Chi phí không được trừ trong thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tìm hiểu chi phí trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 36 - 39)

5. Bố cục đề tài

1.3.3 Chi phí không được trừ trong thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí không được trừ là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Được xem là phần chi phát sinh mà doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về phần chi phí này. Các chi phí này do doanh nghiệp chủ động chi tiêu nhằm mục đích khác nhau, nó là các khoản chi phí cần thiết tuy nhiên không bắt buộc phải có. Các doanh nghiệp thường có các khoản chi lớn hỗ trợ khách hàng, thực hiện các cuộc quảng

cáo, hội nghị,… và các loại chi phí không đảm bảo điều kiện được trừ sẽ liệt vào khoản chi phí không được trừ.

1.3.4 Vai trò của việc quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đã từng bước thích ứng với môi trường mới, hoàn cảnh mới và còn có những đóng góp đáng kể vào việc ổn định kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Bên cạnh những kết quả bước đầu, đứng trước tình hình mới, thời cơ và thách thức mới trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém nhất là trong giai đoạn hội nhập. Do vậy, để đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng trưởng và phát triển bền vững nên các doanh nghiệp phải tìm cách tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Chính vì thế, doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh vào vị trí trọng tâm, then chốt bởi vì có quản lý chi phí tốt sẽ góp phần cho doanh nghiệp có lãi, lợi nhuận và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Rõ ràng, yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh, nó đóng vai trò là một tiêu chí kinh tế quan trọng để phản ánh vốn, tiết kiệm chi phí cũng như trình độ quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty muốn tăng trưởng và tăng lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất từ các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời tái đầu tư cho các khoản cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.

Về mặt lý thuyết, chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí về các nguồn lực mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định. Việc quản lý chi phí kinh doanh không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí.

Trên thực tế, hoạt động quản lý chi phí được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử

dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

Nhu cầu vốn và chi phí cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có cơ cấu chi phí nguồn vốn huy động tối ưu. Ngoài ra, thiết lập chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi cho chủ doanh nghiệp và cổ đông, cho người lao động; xác định phần lãi còn lại cho quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao mức tăng trưởng.

Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Bởi vì bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương,…do vậy, sẽ tìm ra những điểm yếu kém cần khắc phục.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VỀ CHI PHÍ

Từ những vấn đề đã nêu, có thể thấy việc quản lý chi phí là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, dẫn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Luật thuế TNDN 2008 ra đời đã giải quyết phần nào nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong sự phát triển, đòi hỏi năng lực hội nhập trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thế nhưng, với vài năm trở lại đây, nó đã tỏ ra không còn đáp ứng được với nhịp điệu của sự phát triển về quy mô cũng như sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp cùng với tốc độ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vậy nên, nhất thiết phải sửa đổi để sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Đến năm 2013, Luật thuế TNDN 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều gọi là Luật thuế TNDN 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã ra đời trên tinh thần kế thừa những thành tựu đã đạt được của Luật thuế TNDN 2008 và sửa đổi cho phù hợp với tình thế mới.

Trong Luật thuế TNDN 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 không cho biết cụ thể các khoản chi phí nào được trừ mà chỉ nêu lên các điều kiện để được trừ. Như vậy, có thể thấy các nhà làm luật muốn mở rộng phạm vi của các khoản chi này, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu ra thì sẽ được xem là chi phí được trừ. Ngược lại, đối với các khoản chi không được trừ thì được liệt kê một cách cụ thể để doanh nghiệp, cơ quan thuế hiểu rõ và kê khai thuế thuận tiện hơn. Tuy nhiên, trong quá trình kê khai hạch toán thuế không thể thiếu được những chuẩn mực kế toán liên quan đến thuế TNDN. Bởi, chuẩn mực kế toán có mối liên hệ gắn chặc với thuế TNDN, vừa là nền tảng vừa là nguyên tắc để quá trình kê khai thuế được đồng bộ và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chi phí trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)