Vai trò, chức năng của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực

Một phần của tài liệu con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 (Trang 28)

6. Cơ cấu luận văn

2.3. Vai trò, chức năng của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực

2.3.1. Vai trò, chức năng của nhân vật trong văn học nói chung

“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. [29- Trang 127]

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát quy luật của cuộc sống, của con người, xã hội. Nhân vật là phương tiện khái quát nghệ thuật. Nhân vật giữ vai trò nhân tố, yếu tố, thành tố quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó giữ vị trí trung tâm.

Nhân vật là vấn đề trọng tâm của sáng tác văn học,thể hiện đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử, sự phát triển, sự tiến bộ của văn học. Nhân vật thể hiện đặc trưng của cá thể các loại hình. các khuynh hướng, trường phái, phong cách, cá tính của từng tác giả. Nhân vật bao giờ cũng giữ vị trí quan trọng trong nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Đối tượng còn lại sâu sắc về tác phẩm thường thuộc về nhân vật.

Cảm xúc thẩm mỹ của nhà văn qua cuộc đời và số phận các nhân vật gắn liền với hệ thống các biến cố thể hiện trong tác phẩm. Hệ thống nhân vật là cơ sở vững chắc để phát hiện và khái quát đúng đắn, đầy đủ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Mỗi nhân vật thường gắn liền với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm. Như nói đến Nghị Hách (GIỎNG TỐ) là nói đến sự tàn bạo, đa dâm đến bỉ ổi - một biểu hiện của sự sa đọa, suy đồi đạo đức trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “Văn học là tâm huyết, là thứ tư tưởng nhiệt tình tự nó hiện hình thành những nhân vật đầy sức sống, tự nó đẻ ra những chữ có góc có cạnh, có hình có khối, có hơi thở phập phồng liên trang giấy”. [51 - Trang 106]

Timôpheep đã khẳng định vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học: “tính cách là ưu điểm độc đáo của nội dung trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật...”. Một mặt chúng ta đi từ tính cách đến cơ sở chủ đề - tư tưởng, tới những khái quát hóa và từ đấy đi tới thực tế hiện thực do nhà văn miêu tả, tức là đi tới tất cả các mặt chung của sự sáng tạo nghệ thuật và mặt khác chúng ta đi từ tính cách đến chỗ hiểu biết mọi phương tiện thể hiện nghệ thuật, tức là đi tới tất cả những mặt riêng biệt của sự sáng tạo nghệ thuật. Ở đây, về mặt thực tiễn chúng ta thực hiện nguyên tắc nghiên cứu văn học trên quan điểm nội dung thống nhất với hình thức.

Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, nhìn chung nhân vật bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng trong nội dung cụ thể của tác phẩm thì vị trí ấy càng trở nên đặc biệt quan trọng trong những tác phẩm ra đời ở thời đại chúng ta ngày nay. Goorki quan niệm nghệ thuật bắt đầu ở nơi mà người đọc quên mất tác giả, chỉ còn trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả đang trình bày trước người đọc. Khi nhắc tới tên một nhà văn, chúng ta nghĩ ngay đến những nhân vật do nhà văn sáng tạo ra.

2.3.2. Vai trò, chức năng của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực.

Thiếu Sơn trong bài “Nói chuyện tiểu thuyết” đã bàn về vấn đề tả thực trong văn học “Tả thực là đem những sự mắt thấy tai nghe cho vào văn chương sách vở. Nhà cổ điển chỉ tả những cái trừu tượng đại đồng của tâm giới. Nhà lãng mạn chỉ tả những mối tình cảm mơ màng của thi nhân. Còn nhà văn học tả thực thì chẳng chịu bỏ sót một cái gì mà không nói đến. Tâm giới cũng tả mà ngoại giới củng tả, cả những cái xưa nay người ta vạn chê là tầm thường thô tục không được nói vào văn học mà nay cũng thấy họ đem làm tài liệu cho văn chương” [60]. Và cũng với quan điểm ấy nhà phê bình đã bàn đến nhân vật trong văn học hiện thực “Trong phái tả thực có người chịu khó trà trộn vào những hạng người lao động, thợ thuyền, luẩn quẩn ở những nơi đầu đường xó chợ, cốt để tìm tòi học hỏi cho biết cái sinh hoạt của khắp các hạng người trong xã hội". Như vậy là nhân vật trong tác phẩm hiện thực theo Thiếu Sơn chính là “khắp các hạng người trong xã hội” mà chủ yếu là “những hạng người lao động, thợ thuyền”.

