6. Cơ cấu luận văn
3.2. ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT THA HÓA TRONG VĂN HỌC
3.2.1. Đặc điểm biểu hiện cua nhân vật tha hóa ở thành thị.
Nhân vật tha hóa thuộc tầng lớp tư sản, trí thức.
Viết về nhân vật tha hóa thuộc tầng lớp tư sản trí thức có lẽ Vũ Trọng Phụng là người tiêu biểu hơn cả. Ông có một tiểu sử khá đặc biệt. Cha mất khi vừa mới bảy tháng tuổi, người mẹ sống bằng nghề khâu vá thuê để nuôi con. Vì thế mười sáu tuổi ông đã phải lao vài cuộc sông bươn chải để nuôi thân và đỡ vực gia đình, rồi ông phải chống chọi với bệnh lao là một chứng bệnh nan y thời đó để rồi trút hơi thở cuối cùng vì bệnh tật và nghèo khổ ở tuổi đời hai mười bảy. Có thể nói ông đã mang nặng trong lòng ngay từ thuở thiếu thời toàn những căm hờn, thù ghét và buồn tủi ông nhận thấy mọi ngã đường sự nghiệp công danh của đời mình đều bị chặn lại một cách tàn nhẫn, một xã hội mà đồng tiền và sức mạnh thô bỉ của thực dân đã lấn át tất cả. Trong xã hội ấy những trò thối nát cứ diễn ra hằng ngày cứ như nhạo báng cái số phận đầy rủi ro của ông. Nhất Chi Mai khi đương thời đã cho rằng tư tưởng của ông hắc ám, nhỏ nhen, căm hờn. Để đáp lại, Vũ Trọng Phụng đã phải thừa nhận “hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà không đáng căm hờn?”[58].
Theo Trương Tửu trong lời nhận xét về Vũ Trọng Phụng: “là một người yêu đời, thèm biết và mến chuộng công lý - nhất là mến chuộng công lý. Cuộc đời mà ông nhìn thấy mâu thuẫn hẳn với linh hồn ông. Và đã nhiều lần ông tê tái trước cảnh trái mắt của xã hội, ông già trước tuổi... não trạng này chính thực ra chỉ là một biểu thị tự vệ của một lòng yêu đời nồng nàn và ngây dại... Trong cuộc sống cũng như trong văn chương ông luôn luôn sốt sắng tìm phương thuốc sau khi trình bày một căn bệnh của người đời...” [75].
Hơn thế nữa, Trương Tửu còn xác nhận: trước cái “cảnh đời ô trọc”, vốn là người “thèm biết” Vũ Trọng Phụng đã "chăm chỉ tìm nguyên nhân, sự sa ngã của những người tử tế” và thực tế thì ông đã “nhận thấy rằng sự sa ngã kia có hai nguồn gốc chính. Một là hạng người giàu sang trong xã hội được đủ quyền đễ gây ra nó. Hai là hạng người lầm đường muốn theo gót bả giàu sang để đến nỗi chóng mặt té nhào”. [75].
Như vậy Vũ trọng Phụng là người xác định được niềm tin tưởng và sự lý giải hiện thực xã hội của mình, quyết tâm cứu vớt sự sa ngã của “những người tử tế”. Vì vậy mà “Đời ông, trí não ông, ý nguyện ông, ngòi bút ông liền nhập làm một sức mạnh để đứng dậy cứu vớt”
những người tử tế khỏi sự sa ngã. Chúng ta đã thấy Vũ Trọng Phụng xây dựng một thế giới nhân vật tiểu tư sản trí thức trong tác phẩm số Đỏ [69], cho người đọc thấy sự “sa ngã” của họ và ông muốn cứu vớt họ như thế nào.
Nhân vật chính của tác phẩm là Xuân - thường gọi là Xuân tóc đỏ - làm nghề nhặt banh quần ở một hội quán thể thao. Hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi đã sống bằng đủ nghề “hạ lưu” (trèo me, trèo sấu, bán phá xá, nhật trình chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu...) và hấp thụ thứ luân lý bờ hè Hà Nội. Bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục, hắn lại được bà Phó Đoan, một me Tây góa dâm đãng đem “lòng thương” giới thiệu đến giúp việc ở tiệm may Âu hóa của Văn Minh cháu bà, chuyên may các “mốt” y phục “phục vụ phái đẹp trong cuộc Âu hóa”... Đồng thời hắn còn được giao việc luyện quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ. Và như vậy, Xuân bắt đầu dự một phần vào việc cải cách xã hội, có trách nhiệm về việc “xã hội văn minh hay dã man”. Có lần nhờ thuộc lòng những lời quảng cáo thuốc trước kia mà hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường thuốc”. Thế là “đốc - tờ Xuân”, “quản lý tiệm may Âu hóa”, nhà “cải cách xã hội”, “giáo sư quần vợt”... nghiễm nhiên gia nhập thượng lưu, giao thiệp với những họa sĩ như Typn, đốc - tờ Trực Ngôn, nhà chính trị bảo hoàng Giôdep Thiết, ông Phán dây thép mọc sừng.
