)
Từ điển văn học, Bộ mới, NXB Thế giới mới, 2004.
chăng có thể giải thích điều này từ hai lý do: Thứ nhất, tính chất nghệ sĩ của Huyền Quang không thích hợp với chức trách của một vị giáo chủ ít nhiều phải bị ràng buộc trong việc tổ chức môn phái, xiển dƣơng đạo pháp, trƣớc thuật sách vở, mà ngƣời tiền nhiệm của ông là thiền sƣ Pháp Loa đã đảm nhiệm khá trọn vẹn. Bằng chứng là Huyền Quang đã từng bộc lộ tâm sự:
"Đức bạc thƣờng tàm kế tổ đăng, Không giao Hàn, Thập khởi oan tăng. Tranh nhƣ trục bạn quy sơn khứ, Điệp chƣớng trùng sơn vạn vạn tằng".
(Nhân sự đề Cứu Lan tự)
(Thƣờng thẹn mình đức mỏng mà đƣợc nối ngọn đèn tổ,