Thạch Lam với “Quan niệm trong tiểu thuyết” cũng đã khẳng định “tác giả phải lấy một bài học ở các việc trong đời chứ không được bắt buộc cuộc đời phải theo luận đề của mình định trình bày. Sự theo phục cuộc đời đó không bắt buộc tác giả phải ca tụng cái xấu, bởi vì trong người ta, cái xấu và cái tốt lẫn lộn, mà cái thiên chức của nhà văn, cũng như

các chức vụ cao qúy khác đều phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, nhiều thương yêu hơn.

Nhưng muốn bày tỏ gì mặc lòng, nhà nghệ sĩ trước hết phải làm thật đã. Sự thật bao giờ cũng giản dị và sâu Sắc”.

Ngược lại Khái Hưng đã kịch liệt phê phán chỉ trích các nhà văn hiện thực và nhân vật trong tác phẩm của họ “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời với những lúc sướng lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen tầm thường, cao thượng của đời, phải có những cái đáng thương, những cái buồn cười, những cái bực tức. Nếu là một nhà văn “xã hội” mình viết truyện “người mẹ” thì hẳn đã đổ lên đầu người đàn bà những cái nhục nhã, khốn nạn mà tác giả có thể tưởng tượng ra được. Nào thì hiếp, bị thù, chồng bị quan đánh, cường hào ức hiếp, mẹ bị đuổi, con bị bán, không còn thứ tội ác nào của nhân loại là tác giả có thể quên thuật ra, tả ra với những màu hết sức đen sạm” [37]. Nhấn mạnh hơn vào nhân vật trong sáng tác hiện thực Khái Hưng còn đay nghiến đến mức cho rằng “nhân vật trong tiểu thuyết của họ... giống như những nhân vật kỳ dị trong các kịch bản cổ”. Nhưng rồi kết thúc bài viết của mình Khái Hưng lại không thể phủ nhận “Mà tiểu thuyết thì không phải là bi kịch, cũng không phải là hài kịch. Tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết, chỉ là đời” [37]

Để trả lời cho một Trong các quan niệm tiểu thuyết kiểu của các nhà vãn lãng mạn ấy, đương thời Vũ Trọng Phụng - người đại diện cho các nhà văn hiện thực đã thẳng thắn tuyên bố “Thưa các ông, đó là chỗ bất đồng ý kiến giữa chúng ta. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. Cứ một chỗ trái ngược nhau ấy cũng đủ khiến chúng ta còn xung đột nhau nữa. Các ông muốn theo muốn theo tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực thành ra nguy hiểm vì sự thực mất lòng” [58]. Và nhà văn đã giải thích bằng chính thực tế của cuộc đời mình “Nguyên nhân nào đã dẫn tôi đến thể phóng sự? Năm 21 tuổi thể hiện trong tôi mội ý nghĩ …con người thường ngại nhìn vào những nỗi đau của người khác và luôn muốn gạt bỏ ra khỏi trí nhớ của mình những kỷ niệm buồn, như ở tôi, những hình ảnh thời kỳ thơ ấu. Tôi đã mang lấy nghiệp văn chương, và càng trưởng thành tôi càng cảm thấy trong xã hội nhiều nỗi đau dằn vặt con người trong thể xác và trong tâm hồn. Cái hố ngăn cách người giàu và người nghèo ngày càng rộng và sâu... Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những nỗi bất công, nhen lên trong lòng người những nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lội... Tôi

sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến những cái đau đó có thể hàn miệng, lên da” [59]. Tuyên bố như vậy là chính Vũ Trọng Phụng đã tuyên ngôn về quan điểm sáng tác của các nhà văn hiện thực mà chính ông là đại diện tiêu biểu. Là người thuộc tầng lớp dưới của xã hội, cái “sự thực” mà ông chứng kiên không gì mạnh mẽ bằng “những nỗi đau của xã hội” nó “diễn ra giữa bạch nhật, dưới thanh thiên”. Cũng giống như Lỗ Tấn, Vũ Trọng Phụng cũng mong muốn trở thành một “bác sĩ” chuyên chữa trị những căn bệnh về “tinh thần” cho con người - một căn bệnh còn cấp tính, nguy nan hơn những căn bệnh về thể xác bằng cách tìm những phương thuốc đặc trị để may ra có thể chữa được lành bệnh nhanh chóng.

Trong bài viết “Vũ Trọng Phụng và niềm phẫn uất không nguôi” giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh lý giải Vũ Trọng Phụng đã sống trong xã hội “chó đểu” và “vô nghĩa lý” thời Pháp thuộc “một xã hội đề ra vô vàn những kẻ thù bạo lực và đồng tiền biến xã hội thành một thứ sân khấu đại hài kịch để đóng những vai thật là nhố nhăng, bỉ ổi”, và “những trò thối nát ấy hàng ngày lại cứ diễu qua diễu lại trước mắt Vũ Trọng phụng để nhạo báng, cay độc cái số phận đầy rủi ro của ông: mồ côi, nghèo gia truyền (Ngô Tất Tố), thất nghiệp, ho lao nặng” và Vũ Trọng Phụng đã phải viết văn “viết lia lịa” để nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi vợ, nuôi thân khi mà “lưng không cúi xuống trang giấy, một tay giữ lấy cổ vội ngăn lại một cơn ho, một tay viết lia lịa hết trang này đến trang khác”. “Vậy thì mỗi dòng chữ viết ra đâu chỉ là chữ, đó còn là những lưỡi dao ném vào xã hội. Và những hình tượng vẽ lên đây chỉ là những sáng tạo văn chương. Đó còn là những cái đinh sắc nhọn - phải đóng đinh chúng nó lên, phải bêu chúng nó lên, những Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan, thầu khoán Khoát... cho thiên hạ muôn đời nguyền rủa”. [51 - Trang 106]

Như vậy theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhân vật tha hóa được ra đời trong một xã hội tha hóa, một xã hội độc ác, bất công, vô lý và “chó đểu” thời Pháp thuộc. Chính cái xã hội này đã đẻ ra biết bao nhiêu sự vô lý khác.

Vũ Trọng Phụng trong bài viết “Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm” đăng trên báo Tương Lai số ra ngày 23/03/1937 với lời lẽ thật sắc sảo, đanh thép đã khẳng định: “Riêng tôi, xã hội này tôi chỉ thấy là khốn nạn, quan lại tham những, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, mội tụi văn sĩ đầu cơ sảo quyệt mà cái sa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê,thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lội. Lạc quan được cho đời là vui, ta không cần cải cách cho cái xã hội chó đểu này là hay ho tốt đẹp rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đì đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý

tôi thế là giả dối, là tự mình lừa mình, và đi họa cho đời nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thật” [58].

Và sự thật thì thế hệ Vũ Trọng Phụng đã chạm trán với những sự kiện bi đát của cuộc đại khủng hoảng kinh tế với qui mô Thế giới (1929 - 1933), cuộc khủng bố trắng dã man chưa từng có của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng Việt Nam (1930 -1931) và thoái trào Cách mạng (1931 - 1933). Đó cũng là thời kỳ ở thành thị phong trào “Âu hóa” rầm rộ với các tệ nạn ăn chơi, đàng điếm, trụy lạc như “một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xứ ta. Bao nhiêu lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị cuốn trôi đi theo trận cuồng phong” [48]. Thực tại đen tối trong đó cái ác, cái xấu hoành hành khiến cho các nhà văn hết sức hoang mang càng thấm thía sự bị bóc lột vô nghĩa của con người trước số phận và rơi vào một tâm trạng phẫn uất, bi quan vô nghĩa lý.

