-Bước 1: GV hướng dẫn HS phương pháp làm bài ứng với mỗi dạng thông qua các graph hướng dẫn chung.
+ Dạng bài tập phân tích nguyên tố. + Dạng bài tìm CTPT dựa vào CTĐGN.
+ Dạng bài tìm CTPT hidrocacbon (ankan, anken, ankađien,ankin, benzen). + Dạng bài toán hỗn hợp các hidrocacbon (ankan, anken, ankin).
+ Dạng bài tìm CTPT HCHC có nhóm chức.
+ Dạng bài toán hỗn hợp (ancol, phenol, andehit, axit cacboxylic). - Bước 2: GV làm mẫu 1 bài thông qua 1 số ví dụ đã được trình bày ở phần 2.3.1
dưới dạng graph.
- Bước 3: GV cho bài tương tự (khoảng 2 bài), HS làm theo hướng dẫn của GV. - Bước 4: GV cho bài vận dụng, HS độc lập làm bài (thông qua phiếu học tập).
Phiếu học tập dạng bài phân tích nguyên tố
Phiếu học tập dạng bài tìm CTPT hidrocacbon (ankan, anken, ankađien,ankin, benzen)
Phiếu học tập dạng bài toán hỗn hợp các hidrocacbon (ankan, anken, ankin)
Phiếu học tập dạng bài tìm CTPT HCHC có nhóm chức
Phiếu học tập dạng bài toán hỗn hợp (ancol, phenol, andehit, axit cacboxylic)
2.4. MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG GRAPH VÀ SĐTD 2.4.1. Giáo án bài truyền thụ kiến thức mới
2.4.1.1. Giáo án bài “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ”
BÀI 21 CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
Học sinh biết:
– Biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ bằng các loại công thức. Biết được ý nghĩa của mỗi loại công thức.
– Thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ theo phương pháp phổ biến là dựa vào: * Phần trăm khối lượng các nguyên tố.
* Thông qua công thức đơn giản nhất.
* Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy. Học sinh hiểu:
– Để thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ ngoài việc phân tích định tính, định lượng nguyên tố, cần xác định khối lượng mol phân tử hoặc biết tên loại hợp chất… từ đó giúp xác định được CTĐGN, CTPT của hợp chất hữu cơ.
2. Về kỹ năng
Giải được một số dạng bài tập lập CTPT.
3. Trọng tâm bài
Thiết lập CT ĐGN và CTPT.
II. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, sử dụng graph và SĐTD
III. Kiểm tra bài cũ:
2/ Cho biết các biểu thức tính mC, mH, mN, %C, %H, %N, %O?
IV. Hoạt động dạy và học
- GV thiết kế SĐTD bài “Lập CTPT HCHC” trên giấy bìa cứng hoặc trên máy vi tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV dựa vào SĐTD đặt ra các câu hỏi liên quan.
-Bài học có mấy ý chính? Mỗi ý chính có những nội dung nào là quan trọng, cần nắm?
- Giữa C2H4 và CH2, công thức nào là CTĐGN, công thức nào là CTPT? Vì sao?
-GV yêu cầu HS rút ra khái niệm CT ĐGN và CTPT.
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS thiết lập từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận chung về các bước thiết lập CT ĐGN ( sử dụng phiếu học tập số 1).
-GV nêu các vd yêu cầu tính phân tử khối, hướng dẫn HS giải, HS rút ra CT tính dựa vào tỉ khối, tỉ lệ thể tích, công thức tìm M.
-GV yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN.
-GV nêu các vd vể lập CTPT dựa
HS dựa vào sơ đồ để phát biểu ý kiến -Có 2 ý chính:
+Tìm hiểu về CT ĐGN: định nghĩa và cách thiết lập CT ĐGN.
+ Tìm hiểu về CTPT : định nghĩa và cách thiết lập CTPT.
-CT ĐGN là CH2 vì tỉ lệ số nguyên tử C:H=1:2 là tối giản.
-CTPT là C2H4 vì tỉ lệ số nguyên tử C:H=2:4 là chưa tối giản (còn đơn giản được cho 2).
VA=kVB⇔ nA=knB
dA/B= MA : MB
M= m : n
vào % khối lượng các nguyên tố, tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy, dựa vào CTĐGN, GV hướng dẫn HS rút ra cách lảm bài. Tuy nhiên cần GV cần nhấn mạnh phương pháp nào là chủ yếu, cần nhớ nhất. (lập CTPT dựa vào CT ĐGN) (sử dụng phiếu học tập số 2).