Cô Tuyết, con gái út của cụ cố Hồng, em gái Văn Minh thì phải lòng Xuân, rủ hắn thuê buồng trên khách sạn Bồng Lai ở Hồ Tây. Rồi hắn được bà Phó Đoan nhờ làm người giáo dục cho cậu Phước “con giời con phật” của bà, được sư Tăng Phú mời làm cố vấn báo Gõ Mõ, cổ động cho việc chấn hưng đạo Phật... Trong không khí đầy sự giả trá đó Xuân được mọi người kính nể, sợ hãi. Sự ngây ngô của hắn được coi là sự nhã nhặn, hắn càng khinh người thì càng được kính trọng. Vợ chồng Văn Minh biết rõ lý lịch hèn hạ của Xuân thì ở vào tình thế “há miệng mắc quai”, còn phải tìm cách tô vẽ thêm cho Xuân để nếu còn có thể gả em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn. Và đến khi vô tình gây ra cái chết cho cụ tổ, cái chết mà tất cả con cháu cụ mong đợi, Xuân lại là có công lớn với mọi người.
Sau đó Văn Minh dẫn Xuân đi đăng ký làm tài tử quần vợt, tham gia giải vô địch nhân dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ nay mai. Anh chàng vị hôn phu của Tuyết bày mưu hại Xuân, nhưng Xuân biết được bèn tương kế tựu kế khiến cho hai đối thủ quần vợt lợi hại của hắn bị bắt trước hôm thi đấu. Thế là trước hai đức vua và các “quý quan” cùng hàng vạn công chúng Hà thành, Xuân được cử ra đọ tài với quán quân quần vợt Xiêm La. Cuộc đấu đang diễn ra sôi nổi, hồi hộp thì Xuân được lệnh phải thua vì “phải giữ mối thiện cảm của một nước lân bang” tránh thảm họa “núi xương sông máu” cho cả dân tộc.
Trên đường về Xuân đứng trên mui ôtô mà diễn thuyết thì rất hùng hồn, giải thích cho đám đông công chúng “ngu dại” rằng hắn đã chối từ danh vọng riêng để “cứu vãn” trật tự và hòa bình của Tổ quốc. Mọi người vỗ tay như sấm hoan nghênh mộ “bậc vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” vừa tránh cho nước nhà nguy cơ chiến tranh, Hắn được Phủ toàn quyền ân thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được Hội khai trí Tiến Đức mời vào hội và được cụ cố Hồng sung sướng tuyên bố gả cô Tuyết cho.
Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, số Đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rỏm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đả kích cay độc các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ giới” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống. Ngòi bút châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng cũng không quên đề cập đến phong trào “thơ mới” lãng mạn, khuynh hướng nghệ thuật “hũ nút” tới những tổ chức do thực dân đỡ đầu như Hội chấn hưng Phật giáo, Hội khai trí Tiến Đức, tới cả bộ máy chính quyền thực dân từ bọn cảnh sát tới quan phủ toàn quyện Thống sứ, vua ta, vua Xiêm cũng bị đưa lên cái sân khấu trò hề SỐ ĐỎ.
SỐ ĐỎ đã đưa ra một loạt chân dung biếm họa rất mực sinh động về gần đủ loại nhân vật tiêu biểu cho cái xã hội tư sản nhố nhăng đó Từ mụ me Tây đĩ thõa dơ dày đến cô gái mới lớn lãng mạn hư hỏng một cách có lý luận; từ ông chủ tiệm may làm “cách mệnh trong vòng pháp luật” bằng những mốt y phục phụ nữ tối tân đến nhà mỹ thuật hăng hái cổ động Âu hóa song cấm ngặt vợ con không được mặc tân thời; từ cụ cố Hồng hiếu danh, hủ lậu và đần độn đến ông Victo Ban - chủ khách sạn Bồng Lai kiêm vua thuốc lậu; từ đốc - tờ Trực Ngôn đồ đệ Phrơt đến nhà chính trị bảo hoàng Giô dép Thiết; từ bọn lang băm đến giới cảnh sát; từ nhà sư hổ mang cổ động chấn hưng đạo Phật đến đại diện Hội khai trí Tiến Đức vốn quý phái song “vẫn gá tổ tôm một cách bình dân”..,
Không phải chỉ do có “số đỏ” mà chính cái xã hội trưởng giả, trụy lạc và bịp bợm ấy đã tạo nên Xuân tóc đỏ.