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT THA HÓA TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

3.1. Đặc điểm chung của nhân vật tha hóa trong văn học hiện thực phê phán.

Các nhân vật tha hóa ở cả hai phạm vi xã hội thành thị và nông thôn đều có đặc điểm chung giống nhau: họ đều là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đang dần chuyển mình một cách đau đớn, nhục nhã sang hướng tư sản, một hướng tư sản kém lành mạnh nhất, què quặt nhất. Trong cuộc đổi thay này đã xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện khác trước phát triển. Đặc biệt là xã hội có sự xuất hiện và ngự trị trên ngai vàng của đồng tiền đã làm cho xã hội càng thêm thay đổi. Tình trạng bần cùng, phá sản, lưu manh hóa của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị và nông thôn trong những năm khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy họ đều phải dần “bán” đi nhân cách của mình để mà duy trì sự sống của chính mình. Nói cách khác, để tồn tại trong xã hội như thế họ đã trở thành tầng lớp bị tha hóa đến mức thành lưu manh hóa, hoặc bần cùng hóa, hoặc nhẹ hơn là trở nên nhỏ nhen, ti tiện, tính toán.

Xã hội Việt Nam trước năm 1945 là một xã hội ngột ngạt, bế tắc, đứng trước vực thẳm của chiến tranh. Xã hội ấy đe dọa con người, đe dọa cuộc sống con người và gây ra những bi kịch đau đớn, quằn quại trong tâm hồn người trí thức tiểu tư sản. Qua các sáng tác của mình Nam Cao đã kết án gay gắt cái xã hội thối nát ấy đã không cho con người sống cuộc sống của con người, đã tước đoạt mọi ý nghĩa của sự sống và phá hoại tình cảm đẹp đẽ trong quan hệ giữa người và người. Chính cái xã hội ấy đã bóp chết ước mơ, đã đẩy con người vào cảnh bần cùng không lối thoát.

Trong phần lớn sáng tác của mình Nam Cao đã vẽ lên hình ảnh tuyệt vọng của người trí thức tiểu tư sản nhưng thông qua đó ông muốn cho người đọc thấy được tình cảnh chung của cả xã hội trong bầu không khí ngột ngạt và đầy biến động lúc bấy giờ. Chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người rơi vào hoàn cảnh bi thảm, đi vào ngõ cụt của cuộc đời. Và không biết bao nhiêu con người vì thế đã phải quằn quại đau khổ rên la cho kiếp sống của mình. Nam Cao đã phải lên tiếng kết án xã hội đương thời một cách gay gắt: “chừng nào con người còn phải giành giật nhau từng miếng ăn, Chừng nào có một số người còn phải dẫm lên đầu người kìa để nhô lên thì loài người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ” [5].

Trong bức thư của Ănghen gửi cho Haccơnetx khi bàn về chủ nghĩa hiện thực, Ănghen đã nêu nhận xét về chủ nghĩa hiện thực như sau: “theo tôi ngoài chi tiết chân thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”.

Như vậy vấn đề quan trọng đầu tiên đối với chủ nghĩa hiện thực theo Ănghen là vai trò của hoàn cảnh trong tác phẩm. Và theo quan điểm duy vật lịch sử lý giải về tầm quan trọng của hoàn cảnh chính là quan hệ về chính trị, kinh tế và xã hội.

Hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước hết là hoàn cảnh sống khắc nghiệt tạo thành một áp lực thường xuyên với nhân vật. Nam Cao chỉ ra rất rõ sự quy định của hoàn cảnh đối với tính cách nhân vật. Vì thế tính cách của nhân vật trong sáng tác của Nam Cao không bao giờ phát triển ngoài môi trường sống của mình. Phần lớn các nhân vật đều nhận thức được cảnh ngộ riêng và sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh như một quy luật.

Một phần của tài liệu con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)