Phiếu học tập số 1
VD1:Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %C = 40,00% ; %H = 6,67%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất của X.
VD2: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất Y cho biết %C = 65,75% ; %H = 15,07%, còn lại là nitơ. Lập công thức đơn giản nhất của X
Phiếu học tập số 2
VD1 : Phenolphlatein có phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt bằng 75,47%; 4,35% và 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphlatein bằng 318,0 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của phenolphlatein.
VD2: Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CH2O và có khối lượng mol phân tử bằng 60,0 g/mol. Xác định công thức phân tử của X.
VD3:Đốt cháy hoàn toàn 0,30 g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44 g CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của của 0,30 g chất A bằng thể tích của 0,16g khí oxi (ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất). Xác định CTPT của chất A.
VD4: Hợp chất Y chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam Y thu được 1,76g CO2 và 0,72g H2O. Tỉ khối hơi của Y so với không khí xấp xỉ 3,04. Xác định công thức phân tử của Y.
V.Củng cố:
– Khi biết được khối lượng (%khối lượng) các nguyên tố sẽ lập được CTĐGN. – Khi biết được khối lượng (%khối lượng) các nguyên tố, biết khối lượng mol phân tử sẽ lập được CTPT.
2.4.1.2. Giáo án bài “Anken” (phụ lục 9) 2.4.1.3. Giáo án bài “Ancol” (phụ lục 10)
2.4.2. Giáo án tiết luyện tập
2.4.2.1. Giáo án bài “Luyện tập ankin”
BÀI 33 LUYỆN TẬPANKIN
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin
- Học sinh làm được một số bài tập liên quan đến phản ứng đặc trưng của ankin.
- Học sinh phân biệt được các chất ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.
II. Phương pháp dạy học:
Hỏi đáp, sử dụng graph, thuyết trình
III. Đồ dùng dạy học:
Bảng tóm tắt các tính chất của anken và ankin, graph tóm tắt và graph giải trên bìa cứng hoặc trên máy vi tính.
IV. Kiểmtra bài cũ:
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho etylen, axetylen lần lượt tác dụng với H2 ( Ni;t0); ddBr2 dư; ddAgNO3/NH3 dư.
V. Họat động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:
GV chuẩn bị sẵn bảng tóm tắt, gọi HS lên bảng ghi bổ sung các phần còn trống.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất của ankin so với anken.
HS: ank-1- in có tham
gia phản ứng thế với ddAgNO3/NH3, còn anken thì không.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin
Anken Ankin Công thức chung CnH2n(n≥2) CnH2n-2(n≥2) Cấu tạo Giống nhau
-Hidrocacbon không no,mạch hở.
-Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết bội. Khác nhau -Có 1 liên kết đôi. -Có đồng phân hình học. -Có 1 liên kết ba. -Không có đồng phân hình học. Tính chất hóa học Giống nhau -Cộng hidro;cộng ddBr2; HX. -Làmmất màu ddKMnO4. Khác nhau Không có phản ứng thế bởi ion kim loại Ank – 1 – in có phản ứng thế bởi ion kim loại
Hoạt động 3 GV gọi HS nêu hiện tượng, giải thích, viết ptpư.
Hoạt động 4 GV gọi HS lên bảng thực hiện chuỗi phản ứng, các HS còn lại làm vào tập BT. Sau đó, HS nhận xét. Hoạt động 5 GV hướng dẫn HS đọc đề, xử lý các số liệu.Ở mỗi thí nghiệm, yêu cầu HS cho biết những chất nào tham gia phản ứng.
GV lưu ý HS: % về thể tích cũng bằng % về số mol.
Tính phần trăm theo khối lượng
2. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các ankan,anken,ankin
II. BÀI TẬP
Câu 1: Học sinh nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
Câu 2: Học sinh thực hiện chuỗi, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
Câu 3:Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư, thấy có 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên qua dd bạc nitrat trong amoniac thấy có 24,24g kết tủa.Tính % theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
- H2;t0,xt +H2; Pd/PbCO3 +H2dư;Ni; t0. +H2;Ni ANKAN ANKEN ANKIN
C2H2 + 2Br2→ C2H2Br4. C2H4 + Br2→C2H4Br2.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3→AgC≡CAg + 2NH4NO3. %VC3H8= 25%; %VC2H4= 41,33%; %VC2H2 = 33,67% %mC3H8 = 68,40%;%mC2H4 =17,99%;%mC2H2=13,61% Câu 6: C Câu 7:A
2.4.2.2. Giáo án bài “Luyện tập hidrocacbon thơm”(phụ lục 11)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này tác giả đã trình bày được các nội dung sau: -Tổng quan về phần hoá hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
- Nêu những định hướng thiết kế, nguyên tắc thiết kế, quy trình thiết kế.
