Không gian kì ảo

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ xv đến thế kỉ xix) (Trang 69 - 77)

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không nhân vật nào không có nền cảnh tồn tại của nó. Trong các tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian được tạo dựng là hình tượng không gian. Vì thế, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hiện tượng. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: "không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật được cụ thể …"[21;160]. Nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều – thấp, rộng – hẹp, xa- gần, sâu - cạn … gắn với cảm thụ về không gian của con người.

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.

"Không gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng”[21;160]. Vì vậy, ta không thể quy về không gian địa lý hay vật chất được. Trong tác phẩm, ta thường bắt gặp sự miêu tả về con đường, căn nhà, dòng sông… Nhưng bản thân các sự vật chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như tính loại hình của các hiện tượng nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là phương diện quan trọng của thi pháp học hiện đại. Nó là phương diện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, đồng thời cũng là "cánh cửa" để qua đó người đọc hiểu hình tượng và tư tưởng được tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Người phương Đông, họ coi cái chết và cái sống chẳng qua là hai mặt của đời sống, chết chẳng qua là sự tiếp nối của sự sống ở một thế giới khác, dưới một hình thức khác. Thế giới của người sống và người chết, cõi dương và cõi âm vẫn có sự tương thông, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau mà sứ giả của chúng thường là những vị thần tiên, ma quỷ, đạo sỹ, thầy pháp, chân nhân hay những người được chọn lựa khác. Quan niệm ấy thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học trung đại, đặc biệt là các truyện truyền kì.

Như vậy, không gian nghệ thuật như là một trong những phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ. Là “sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”, không gian nghệ thuật biến thiên do nhiều nguyên nhân; trong đó giữ vai trò quyết định vẫn là quan niệm nghệ thuật về con người. Hệ thống nhân vật kì ảo trình bày trên đây cũng đã chi phối đến việc xây dựng không gian nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua những bình diện sau:

2.3.1.1. Không gian phi thực

Không gian phi thực là những không gian nghệ thuật không tồn tại trong thực tế. Đó là một thế giới mà bản nguyên của chúng chỉ có trong thần thoại, cổ tích với những biểu hiện cụ thể như thiên đình, âm phủ, thủy cung, tiên cảnh…Tư duy cổ đại không tách con người ra khỏi tự nhiên. Vì vậy mà có sự nhân hóa tự nhiên, so sánh ẩn dụ, thậm chí là có sự đồng nhất giữa tự nhiên và những vật thể văn hóa. Ở những thể loại sáng tác dân gian với mục đích chính là nhân cách hóa môi trường tự nhiên bao quanh mình, yếu tố thần

kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ. Chính vì thế, không gian nghệ thuật trong thần thoại, cổ tích thường có tính chất linh thiêng. Những đặc trưng này chúng ta cũng có thể rõ trong văn xuôi trung đại.

Loại không gian thứ nhất được các tác giả khai thác là không gian thiên đình. Đây là không gian do con người tưởng tượng (bên ngoài thế giới trần tục) nhằm cổ vũ con người làm điều thiện. Không gian này được khắc họa theo hình mẫu xã hội loài người. Chung quanh thế giới đó, “có những bức tường bọc bao quanh, có những tòa lầu, điện ngọc, ánh sáng vằng vặc như ban ngày. Sông Ngân bến Sao ôm ấp đằng trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da”(Truyền kì mạn lục)

Chức năng của thiên đình là trông coi mọi hoạt động của các thế giới, do vậy ở đây, kỷ cương phép tắc nghiêm minh. Trên thiên đình có tòa tích đức dành cho những con người khi sống giàu lòng yêu thương đồng loại; có tòa thuận hạnh dành cho những người hiếu thuận, biết che chở cho nhau trong lúc khó khăn; có tòa nho thần dành cho bề tôi tận trung với nước. Các tòa sở đặt ra trên thiên đình là nơi ở tương lai cho con người sống ở trần gian chăm làm điều thiện, sống đúng theo những quy tắc đạo lý, chuẩn mực đạo đức, khi thác đi linh hồn sẽ được siêu thoát lên cõi phúc, được phong thần hưởng lộc. Không gian này thể hiện trong những tác phẩm như Hiếu đễ nhị thần ký, Dương phu truyện –Thánh Tông di thảo, Phạm Tử Hư du thiên tào lục – Truyền kì mạn lục, Vân Cát thần nữ, Bích Câu kỳ ngộ -Truyền kì tân phả…

