Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ: 1 Giới thiệu chung:

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2016 các tỉnh trong cả nước có đáp án chi tiết của tuyensinh247 (Trang 66 - 69)

2.1 Giới thiệu chung:

- Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. Còn Tố Hữu (1920- 2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.

- Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.

- Hai đoạn thơ trên đều viết về nỗi nhớ nhưng ở mỗi bài có những nét đặc sắc riêng.

2.2 Cảm nhận về hai đoạn thơ: a Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến": a Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến":

 Nội dung:

Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về mảnh đất miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. Mỗi địa danh được nhắc đến "Sông Mã" "Sài Khao" "Mường Lát" - là một chặng đường hành quân, cũng là một chặng đường đời của nhà thơ nói riêng và những người lính Tây Tiến nói chung. Đó là "chứng nhân" lịch sử cho những gian khổ và hào hùng mà họ đã trải qua. Bởi thế mà tiếc nuối bâng khuâng "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi", mà tha thiết "Nhớ về rừng núi nhớ

chơi vơi".

 Nghệ thuật:

Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi) với điệp từ "nhớ".

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!

 Nội dung:

Đoạn thơ là lời bộc lộ nỗi nhớ của người Việt Bắc với những người cán bộ miền xuôi.

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Trám và măng - lương thực chủ yếu của bộ đội ta khi còn ở Việt Bắc. Nay người đi rồi, trám để rụng, măng để già không người thu hái nên buồn nhớ mênh mông. Thiên nhiên mang nỗi buồn thiếu vắng. Qua đó để thấy, không chỉ con người nhớ nhung mà cảnh cũng mang nỗi bùi ngùi bức bối như thúc vào lòng kẻ ở người đi. Thiên nhiên như cũng nặng tình, nặng nghĩa với con người.

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son

Câu hỏi thứ hai gợi nhớ đến con người Việt Bắc “Hắt hiu lau xám /

đậm đà lòng son”. Câu thơ có hai hình ảnh tương phản: những ngôi

nhà lá đơn sơ, mộc mạc, nghèo khổ trong dáng vẻ “hắt hiu lau

xám” gợi nỗi buồn hiu quạnh. Bên trong “những nhà” ấy lại chứa

đựng tấm lòng son sắc thủy chung, nghĩa tình của nhân dân Việt Bắc đối với cách mạng. Đó là nghĩa tình sâu nặng của những con người đã góp phần làm nên Điện Biên “Lừng lẫy năm châu chấn

động địa cầu”.

 Nghệ thuật:

Lối đối đáp, xưng hô "mình - ta" và thể thơ lục bát mang đậm tính dân tộc, có sức gợi và sức truyền cảm cao.

Các hình ảnh hoán dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng hài hòa, đắt giá.

2.3 So sánh hai đoạn thơ:

- Điểm tương đồng:

+ Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng với thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.

+ Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người trong cuộc đối với những điều thân thuộc, một thời gắn bó.

- Điểm khác biệt:

+ Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!

gọi Tây Tiến ơi. Đó là nỗi nhớ của người đi với cảnh cũ, người xưa còn trong thơ Tố Hữu là nỗi nhớ của người ở lại với người ra đi, thể hiện một các gián tiếp qua các hình ảnh hoán dụ.

+ Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên. Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát.

- Lí giải:

+ Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

+ Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.

2.4 Đánh giá:

Mỗi đoạn thơ dù có cách thể hiện khác nhau song vẫn làm nổi bật lên lối sống ân tình, thủy chung, đáng tự hào của con người Việt Nam.

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT CHÍ LINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học 2015 – 2016 Năm học 2015 – 2016

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2016 các tỉnh trong cả nước có đáp án chi tiết của tuyensinh247 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)