-Thiết kế được 17 SĐTD cùng hệ thống câu hỏi dành cho đối tượng HS trung bình yếu ở các bài:
+Bài 20: Mở đầu về hoá hữu cơ (hình 2.1 và hình 2.2). +Bài 21: CTPT HCHC (hình 2.3).
+Bài 22: Cấu trúc phân tử HCHC (hình 2.4). +Bài 25: Ankan (hình 2.5). +Bài 26: Xicloankan (hình 2.6) +Bài 29: Anken (hình 2.7). +Bài 30: Ankadien (hình 2.8) +Bài 32: Ankin (hình 2.9). +Bài 35: Benzen và đồng đẳng (hình 2.10). +Bài 40: Ancol (hình 2.11 và 2.12) +Bài 41: Phenol (hình 2.13).
+Bài 44: Andehit và xeton (hình 2.14 và 2.15). +Bài 45: Axit cacboxylic (hình 2.16 và 2.17).
-Thiết kế được 86 graph (từ hình 2.18 đến hình 2.103 bao gồm graph hướng dẫn chung, tóm tắt bài toán, bài giải ứng với các dạng bài cơ bản từ bài “Mở đầu về hoá hữu cơ” đến bài “ Andehit-xeton-axit cacboxylic”.
+Tìm CTĐGN, tìm CTPT HCHC, ankan, anken, ankadien, ankin, benzen, ancol, phenol, andehit, axit cacboxylic.
+Tính %m, %V của 1 số bài toán hỗn hợp các hidrocacbon, toán các chất cùng dãy đồng đẳng kế tiếp nhau.
+Tìm m hỗn hợp,%m các HCHC có nhóm chức.
-Thiết kế 6 giáo án minh hoạ có sử dụng graph và SĐTD vận dụng trong tiết truyền thụ kiến thức mới và tiết luyện tập.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng graph và sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả học tập môn hóa học lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình, yếu.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM
Học sinh trung bình, yếu lớp 11 ban cơ bản, tổng số 588 HS, 6 lớp thực nghiệm, 6 lớp đối chứng thuộc các trường trên địa bàn TP HCM.
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng Số tt Lớp thực nghiệm – đối chứng Lớp thực tế Số học sinh
Giáo viên giảng dạy 1 TN 1 11A2 (PTDL Hermann Gmeiner) 47
Hồ Minh Trang 2 ĐC 1 11A3 (PTDL Hermann Gmeiner) 49
3 TN 2 11A6(PTDL Việt Âu) 48
Hồ Minh Trang 4 ĐC 2 11A5(PTDL Việt Âu) 48
5 TN 3 11A2 (PTDL Việt Âu) 49
Nguyễn Công Tuấn 6 ĐC 3 11A3 (PTDL Việt Âu) 52
7 TN 4 11A9 (THPT Nam Hà) 49
Đặng Ngọc Mai 8 ĐC 4 11A10 (THPT Nam Hà) 49
9 TN5 11A11(THPT Củ Chi) 49 Mai Hồng Trang 10 ĐC5 11A12 (THPT Củ Chi) 51
11 TN6 11A4 (THPT Củ Chi) 50 Mai Hồng Trang 12 ĐC6 11A5(THPT Củ Chi) 47
Σ 12 588 4
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
Bước 1:Soạn các tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn, bao gồm: −Các hoạt động dạy học có sử dụng graph và SĐTD cùng hệ thống các câu hỏi. −Các giáo án thực nghiệm:
Bài 21: Công thức phân tử HCHC Bài 25: Ankan
Bài 33: Luyện tập ankin
Bài 40: Ancol
Bài 44: Andehit-Xeton.
−Phương tiện dạy học cần thiết cho mỗi bài dạy. −Các đề kiểm tra.
