Chất lãng mạn:

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2016 các tỉnh trong cả nước có đáp án chi tiết của tuyensinh247 (Trang 117 - 118)

II. PHẦN Làm văn (7 điểm)

aChất lãng mạn:

- Xuyên suốt cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết khắc khoải của tác giả, một nỗi nhớ dâng trào, tha thiết cho nên cảm xúc đã bùng thổi từ những câu đầu; nỗi nhớ của nhà thơ nhiều khi thổn thức; có lúc nhà thơ phân thân tự hỏi bản thân, hỏi vào nỗi nhớ khắc khoải trong tâm can: "Có nhớ...hoa đong đưa"; đến 4 câu cuối bài, nỗi nhớ đã vượt khỏi không gian.

- Nỗi nhớ của nhà thơ hướng đến nhiều đối tượng, cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc dọc đường hành quân can trường và hào hoa. Nỗi nhớ ấy dâng trào, tràn đầy bài thơ vì thế kỷ niệm hiện lên rất sống động, tươi nguyên như vừa mới xảy ra.

- Cảm xúc lãng mạn còn thể hiện trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, hữu tình

=> Với một hồn thơ lãng mạn, Quang Dũng rất nhạy cảm với phương xa xứ lạ. bài thơ đã vẽ ra một bức tranh núi rừng Tây Bắc xa xôi với những cảnh tượng khó quên, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc.

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!

- Chất lãng mạn còn được đẩy cao hơn qua hình tượng người lính kiêu dũng, ngang tàn, đặc biệt là hào hoa, lãng mạn:

+ Say mê cái đẹp thiên nhiên + Giấc mơ tình yêu

+ Khát vọng lập công cao cả

+ Tư thế hi sinh trang trọng, mãnh liệt.

- Sử dụng bút pháp lãng mạn trong đó phát huy chất lãng mạn ở nhiều cấp độ: hình ảnh, thanh điệu bằng trắc giữa ngoại hình và ý chí, giữa hiện thực và tâm hồn. Cùng với thủ pháp phóng đại, tác giả xây dựng những hình tượng mạnh, dữ dội.

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2016 các tỉnh trong cả nước có đáp án chi tiết của tuyensinh247 (Trang 117 - 118)