Bên cạnh không gian thiên đình là không gian âm phủ. Trái với thiên đình là nơi dành cho ngững con người chí thiện, âm phủ lại là nơi xét xử những kẻ làm điều ác khi sống ở nhân gian. Thế giới này cũng được mô phỏng theo thế giới của xã hội loài người. Dưới âm phủ cũng có nhiều tòa lâu đài, cung điện nguy nga. Các tòa sở bao bọc bởi thành cao vách sắt, đặt vạc

dầu sôi, có lính mặc áo giáp, đội mũ sắt, một kiểu kiến trúc của những trại giam.

Những người bị xét xử ở âm phủ gồm những kẻ có thế lực với tội danh như “kết bạn thì mây mưa tráo trở”,”cư tâm thì yêu quái ghê gớm”, “chiếm ruộng”, “giết hại mạng người”, “vu oan giá họa”… Hoặc là những kẻ vi phạm đạo đức xã hội mà tội danh của chúng “bất mục với anh em, chẳng hòa với dòng tộc, chữa lại chúc thư để chiếm đất, khiến người ta không đất cắm dùi”. Âm phủ còn xét xử cả những kẻ dâm đãng, mới lên quan mà đã vào cõi dục. Hình phạt đối với những người mắc các tội danh trên là lấy roi đánh cho tuốt xương, cách chức đem giam vào ngục tối, lấy dao rạch bụng moi gan, hoặc lấy dây da chít chẹt đầu, lấy dùi lửa đóng vào chân, cho chim cắt mổ ngực, cho rắn độc cắn vào bụng, không cho đầu thai sang kiếp khác. Còn đối với những kẻ đi xâm lược, tội trạng của chúng chồng chất như núi, nhưng chưa có một hình thức nào xét xử những kẻ xâm lược đó. Chúng không những quấy phá trên trần, sau khi tử trận đã hưng yêu tác quái trong dân gian. Dưới âm phủ, vua Diêm vương đã xử viên tướng họ Thôi tội danh: “tranh chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quan chức dối lừa, làm trò phản ngược, bưng bít thượng đế, tác quái hưng yêu”(Tản Viên từ phán sự lục – Tryền kì mạn lục). Hình phạt đối với loại này là “sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, nhét khẩu gỗ vào miệng, đưa giam vào ngục cửu u”. Có thể nói việc xét xử dưới âm phủ rất nghiêm minh. Mọi loại tội phạm đều bị nghiêm trị. Mộc miên thụ truyện, Tản Viên từ phán sự lục, Xương Giang yêu quái lục – Truyền kì mạn lục, Ngọc thân ảo hóa –Việt Nam kì phùng sự lục… là những tác phẩm thể hiện rõ nhất loại không gian này.

Cùng với không gian thiên đình là không gian thủy cung. Không gian này cũng được khắc họa theo hình mẫu thế giới con người, với chủ nhân là các loài thủy tộc. Ở thủy cung cũng có các cung gấm đài dao, nguy nga lộng

lẫy. Đây là nơi ở của vua Thủy tề và cũng là nơi ở của bà Long phi – phu nhân của Nam Hải Long Vương. Chức năng của thủy cung, trước hết là trừng trị những viên lại quan mắc tội dâm đãng, không lo diệt trừ tai họa cho dân. Thủy cung là nơi cứu vớt những kẻ thác oan. Chàng họ Phan khi sống đã làm một việc thiện là không giết rùa mai xanh, bị chết đuối ngoài biển, chàng đã được cứu vớt. Thủy cung còn là nơi trông coi số mệnh con người. Trong Trần nhân cư thủy phủ, ông tổ tam đại của anh học trò đã tiết lộ cho anh biết về số mệnh của chính bản thân anh: “Lìa trần ba năm, cưới vợ thủy phủ. Rễ tội đã trừ, hoàn hồn như cũ. Tuổi ba mươi tám, mới được thành danh. Đầy sân lan quế, phúc trạch còn dành”. Nàng Vũ Thị Thiết đã phải nhảy xuống sông tự tử vì tính ghen tuông nghiệt ngã của người chồng. Chư tiên trong thủy cung thương nàng vô tội, rẽ một đường nước cho nàng khỏi chết. Ngoài tác phẩm