Bước 2:Gặp gỡ, trao đổi với GV thực nghiệm về giáo án và cách tiến hành.
Bước 3:Tiến hành giảng dạy ở các lớp thực nghiệm (bảng 3.1) theo các giáo án đã
thiết kế.
Bước 4:Kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập của HS thông qua: −6 bài kiểm tra (3 bài kiểm tra 1 tiết, 3 bài kiểm tra 15 phút)
+ Kiểm tra lần 1 bài “Công thức phân tử HCHC” 15 phút (phụ lục 3) + Kiểm tra lần 2 bài “Ankan” 15 phút (phụ lục 4)
+ Kiểm tra lần 3 bài “Ancol”15 phút (phụ lục 5)
+ Kiểm tra lần 4 chương hidrocacbon 1 tiết (phụ lục 6)
+ Kiểm tra lần 5 chương dẫn xuất halogen – ancol – phenol 1 tiết (phụ lục 7) + Kiểm tra lần 6 chương andehit – xeton – axit cacboxylic1 tiết (phụ lục 8)
−Khảo sát ý kiến HSvề hiệu quả của tiết học thực nghiệm và mức độ yêu thích của các em đối với các tiết học đó (phụ lục 1).
Bước 5:Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm.
Phương pháp phân tích kết quả định tính
−Sau khi đã thực hiện giảng dạy ở lớp TN, tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến của HS các lớp này.
−Thống kê tần số các ý kiến của HS, tính mức độ trung bình cho từng ý kiến; tổng hợp các suy nghĩ, cảm tưởng của các em sau khi tham gia thực nghiệm, từ đó đánh giá một cách định tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
Phương pháp phân tích định lượng
−Kết quả xử lý thực nghiệm sẽ được trình bày tổng hợp qua mỗi lần kiểm tra. −Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự:
1. Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích, bảng phân loại điểm số của HS.
3. Vẽ biểu đồ phân loại điểm số của HS. 4. Tính các tham số đặc trưng.
* Trung bình cộng (x): Điểm trung bình cộng phần nào cho phép đánh giá xem hiệu quả giảng dạy của lớp nào cao hơn. Điểm trung bình cộng được tính bởi công thức:
ni : tần số của các giá trị xi
n: tổng cuả n1 + n2 +…+ nk
* Phương sai (S2)và độ lệch chuẩn (S): đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
* Hệ số biến thiên (V): Cho phép so sánh mức độ phân tán của số liệu. V càng nhỏ thì độ tin cậy càng cao. Lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn.
* Sai số tiêu chuẩn (m): khoảng sai số của điểm trung bình cộng.
Giá trị sẽ dao động trong khoảng
5. Kiểm định giả thuyết thống kê: Khi đã xác định lớp TN có điểm trung bình cộng cao hơn lớp ĐC và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp ĐC, vẫn chưa thể kết luận hiệu quả của phương pháp giảng dạy. Để kết luận sự khác biệt về kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa hay không, ta dùng phép thử Student theo các bước:
−Đặt giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa hai giá trị điểm trung bình cộng của lớp TN-ĐC là không có ý nghĩa”.
−Xét đại lượng kiểm định t theo công thức: 2 1 1 2
1 2 n .n x -x t= . s n +n Trong đó 1 12 2 22 1 2 (n -1)s +(n -1)s s= n +n -2 n , n2 1: số HS của lớp TN, ĐC ∑ = = + + + + + + = k i i i k k k x n n n n n x n x n x n x 1 2 1 2 2 1 1 1 2 2 ) ( 1 1 ∑ − − = n x x n S i i 1 ) ( 2 − − = ∑ n x x n S i i % 100 × = x S V n S m= / x x±m
2
x , x1: trung bình cộng lớp TN, ĐC 2 2
2 1
s , s : phương sai của lớp TN, ĐC
−Tìm giá trị tới hạn tα trong bảng phân phối t ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = n1+n2- 2.
−So sánh, kết luận:
+ Nếu t ≥ tα thì bác bỏ giả thuyết H0 , tức sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa, khẳng định hiệu quả của phương pháp giảng dạy.
+ Nếu t < tα thì chấp nhận giả thuyết H0, tức sự khác biệt giữa 2 nhóm là chưa đủ ý nghĩa, phương pháp giảng dạy chưa thực sự hiệu quả.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.4.1.Kết quả định lượng 3.4.1.Kết quả định lượng
Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cho HS các lớp thực