II. PHẦN Làm văn (7 điểm)
c Nghệ thuật miêu tả:
- Quang Dũng đã chọn cách thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một cách độc đáo”
+ Sự hòa trộn giữa hiện thực và trữ tình, bi và tráng… + Bút pháp tương phản…
+ Ngôn từ thơ giàu chất họa và chất nhạc…
2.3 Đánh giá:
- Khẳng định ý kiến trên là đúng.
- Qua bài thơ, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài về người lính Tây Tiến - lãng mạn, hào hoa, hào hùng và bi tráng. Bài thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, đẹp nhất trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam.
Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015 – 2016 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút Thời gian: 180 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ) Câu 1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Phân tích giá trị của từ láy trong câu thơ "Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh?"
Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ"
Câu 4. Hãy chỉ ra ngắn gọn thái độ của tác giả được gửi gắm trong những vần thơ trên.
Đọc văn bản dưới đây rồi trả lòi các câu hỏi từ câu 5 đến câu 6:
“Cái gì đã tạo ở Nguyên Hồng một chủ nghĩa lạc quan vững khỏe đến như thế? Đó là lý tưởng cách mạng mà nhà văn đã tiếp thu được ngay từ thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhất là từ khoảng từ 1938-1939 trở đi. Đỏ là bản tính yêu đời, yêu sống của nhân dân lao động đã thấm vào máu thịt, tâm hồn ông. Đó là sức mạnh tinh thần của một con người bao giờ cũng sống hết mình với cuộc sống, với mọi người, mọi việc xung quanh. Thải độ thờ ơ, lạnh nhạt, hoài nghi là cái gì hết sức xa lạ đổi với Nguyên Hằng” (Trích Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng- Nguyễn Đăng Mạnh)
Câu 5. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Nêu chủ đề văn bản.
Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
Phần II: (7,0 điểm) Câu 1: (3 điểm)
Khi nhận được câu hỏi quen thuộc “Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân Hoa
hậu Thế giới 2015?”, người đẹp Indonesia đã tự tin trả lời rằng: “Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại, mà để tạo nên sự khác biệt”. (Theo nguồn
Vietnamnet.vn)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 2: (4 điểm)
Phân tích đoạn thơ và chỉ ra bản sắc dân tộc trong những vần thơ dưới đây của nhà thơ Tố Hữu:
“- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ? - Tiếng ai tha thiêt bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... ”
(Việt Bắc- SGK Ngũ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu Ý Nội dung
I Đọc hiểu:
1 Nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, bày tỏ niềm tự hào về tiếng nói của dân tộc.
2 Câu thơ "Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh" sử dụng từ láy “ríu rít” có giá trị biểu đạt cao. Câu thơ gợi ra âm sắc phong phú của tiếng Việt với những thanh điệu phong phú, những từ tượng thanh có sức gợi tả sống động.
3 "Ôi tiếng Việt như đắt cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ"
Trong câu thơ trên, Lưu Quang Vũ sử dụng liên tiếp biện pháp so sánh để ca ngợi tiếng Việt mộc mạc, gần gũi (như đất cày), nhưng lại mượt mà, tinh tế, uyển chuyển và vô cùng quý giá.
4 Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã gửi gắm tình yêu và niềm tự hào của mình về tiếng nói của dân tộc.
5 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận. Chủ đề: lí giải về màu sẳc lạc quan trong văn chương Nguyên Hồng.
6 Phép liên kết chính trong đoạn văn là phép lặp (Đó là).
II Làm văn:
1 “Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại, mà để tạo nên sự khác biệt”. khác biệt”.
1.1 Giải thích:
- Trước câu hỏi :“Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân Hoa hậu Thế giới 2015?”, nhiều người sẽ thường có câu trả lời quen thuộc, sáo mòn. Hoa hậu Indonesia đã có một câu trả lời bất ngờ, thông minh và sâu sắc.
- Câu trả lời có hai vế.
+ Vế thứ nhất là một lời phủ định: “Chúng ta sinh ra không phải dê tồn tại”. Khái niệm “tồn tại” chỉ sự hiện hữu của sự vật, con người. Nó nghiêng về phần “con” trong con người, mang tính bản năng, không cần ý thức, rèn giũa, phấn đấu...
+ Trong khi đó, vế thứ hai của câu nói là một lời khẳng định: “để tạo nên sự khác biệt”. “Sự khác biệt” là một yêu cầu cao về nét riêng của con người để tạo nên cá tính, nhân cách. Đấy là ý thức về phần “người”, hơn thế nữa là ý thức sâu sắc về cá nhân con
Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
người. Hoa hậu là cá nhân nhưng cũng đại diện cho dân tộc, “sự khác biệt” mà cô nói là vẻ đẹp hoàn hảo, riêng biệt và cũng là bản sác của dân tộc mà cô đại diện.
=> Như vậy, câu nói của hoa hậu Indonesia khẳng định bản thân cô xứng đáng với ngôi vị vì đã là “sự khác biệt” tích cực.
1.2 Phân tích, bàn luận:
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc, không chỉ thể hiện tài ứng đối mà còn có tầm nhìn triết học.
- Bản thân mỗi người khi sinh ra đã là một cá thể độc đáo, không lặp lại:
Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử [Eptusenko]
Tuy nhiên đó chỉ là sự biệt tự nhiên, có tính bản năng.
- Khi có ý thức sống để tạo nên sự khác biệt, người ta sẽ đòi hỏi cao hơn ở mình. Muốn trở nên khác biệt theo nghĩa tích cực, cần để lại dấu ấn bằng tài năng/ khả năng, nhiệt huyết, trách nhiệm, ý thức muốn cống hiến cho đời. Khi đó, dù bạn là ai bạn cũng có thể đóng góp cho cuộc sống và tạo nên sự khác biệt. Khi đó, bạn sẽ vừa khiêm nhường, biết giới hạn, vừa tự tin bước qua giới hạn của bản thân mình.
- Sự khác biệt thể hiện trong cảm xúc, tư duy, quan niệm, lời nói, hành động; trong những biểu hiện hàng ngày và khi đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Ban đầu có thể là bản tính trời cho nhưng sau đó, người ta phải có ý thức rèn giũa bản thân để hoàn thiện, khẳng định mình.
- Không ít người, thực tế chỉ "tồn tại" mà không được "sống". Đó là khi họ sống một cách mờ nhạt, ỷ lại, thiếu sinh khí. Họ thụ động, hèn nhát, luôn cố khuôn mình theo những khuôn mẫu chung, vì thế không ai nhận ra bản sắc của họ.
- Cần phân biệt "khác biệt" với dị biệt, lập dị. Người lập dị là kẻ khác người nhưng chưa có được nhận thức, ứng xử có tầm hiểu biết nên dễ thành lạc lõng, khác thường. "Sự khác biệt" vẫn cần có "mẫu số chung", có sự "bình thường".
1.3 Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Phải "sống" chứ không phải "tồn tại". Sống phải tạo nên sự khác biệt tích cực, để khẳng định mình và cống hiến cho xã hội.
Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Hành động: Rèn luyện, tu dưỡng, tự gọt giũa mình để ngày càng hoàn thiện hơn cả về tài và đức.