Xuân tóc đỏ là một tính cách điển hình được hư cấu theo nghê thuật phóng đại. Hắn đã tiến lên trong xã hội tư sản bằng con đường gian trá, bịp bợm nhưng vốn được giáo dục bằng một nền luân lý bờ hè nên dẫu đã chui được vào thế giới thượng lưu, đạt đến danh hiệu “anh hùng cứu quốc” hắn vẫn có tác phong của một kẻ vô giáo dục, ngô nghê, bần tiện của
những năm tháng hàn vi, bợm bãi với đủ các nghề mạt hạng.... Xuân là một nhân vật phóng đại trong một xã hội phóng đại nhưng điều lý thú là đọc tác phẩm chúng ta không hề bị day dứt bởi câu hỏi chỗ này hay chỗ kia có lý hay không có lý. Bởi Vũ Trọng Phụng tài năng trong việc sử dụng biện pháp phóng đại một số nét bản chất của xã hội tư sản nên ta vẫn thấy màu sắc của cuộc sống hiện thực. Mối quan hệ bình thường của hiện thực bị phá vỡ ở một nhân vật phóng đại, nhưng tác giả đã đảm bảo tính nhất quán triệt để trong hành động của nhân vật.
Sau lời giới thiệu của Văn Minh rằng Xuân là một sinh viên trường thuốc thì Xuân chính thức bước vào xã hội thượng lưu. Tuyết một cô gái “mới” trăm phần trăm mê Xuân vì hắn là sinh viên trường thuốc và hơn thế nữa đã có công chữa khỏi bệnh cho cụ cố tổ bằng thuốc của đền thánh Bia. Rau thài lài + rau sam + nước ruộng nhiều người sống quanh Xuân đều rất phục hắn - yêu mến và kính phục đến mức lẫn lộn “sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn nên nó lại càng được yêu mến hơn”. Lão thầy bói cổ động cho Xuân “trúng như thần” về cái “Số Đỏ” lạ lùng của Xuân.
Nói đến Số Đỏ là nói đến Xuân tóc đỏ. Một nhân vật “chó nhảy bàn độc” (Dương Nghiễm Mậu) - nhân vật mà Vũ Trọng Phụng xây dựng bằng cả tâm huyết của mình. Từ một tên ma cà bông trèo me, hái sấu,thổi loa, bán thuốc lậu, chạy cờ hiệu, đi nhặt banh sân quần vợt, có truyền thống nhòm trộm chỗ kín của phụ nữ, vì “thương tình” bà Phó Đoan nộp phạt cứu ra khỏi nhà giam, chẳng bao lâu hắn đã “ưỡn ngực lên, tuyên bố: Tôi là một người dự một phần trong việc Âu hóa... một người cải cách xã hội... có trách nhiệm quốc dân văn minh hay là dã man”. Rồi hắn lại tiếp tục trở thành sinh viên trường thuốc, một nhà thể thao yêu nước, hy sinh vì đất nước, một anh hùng cứu quốc. Bằng xảo trá và đê tiện, hắn đã chui vào giới thượng lưu, vênh váo chiếm một vị trí trong tầng lớp này. Thực chất hắn chỉ rặt ăn may mà Vũ ngọc Phan cho rằng đó là một hiện tượng: “những thằng mèo đàng chó điếm cũng sống nghênh ngang”[23].