Nam Xương nữ tử lục – Truyền kì mạn lục, người đọc còn có thể khám phá

loại không gian này trong Nhị thần nữ truyện, Ngư Gia chí dị - Thánh Tông di thảo, Long đình đối tụng, Hải khẩu linh từ lục – Truyền kì tân phả …

Không gian tiên cảnh là không gian mà con người thường ao ước được đặt chân đến khám phá. Cảnh tiên là một loại thế giới cực lạc, được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người. Đó là một thế giới bồng bềnh, ẩn hiện hư ảo, tạo không khí huyền diệu cho truyện, chủ yếu là những hang động, do con người tưởng tượng ra như núi Phù Lai, động tiên thứ 6 bồng bềnh ở ngoài biển cả, như núi La Phù tan hợp theo gió mưa, hoặc như các ngọn Bồng Lai co duỗi theo với sóng gợn.

Không gian tiên cảnh được quan niệm là một không gian lí tưởng. Ở đó có các hội hè vui chơi, những nghi thức long trọng, các loại cỗ bàn cùng các thứ của ngon vật lạ mà trần gian không bao giờ có được. Và không phải ai cũng được sống trong không gian này. Tiên cảnh chỉ dành cho những người khi ở trần thế suốt đời chăm lo gây trồng cây đức, hoặc những người thanh

bạch, vì chán sự đời mà lên với cõi tiên, chẳng hạn trong Từ Thức hôn tiên lục, Lãng bạc phùng tiên, Bích Câu kỳ ngộ…

2.3.1.2. Không gian mộng ảo

Con người lạc vào trong giấc mộng tìm kiếm được tri âm, tri kỉ và được sống một khoảng thời gian rất đẹp nhưng khi tỉnh mộng thì tất cả không còn nữa. Hoa quốc kì duyên trong Thánh Tông di thảo là một ví dụ điển hình, trong truyện mộng và thực đan xen vào nhau làm tăng thêm màu sắc huyền ảo, bí ẩn. Hay chàng thư sinh Hà Nhân trong Tây viên kì ngộ kí quên cả học hành, sống với hồn hoa nàng Đào nàng Liễu ở Trại Tây, khi tỉnh táo trở lại chỉ thấy mấy loài hoa nơi vườn hoang. Giấc mơ thường đưa con người vào một thế giới phi thực, ở đó họ tiếp tục thực hiện những giấc mộng đời hư ảo để rồi khi tỉnh ra, đối diện với thực tế phũ phàng lại bàng hoàng tiếc nuối, thất vọng vì thế càng chìm sâu hơn vào những bi kịch tinh thần, nhiều lắm cũng chỉ giải quyết được những bế tắc trong cuộc sống theo những cách thức đầy tính siêu nhiên mà thôi.

Khi đi vào thế giới kì ảo trong mộng, nhân vật đã thực hiện một cuộc chu du trong tâm tưởng để đến với một miền đất đầy bí ẩn, mới lạ nhưng cũng hết sức chân thực, sinh động bởi đó là một thế giới nơi cái thực được hư hóa, cái hư được thực hóa. Có thể là những tâm trạng, hồi ức, ước muốntất cả đều được thực hóa hoàn toàn trong cõi mộng. Chàng Chu Sinh mục đích đến Hoa quốc là để thực hiện mối duyên với công chúa bướm theo lời hẹn ước của cha mẹ. Do đó chàng đã lạc vào cõi mộng và những ngày đi lại với thần chàng không ăn gì mà vẫn có cảm giác no say. Và cuối cùng chàng đã từ bỏ tất cả bổng lộc của triều đình, chức tước, để trở về hòa nhập thế giới thần tiên trong cõi mộng. Nơi đó có ngôi vương, có vợ đẹp con ngoan đang đợi chàng. Con người dường như quá khát khao hạnh phúc trong cõi mộng nên sẵn sàng

