Nhân vật kì ảo

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ xv đến thế kỉ xix) (Trang 49 - 50)

Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả ma quỷ, thần linh, đồ vật hay các con vật đi chăng nữa, văn học đều thể hiện con người và tất cả những gì thuộc về con người.

Cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”; “nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách” [1; 242-243]; “Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tại của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện...”[21;236]. Nhân vật luôn là trung tâm của các sáng tác văn học, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó và về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc đi vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Nhân vật văn học rất đa dạng về loại hình. Nếu xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nếu xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể nói tới nhân vật chính diện, nhân vật phản

diện, nhân vật lí tưởng… Nhìn chung khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên cơ sở khả năng phản ánh hiện thực của chúng và ý đồ tư tưởng của nhà văn. Những tác phẩm văn xuôi trung đại đặc biệt là những tác phẩm truyền kì thường gắn với yếu tố kì ảo, do đó thế giới nhân vật trong các tác phẩm cũng mang đậm dấu ấn của sự kì lạ, khác thường.

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ xv đến thế kỉ xix) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)