Giáo sư Hoàng Như Mai lại nhìn một cách hài hước: “Vũ Trọng Phụng cho Xuân Tóc Đỏ nhảy lên sân khấu xã hội hết sức ba que xỏ lá... không thông minh kiêu ngạo được như nhà triết học Đi-ô-gen. Vì nó chỉ là một thằng lượm banh, một thằng ma cô. Xuân Tóc Đỏ khạc nhổ bừa bãi vào các bộ mặt quý tộc và bọn này tranh nhau hưởng lấy đờm dãi của nó, vô cùng cảm kích được nó chiếu cố” [63 -Trang 132]. Xuân tồn tại một cách ngạo nghễ bởi hắn là “sư phụ” của cả bọn người chuyên sống bằng nghề lừa gạt, chôm chỉa trong cái xã hội nửa nạc nửa mỡ. Bởi hắn cũng lại là con bài để cái xã hội chó đểu ấy trừng phạt lẫn
nhau. Chính cái lố lăng, cái man trá, cái đểu của xã hội nửa Tây nửa ta đã dựng nên thằng Xuân Tóc Đỏ. Hắn là một “quái tượng” nhưng hắn lại ngang nhiên vào chốn thánh địa của giới thượng lưu. Bọn người ở đây lại ngơ ngẩn mà “đón rước” hắn như một vị thượng khách, đua nhau tặng cho hắn những vinh dự mà ngay một kẻ trong giới thượng lưu cũng không dám mơ tưởng đến. Hắn “khinh khỉnh” nhận lấy những vinh dự đó như là một kẻ đích thực được như thế. Lúc đầu thì hắn sợ nhưng khi hiểu được bản chất của bọn này rồi thì hắn làm càn, và khi đã đứng được trong giới thượng lưu rồi thì hắn càng làm càn hơn. Cái tội ấy như là một sự thách thức chống trả. Đó cũng là con đường đưa hắn đến sự tha hóa - tha hóa hoàn toàn về nhân cách.
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một loạt chân dung kí họa xuất sắc mà “tác giả của chúng ta tỏ ra nhạy bén nhất với cái nét thần của nhân vật đó là: dâm và đểu”. Xuân được giới thượng lưu mở cửa đón rước vào một cách trơn tru là nhờ cái dâm và cái đểu của hắn “cộng hưởng cùng với những cái dâm, cái đểu của xã hội”. Và có thể nói chính cái dâm và cái đểu của cả một xã hội là cơ sở để vận đỏ của một thằng ma cà bông đưa hắn đến vinh quang. Và như vậy ta thấy không chỉ là sự tha hóa của một mình Xuân Tóc Đỏ mà còn là sự tha hóa của cả một xã hội - xã hội thượng lưu tư sản.
Bên cạnh Xuân Tóc Đỏ là bà Phó Đoan có “đức thương người” đặc biệt là rất dễ đồng cảm với những kẻ có dính dáng đến sự dâm đãng. Nếu Xuân Tóc Đỏ vừa dâm và đểu thì bà Phó Đoan được Vũ Trọng Phụng cực tả là một con người cốt yếu là dâm bởi “ngứa ngáy xác thịt no nê” và vô công rồi nghề nên cũng rất dửng mỡ. Có thể nói bà là một mụ góa lố bịch. Lố bịch bởi cái ham muốn tình dục của bà cứ lồ lộ ra ngoài cùng với những lời rêu rạo về phẩm giá, về thủ tiết. Từ đầu đến cuối tác phẩm bà cứ nhí nhố, cứ lố bịch đến trơ trẽn, lộ liễu. Bà đỡ đầu cho Xuân cũng bởi biết rất rõ cái phần lí lịch trích ngang trong quá khứ của hắn: “từng khoét vách nhìn trộm bà bác đang tắm khi mới chín tuổi” và bị đuổi khỏi sân quần vợt vì một hành động vô giáo dục: bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô này thay thay váy để mặc quần đùi. Vì thế Xuân Tóc Đỏ được bà nộp phạt cứu khỏi nhà giam. Nhưng rồi vì còn phải bảo vệ “danh tiết” của người vợ luôn luôn thủ tiết thờ các ông chồng Tây của mình thì bà đã phải gởi tạm Xuân sang tiệm may Âu hóa của cháu bà - vợ chồng Văn Minh.... Bà từng huênh hoang: “Thôi! tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi nhất định thủ tiết với hai ông”.[69 - Trang 260 ].
Khi nghe Xuân yêu cầu tặng cho bà cái danh hiệu “tiết hạnh khả phong” thì bà cảm động đến đỏ bừng cả mặt mà “chỉ muốn nhảy lên hôn người tình đáng yêu và bí mật ấy”
nhưng không dám vì từ đây, bà bắt đầu trở thành “gương sáng cho các bạn gái soi chung”.[69 - Trang 265]
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì mụ Phó Đoan rất nhạy cảm với chuyện hiếp dâm, thoáng có ai nói chuyện hiếp dâm là sốt sắng hỏi ngay: “Đâu? Đâu?”. Bà là một thứ “dửng mỡ” của sự no nê ngứa ngáy, là người “đã trót hư hỏng một cách có tính cách khoa