Các quan điểm phân loại nhân vật nói chung

Một phần của tài liệu con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 (Trang 26 - 27)

6. Cơ cấu luận văn

2.2.1. Các quan điểm phân loại nhân vật nói chung

Xét ở phương diện nội dung tư tưởng có thể chia ra: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật trung gian.

Nhân vật chính diện còn gọi là nhân vật tích cực, là loại nhân vật mang quan điểm, tư tưởng, lý tưởng đạo đức tốt đẹp của một thời đại và tác giá. Là nhân vật đại diện cho những gì tốt đẹp nhất, là tấm gương về phẩm chất cao đẹp của một thời đại được đề cao.

Nhân vật phản diện còn gọi là nhân vật tiêu cực, là loại nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, trái với những gì tối đẹp. Đó là những nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác cần lên án và phủ định.

Nhân vật trung gian còn gọi là nhân vật đứng giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật này có thể tốt lên hoặc xấu đi tùy theo sự tác động của hoàn cảnh.

Xét về phương diện kết cấu - cốt truyện có thể chia ra: nhân vật chính nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt xuất hiện trong tác phẩm, là nhân vật được khắc họa một cách đầy đặn trong các phương diện chân dung, tính cách, quá trình. Nhân vật chính là người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài và bộc lộ chủ đề, tư tưởng, cảm hứng của tác phẩm,

Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất trong tác phẩm có nhiều nhân vật. Nhân vật chính là nhân vật trung tâm có ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm, là nơi tập trung mọi mâu thuẫn chủ yếu nhất, những vấn đề trung tâm của tác phẩm.

Nhân vật phụ là nhân vật trong các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không thể thiếu được trong tác phẩm văn học.

 Xét từ gốc độ thể loại có thể chia ra: nhân vật tự sự, nhân vật kịch và nhân vật trữ tình.

Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ...,

Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch vì kịch viết để diễn, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung

đột căng thẳng nhất. Do đó nhân vật kịch giàu kịch tính góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch.

Nhân vật trữ tình là nhân vật dược xuy dựng theo phương thức ỉn? tình;; trực tiếp thể hiện cảm xúc, ý nghĩa cua tác phẩm. Nhan .vật trữ tình' thường xuất hiện dưới dạng phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ nữ lình tùy bút, bút ký... nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình và thường được gọi là “Cái tôi trữ tình”.

 Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật có thể chia nhân vật ra ba mức độ: nhân vật, tính cách, điển hình.

Nhân vật là người, vật được mô tả trong tác phẩm có thể thoáng qua, có thể rất đậm nét.

Tính cách là nhân vật đã được khắc họa có chiều sâu với những đặc điểm, tâm lý, diện mạo tương đối rõ nét, đủ định hướng để nhận ra đặc điểm của nhân vật đó. Thuật ngữ “tình cách” cũng có khi được dùng với nghĩa là một phương diện quan trọng của nhân vật để phân biệt với các phương diện khác như chân dung, ngoại hình. Tính cách đó đạt đến mức độ thật sâu sắc thì đó là điển hình. Chỉ trong những tác phẩm xuất sắc mới có những tính cách đạt đến trình độ điển hình.

Xét từ góc độ đặc điểm nghệ thuật của nhân vật có thể chia ra: nhân vật tĩnh và nhân vật động, nhân vật mờ nhạt và nhân vật đậm nét

Nhân vật tĩnh là nhân vật hầu như không biến đổi về tính cách trong suốt tác phẩm, đặc điểm tâm lý ít ỏi chỉ tiêu biểu cho một đức tính hay một thói xấu của con người.

Nhân vật động là nhân vật biến đổi về tính cách, phong phú về đặc điểm tâm lý.

Nhân vật mờ nhạt là nhân vật có tính cách bằng phẳng, ít gây ấu tượng.

Nhân vật đậm nét là nhân vật có tính cách đầy đặn thường đem lại sự ngạc nhiên thích thú cho người đọc.

Một phần của tài liệu con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 (Trang 26 - 27)