đánh đổi mọi thứ, kể cả cuộc sống của họ nơi thế giới trần tục này.(Hoa quốc kì duyên, Mộng ký – Thánh Tông di thảo)

Thế giới kì ảo trong mộng là môi trường lí tưởng để con người trở về với cái tôi đích thực của mình. Bằng việc sử dụng giấc mơ, tác giả đã thực hiện những cuộc du hành vào các mạng mạch của lí trí, tư duy từ đó tạo dựng không khí huyền ảo, li kì cho tác phẩm. Một khi ngòi bút nhà văn hướng ra bên ngoài thì cũng là do sự thôi thúc từ thế giới bên trong. Đây là một sự nối dài, nới rộng không gian hiện thực, nhờ đó mạch truyện phát triển tự nhiên, không bị đứt gãy, lưu giữ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Có thể xem giấc mơ như là tấm bản lề khép mở hai không gian mộng – thực. Và cõi mộng là thế giới lí tưởng mà trong cuộc đời thực nhân vật khó hoặc không bao giờ đạt tới. Thế giới kì ảo trong mộng thường gắn với những bậc minh quân, nho sinh, hiền sĩ… Phần lớn các nhân vật xuất hiện để làm chức năng báo mộng đều ít nhiều mang tính chất siêu nhiên. Họ là các thần linh, thần nhân, dị nhân, đạo nhân, ma quỷ… tuyệt nhiên không có bóng dáng người thường. Chẳng hạn, hồn cô gái hiện về trong giấc mộng của quan trường xin cho chàng Sinh thi đỗ (Báo ân tháp – Lan Trì kiến văn lục), thần hiện lên trong giấc mộng của Trần Bá Kiên cầm dao rạch bụng rửa sạch ruột anh để học hành sáng suốt hơn (Mộng lạ Trần Bá Kiên – Thính văn dị lục), hay hai ông cử họ Nguyễn và họ Trần đi thi mộng thấy được thần đọc đầu đề bài phú (Kỳ mộng – Lan Trì kiến văn lục)… Chuyện thường kết thúc theo kiểu “nằm mộng ứng nghiệm”, “âm báo dương phù” – thế giới siêu nhiên thông linh và chi phối mạnh mẽ đời sống con người. Sự kiện xảy ra trong truyện thường ở hai thời điểm: quá khứ hoàn thành và nhiều nhất là một tương lai có tính chất dự báo. Cuộc sống hiện tại với những sinh hoạt tâm lí thường hằng của con người ít được đề cập đến. Con người trần thế dường như thụ động hoàn toàn

trước sự chi phối của các thế lực siêu nhiên và những gì diễn ra trong thế giới kì ảo ấy.

2.3.1.3. Không gian thần bí

Loại không gian này tồn tại song song với không gian trần thế, vừa thực vừa ảo. Về mặt hình thức, không gian này không được kiến tạo bằng các lâu đài đồ sộ, cung điện nguy nga nhưng lại được xem là nơi để cho các loại phi vật thể và vật thể được nhân cách hóa có quyền phát ngôn tự do, tranh biện về đạo lý ở đời. Không gian này xuất hiện với tư cách một diễn đàn được thể hiện ở các truyện như Lưỡng Phật đấu thuyết kí - Thánh Tông di thảo, Đông triều phế tự lục - Truyền kì mạn lục, Việt Nam kì phùng sự lục…

Không gian này là chính những đình chùa, miếu, đền, nơi thờ thần phật, ma quỷ, thậm chí “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Mọi thực thể sống đều có linh hồn. Linh hồn sống trong một ngôi nhà nhỏ đặc biệt và không bao giờ chết. Khi con người từ giã cõi trần, linh hồn thoát ra khỏi cơ thể và đến trú ngụ tại một ngôi nhà khác – nấm mộ. Với người xưa không

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ xv đến thế kỉ xix) (Trang 69 - 77)