5. Bố cục đề tài
2.2.9 Các khoản chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức ch
chi vượt quá quy định
(i) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc
cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
(ii) Các khoản chi cho người dân tộc thiểu số:
Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
2.2.10 Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định
Theo quy định của pháp luật, phần trích các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động trong giới hạn của pháp luật hiện hành sẽ được xem là chi phí được trừ. Cụ thể với Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2006; cùng Điều 25, Chương V, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều ở Nghị định số 100/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 quy định “Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài những quy định sau sẽ được tính vào khoản chi phí không được trừ:
(i) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(ii) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thát nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(iii) Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tham gia bảo hiểm thát nghiệp”.
Theo Công văn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam số 1803/HD-TLĐ, ngày 29 tháng 11 năm 2013, hướng dẫn đóng phí công đoàn quy định mức đóng phí như:
(i) Đoàn viên công đoàn trong các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
(ii) Đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị sự nghiệp; đoàn viên không hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Đoàn viên công đoàn trong các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên đoàn công đoàn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cử tham gia các ban quản lý dự án chuyên trách hưởng tiền lương theo hợp đồng lao động mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương chưa trừ đóng BHXH, BHYT, BHTN của đoàn viên).
(iii) Đoàn viên công đoàn trong các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quy định đóng đoàn phí theo mức ấn định, sau khi có ý kiến chấp thuận của công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở, nhưng mức đóng tối thiểu bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
(iv) Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định. Đoàn viên đang lao động ở nước ngoài mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương theo hợp đồng lao động.
(v) Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo Điểm 2.10 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn: Không được tính vào chi phí được trừ: “Phần trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượt mức quy định”.
Như vậy, khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của doanh nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cùng văn bản liên quan thì đây là
khoản đóng bắt buộc do vậy doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp, trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động với khoản đóng bảo hiểm không vượt mức quy định.
2.2.11 Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật trước sau đó mới được tính vào chi phí được trừ đối với khoản bảo hiểm tự nguyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
2.2.12 Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành
Đối với các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì việc lập quỹ dự phòng mất việc làm là không cần thiế, cũng như không có quy dịnh nào về việc pháp luật bắt buộc phải lập nên khoản chi này không được xem là chi phí được trừ (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà được phép lập quỹ trợ cấp mất việc làm). Đối với khoản chi trả nợ trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải theo quy định của pháp luật thì mới được xem là chi phí hợp lý được trừ.
Việc chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ phải thỏa mãn các điều kiện như:
(i) Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà mất việc do: Thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì mỗi năm trả 01 tháng lương nhưng ít nhất là 02 tháng lương.
(ii) Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2.2.13 Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên
Với Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định không tính vào chi phí được trừ đối với phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cấp trên được xem là phù hợp cho tình hình thực tế hiện nay. Theo quy định trước đây, phần đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên đa phần là đóng góp của doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được thành lập theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phần đóng góp theo Quyết định số 91 của Thủ tướng chính phủ; phần đóng góp của doanh nghiệp trực thuộc các Bộ chủ quản được tính vào chi phí được trừ khi kê khai tính thuế TNDN. Nhưng cho đến nay, việc đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên không chỉ gói gọn trong trong các Công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu mà còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng góp hình thành các khoản chi phí quản lý cho công ty mẹ. Vì thế, để đảm bảo công bằng khoản chi phí này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Ngoài ra, phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội cũng không được tính vào chi phí được trừ.
2.2.14 Chi trả tiền điện, tiền nước
Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê kèm theo
các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
(ii) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
2.2.15 Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.2.16 Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
Có thể thấy, đây là quy định thể hiện rõ nét vai trò của việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi, Nhà nước muốn các doanh nghiệp quy động được nguồn tiền “sạch” từ các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân khác với mức lãi suất thấp, tiệm cận với lãi suất công bố của ngân hàng Nhà nước. Co như thế mới được hạch toán vào chi phí được trừ.
Tuy vậy, với điều kiện kinh tế hiện nay việc doanh nghiệp được vay vốn thường rất khó khăn, các tổ chức tín dụng phải e vè trước những doanh nghiệp vì muốn tránh tình trạng nợ xấu. Cùng với đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô sản xuất không lớn thường khó tiếp cận được nguồn vốn này. Vì vậy, buộc họ phải tìm đến các tổ chức, cá nhân khác vay với mức lãi suất cao hơn công bố của ngân hàng Nhà nước nhiều lần và như thế chi phí phải trả lãi tiền vay của doanh nghiệp này không thể xem là chi phí được trừ.
Việc quy định không được tính vào chi phí được trừ phần chi phí trả lãi tiền vay với phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Như vậy, với tình hình thực tế hiện nay thì rõ là chưa thõa đáng. Bởi, với thực trạng hiện nay thì việc vay vốn rất khó khăn, các tổ chức tín dụng phải xem xét rất kỹ các con nợ của mình trước khi quyết định cho vay nhằm tránh thấp nhất nợ xấu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm đến các tổ chức khác vay với lãi suất cao hơn nhiều lần so với quy định mà lại không được tính vào chi phí hợp lý. Điều này vô hình chung làm tăng thêm sự khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến hiểm họa phá sản. Tuy nhiên, đứng góc độ của các nhà làm luật là hợp lý, vì như vậy sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp kê khai khống để trốn thuế.
Giải pháp được đưa ra là cần có một điều khoản thông thoáng hơn để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Như vây, có thể nâng mức chi phí trả lãi suất của doanh nghiệp ở các tổ chức lên 180% so với lãi suất công bố của ngân hàng. Như thế, nếu giải quyết được vấn đề lãi suất nhưng cũng phải hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế.